Số tiền này sẽ được trích một phần để thuê bảo vệ trông coi, ngoài ra dùng tu sửa nhà xe hàng năm.
Theo ông Thụ, năm học 2018-2019, Trường THCS Hưng Tây có 50 học sinh không đóng các khoản học phí, tiền gửi xe đạp. Sau 3 lần gửi giấy thông báo cho phụ huynh nhắc nhở, đến cuối năm học này vẫn còn 30 em chưa nộp nên nhà trường đã mời học sinh lên để viết báo cáo.
![]() |
“Giấy báo nợ” của học sinh vì nợ nhà trường 162.000 đồng tiền giữ xe |
“Nếu học sinh có chế độ miễn giảm hoặc hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng nộp thì gia đình có thể báo cáo để nhà trường và cấp trên xem xét miễn. Đó là sai sót của cha mẹ không phải sai sót của học sinh. Việc nhà trường bắt các em viết giấy báo nợ là không nên. Tôi đã nhắc nhở thầy hiệu trưởng rút kinh nghiệm”, ông Thụ nói thêm.
Liên quan đến vấn đề này, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An ông Nguyễn Trọng Hoàn cho biết, sự việc xảy ra ở Trường THCS Hưng Tây là do một số phụ huynh chưa thực hiện nghĩa vụ nộp học phí và phí gửi xe đạp.
Mặc dù nhà trường nhiều lần gửi giấy mời phụ huynh lên nhưng không được.
“Tiền gửi xe là tiền theo quy định của Nhà nước, một học sinh đi học thì phụ huynh phải đóng góp theo nghĩa vụ và quyền lợi. Vừa qua, Sở GD-ĐT đã hỗ trợ cho các gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường Tiểu học Hưng Tây số tiền 50 triệu đồng. Còn tại Trường THCS, nếu như gia đình nào thực sự khó khăn không có điều kiện đóng thì nhà trường sẵn sàng tìm nguồn khác”, ông Hoàn nói thêm.
![]() |
Trường THCS Hưng Tây |
![]() |
Nhà gửi xe của Trường THCS Hưng Tây |
Vị Chánh Văn phòng cũng cho rằng, việc nhà trường yêu cầu học sinh viết giấy báo nợ là thiếu tế nhị. Nhà trường cần có cách ứng xử phù hợp trong môi trường giáo dục.
Trước đó, ông Hoàng Minh P. (trú xã Hưng Tây) phản ánh việc con mình là H.M.N. học sinh lớp 7C, Trường THCS Hưng Tây được nhà trường gọi lên viết “giấy báo nợ”.
Trong đó, ghi rõ hiện tại em đang nợ nhà trường số tiền 162.000 đồng, là tiền gửi xe đạp điện trong năm học 2018-2019. Lý do nợ vì "bố mẹ em không nạp".
Ông P. thanh minh rằng không phải gia đình khó khăn không có 162.000 đồng đóng tiền gửi xe cho con, mà ông thấy "đây là khoản đóng góp vô lý".
Không lâu sau, vợ ông P. lên trường đóng tiền, lấy "giấy báo nợ" về rồi chụp ảnh đăng lên mạng xã hội Facebook.
Ông Nguyễn Văn Quế, Hiệu trưởng Trường THCS Hưng Tây giải thích: "Giấy báo nợ là để nhà trường tổng hợp, quản lý dễ hơn. Việc mời các em viết giấy báo nợ cũng là cực chẳng đã vì không còn cách nào khác”.
Sau nhiều lần gửi thông báo nợ tiền gửi xe đạp về phụ huynh nhưng không thu được, Trường THCS Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) gọi nhiều học sinh lên viết giấy báo nợ.
" alt=""/>Việc bắt học sinh viết ‘giấy báo nợ’, nhà trường thiếu tế nhịCảnh sát bắn hơi cay khi nhiều CĐV quá khích, dẫn đến cuộc hỗn loạn và cảnh giẫm đạp khiến ít nhất 125 người thiệt mạng, trong đó bao gồm nhiều trẻ em.
Akmal Marhali, chủ tịch của Save Our Soccer (SOS - tổ chức phi chính phủ được thành lập với mục đích làm tốt đẹp bóng đá Indonesia), chỉ ra rất nhiều sai lầm là nguồn cơn dẫn đến câu chuyện thương tâm.
Theo Akmal Marhali, ban tổ chức sân Kanjuruhan đã vi phạm rất nhiều quy định an ninh, từ thủ thục đến quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP), cũng như các điều luật FIFA.
Một trong những nguyên nhân được Chủ tịch Akmal nhắc đến là phía Ủy ban tổ chức của Arema FC (Panpel) bán vé không theo hướng dẫn của cảnh sát.
Sân Kanjuruhan có sức chứa 38.000 chỗ ngồi và phía an ninh đưa ra chỉ thị Panpel chỉ bán 25.000 vé. Tuy nhiên, có đến 45.000 vé được in.
Điều này khiến sân Kanjuruhan chật cứng người. Akmal nhấn mạnh: "Sân Kanjuruhan vượt quá sức chứa. Số lượng khán giả không tương ứng với sức chứa của sân, dẫn đến tình trạng chen chúc, chen lấn. Đây là một vi phạm thủ tục rất nghiêm trọng".
Thời gian tổ chức trận đấu là một vi phạm khác, khi những người có liên quan phớt lờ đề xuất tổ chức trận đấu vào buổi chiều.
Ban đầu, Cảnh sát Quốc gia cho rằng trận đấu nên bắt đầu lúc 15h30 địa phương. Tuy vậy, các hướng dẫn đã bị bỏ qua và trận đấu giữa Arema Malang với Persebaya Surabaya diễn ra lúc 20h00.
Về điều này, LĐBĐ Indonesia (PSSI) cũng phải chịu trách nhiệm vì không nghe theo tư vấn của SOS.
"Nhiều lần SOS nói rằng PSSI phải điều chỉnh lại lịch thi đấu bóng đá đêm khuya vì nó gây ảnh hưởng lớn đến an ninh, cũng như gây nhiều khó khăn nếu xảy ra những điều không như mong muốn", Akmal cho biết.
Ông Akmal cho biết, cảnh sát cũng vi phạm vấn đề an ninh bằng việc bắn hơi cay trong sân và hướng về khán đài. Điều này trái với điều luật FIFA.
Dù vậy, theo người đứng đầu tổ chức SOS, việc cảnh sát dùng hơi cay cũng là lỗi của PSSI.
"Sơ suất của PSSI khi hợp tác với cảnh sát là không truyền đạt rằng an ninh bóng đákhác với việc kiểm soát các cuộc biểu tình. Vũ khí và hơi cay không được phép sử dụng trong sân".
Akmal Marhali tuyên bố cần phải xử lý mạnh các bên thiếu trách nhiệm dẫn đến sự cố Kanjuruhan. Điều 359 Bộ luật Hình sự Indonesia (KUHP) nêu rõ những sự cố như thế này có thể nhận án tù lên tới 5 năm, hoặc nộp phạt 1 tỷ Rupiah/
Ông Mahfud MD, Bộ trưởng Bộ Điều phối các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh, cũng xác nhận những vi phạm như ông Akmal Marhali đề cập.
"Thực ra, từ trước trận đấu, cơ quan chức năng đã lường trước thông qua các đề xuất phối hợp, kỹ thuật trên sân. Ví dụ, trận đấu nên tổ chức vào buổi chiều và cần điều chỉnh số lượng khán giả phù hợp với sức chứa 38.000 người", Bộ trưởng Mahfud MD viết trên trang cá nhân.
"Nhưng những đề xuất này đã không được BTC thực hiện. Trận đấu vẫn được tổ chức vào ban đêm, và lượng vé bán ra quá cao".
Bộ trưởng Mahfud MD cam kết: "Chính phủ lấy làm tiếc về bạo loạn ở Kanjuruhan. Chính phủ sẽ xử lý tốt thảm kịch này".
Sáng nay, thứ Hai 3/10, Chính phủ Indonesia thông báo thành lập một tổ chức tiến hành điều tra toàn diện thảm kịch Kanjuruhan.
Cảnh sát Quốc gia Indonesia cũng cho biết cơ quan này đang điều tra 18 sĩ quan vì bắn hơi cay lên khán đài gây ra cảnh giẫm đạp.