- Chàng trai trẻ Lê Đức khiến Trấn Thành phải câm nín khi nhắc đến chuyện anh bị Hari Won quản lý tài chính.
ĐạichiếnkénrểtậpTrấnThànhcâmníntrướcsoáicangànhYháthaykiếmtiềngiỏâm lichTrấn Thành 'cứng họng' khi bị 'hạ bệ' ngay tại sân khấuĐại chiến kén rể tập 1: Trấn Thành câm nín trước 'soái ca ngành Y' hát hay, kiếm tiền giỏi
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Club Necaxa vs Chivas Guadalajara, 10h05 ngày 18/1: Thắng như một thói quen -
Mỗi ngày, những người phụ nữ làm nghề phụ xe buýt mải miết trên các tuyến đường của Thủ đô. Họ cũng phải chịu những áp lực, nhọc nhằn không kém các đồng nghiệp nam. Những bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đôGợi ý cách chọn hoa ý nghĩa cho ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Tư vấn cách chọn quà 20/10 ý nghĩa
MC điển trai người Nga bất ngờ về nước, không hẹn ngày quay lại VTV
Có mặt tại trụ sở của xí nghiệp xe buýt Thăng Long (thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội) từ sáng sớm, chúng tôi có một ngày trải nghiệm công việc đầy nhọc nhằn của các nữ phụ xe buýt. Làm ca từ 5 giờ sáng đến 2 giờ chiều trên tuyến xe số 106 (xuất phát từ TTTM Aeonmall Long Biên (Long Biên) đến KĐT Mỗ Lao (Hà Đông)), chị Lê Thị Ngọc Ánh (SN 1986, xí nghiệp buýt Thăng Long) thường dậy từ lúc 3 giờ sáng, chuẩn bị đồng phục, đồ dùng cho một ngày mới.
Cứ đều đặn khoảng 4 giờ sáng, chị ra khỏi nhà (quận Long Biên) đến xí nghiệp nhận "lệnh". Sau đó, chị và tài xế di chuyển sang TTTM Aeonmall (Long Biên, Hà Nội) chờ khởi hành. 5 giờ sáng, chiếc xe lăn bánh, bắt đầu đón khách. Sau mỗi điểm dừng, chị Ánh kiểm tra seri vé điền vào "lệnh" (bản thống kê số vé đã bán được trong ca). Chị Ánh chia sẻ khi xe vắng, việc quản lý số lượng hành khách lên xuống "dễ thở" hơn. Tuy nhiên vào giờ cao điểm, người từ dưới đường ùa lên như "ong vỡ tổ", người đứng người ngồi chật kín ở khoang xe, đòi hỏi người phụ xe phải nhanh mắt, nhanh tay. Họ phải di chuyển liên tục để thu tiền vé và đảm bảo an toàn cho hành khách suốt hành trình. Tập vé xe buýt của nữ phụ xe sinh năm 1986. "Ngày mới vào nghề, tôi phải mất 3 tháng làm quen. Suốt thời gian đó, hễ đặt chân lên xe là tôi có cảm giác buồn nôn, chuếnh choáng. Khi về nhà nằm ngủ vẫn còn cảm giác chao đảo", chị Ánh bộc bạch. Ngoài việc quan sát, kiểm đếm lượt người lên, xuống xe, chị Ánh còn có nhiệm vụ phát hiện trường hợp khách gặp sự cố. Trong ảnh là một cậu bé đi cùng mẹ. Thấy cháu đang sốt, khuôn mặt tái xanh, nữ phụ xe đề nghị mọi người nhường ghế đồng thời kiểm tra tình trạng vị khách nhí, đề phòng tình huống xấu nhất.
Hầu hết thời gian trên xe buýt, chị Ánh phải đứng. Hỗ trợ hành khách có con nhỏ xuống xe. Công việc vất vả, luôn chân luôn tay nhưng nụ cười luôn nở trên môi người phụ nữ này. "Đi làm gặp phải không ít tình huống bức xúc nhưng bên cạnh đó cũng có cơ hội tiếp xúc với những vị khách dễ mến, vui tính. Điều đó là động lực để tôi và các đồng nghiệp gắn bó với công việc này", chị Ánh nói.
Theo chị Ánh, những đồng nghiệp nam khi làm phụ xe buýt đã rất vất vả, với phụ nữ còn khó khăn gấp bội phần. Bởi công việc này áp lực cao, nhiều trở ngại, đòi hỏi về sức khỏe. Đặc biệt, vào những ngày "đèn đỏ", các nữ phụ xe không có chỗ để vệ sinh cá nhân. Nhiều lúc buồn vệ sinh, chị chấp nhận nhịn.
Chị Ánh vất vả làm việc trong không gian chật hẹp, đông người. Phút thảnh thơi hiếm hoi của chị Ánh khi xe vắng khách. Chị tâm sự, để kiếm thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho gia đình, ngoài giờ đi làm, chị thường nhận may rèm cửa và sửa chữa quần áo. Hôm nào làm ca chiều, chị Ánh cùng tài xế tranh thủ ăn cơm tại quán gần xí nghiệp buýt Thăng Long. Nếu làm ca sáng, chị tranh thủ ăn sáng ở nhà còn bữa trưa có khi đến 3 - 4 giờ chiều mới ăn. Nữ phụ xe buýt chia sẻ: "Mỗi chuyến chỉ được nghỉ 10 phút, cộng thêm '"định mức" 3 phút về bến sớm và 3 phút rời bến muộn, như vậy chúng tôi có 16 phút để ăn trưa. Khoảng cách giữa mỗi lượt xe chạy là 20 phút, mỗi lượt kéo dài khoảng hơn 1 giờ. Tuy nhiên những ngày đông khách, tắc đường hoặc ngập lụt, lộ trình có thể kéo dài đến gần 2 giờ đồng hồ. Khi đó, chúng tôi không còn thời gian nghỉ, đành để hết ca mới đi ăn cơm. Làm nghề xe buýt, bị đau dạ dày là chuyện bình thường".
Bữa cơm của hai nhân viên xe buýt. Tài xế Vũ Văn Hậu (SN 1980) nói: "Nghề của chúng tôi là làm dâu trăm họ. Lên xe, tài xế thường tập trung tinh thần điểu khiển phương tiện được an toàn. Tất cả những vấn đề xung đột, va chạm trên xe suốt hành trình, các phụ xe đều đứng ra giải quyết. Tôi từng chứng kiến nhiều khách nam thấy phụ xe là nữ có ý gây sự, không tuân thủ theo hướng dẫn của nhà xe. Lúc đó, các chị em đều giữ thái độ mềm mỏng nhưng cương quyết để xử lý". Trong khi đó, chị Lê Thị Minh Vũ (SN 1977), đồng nghiệp của chị Ánh, bộc bạch: "Người ta vẫn cho rằng, phụ nữ làm công việc nào cũng được ưu ái hơn nhưng đã làm nghề phụ xe, chúng tôi cũng phải chịu những áp lưc, nhọc nhằn không kém đồng nghiệp nam".
Chị Vũ mới làm phụ xe gần 1 năm nhưng đã có rất nhiều trải nghiệm. Bản thân là phụ nữ có gia đình, chị cũng thấu hiểu được sự vất vả của các bà mẹ có con nhỏ khi đi xe. Bởi vậy dù xe vắng hay đông khách, nếu ai bế con theo chị thường quan tâm, chú ý hơn. Chỉ đi một chặng đường ngắn nhưng em bé tỏ ra khá quý mến nữ phụ xe sinh năm 1977. Việc khách đi nhầm tuyến hoặc ngủ quên trên xe diễn ra như cơm bữa. Những lúc đó, chị Vũ hướng dẫn khách xuống bắt xe khác tại những tuyến gần nhất. Trước khi bàn giao xe cho ca sau, chị chốt lại số lượng vé đã bán và vé tồn. Vất vả, thu nhập thấp nhưng hai nữ phụ xe vẫn yêu công việc, nếu không họ khó có thể trụ lại lâu dài. Chị Vũ bộc bạch: "Vào dịp lễ, Tết chúng tôi vẫn làm việc bình thường. Ngày 20/10, nhìn những người phụ nữ khác đi chơi cùng chồng con, tôi cũng chạnh lòng nhưng công việc của mình như vậy, biết làm sao được ...".
Người Việt sang Úc hành nghề mát-xa đấm bóp, kiếm 300 đô mỗi ngày
Sang Australia, anh Cương cố gắng học thêm nghề bấm huyệt. Lấy được bằng nghề, hàng tuần anh mở cửa hàng ở chợ phiên để có thêm thu nhập và để quảng bá cho nhiều người biết.
"> -
Hạ Long đang có những tiền đề thuận lợi để “cất cánh” trở thành thủ phủ du lịch phía Bắc, hứa hẹn tiếp tục đón thêm dòng khách lớn. Hạ Long ngày càng hút khách du lịchHạ Long là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Nơi đây hội tụ nhiều tài nguyên du lịch nổi trội, đặc sắc. Ngoài thế mạnh đặc biệt của di sản Vịnh Hạ Long với các giá trị thẩm mỹ và địa chất toàn cầu, Hạ Long còn mang trong mình nhiều di tích lịch sử văn hóa.
Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Hạ Long trở thành thành phố du lịch hiện đại và văn minh, trong thời gian qua, TP.Hạ Long đã tập trung đầu tư, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa.
Hạ Long đã huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch đồng bộ, hiện đại. Thành phố tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư chiến lược đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm phát triển hạ tầng du lịch.
So với các trung tâm du lịch lớn của cả nước, hệ thống khách sạn cao cấp của Hạ Long phát triển rất mạnh. Sự xuất hiện của các hệ sinh thái du lịch, vui chơi giải trí như quần thể nghỉ dưỡng 5 sao Sun Premier Village Ha Long Bay, Sun World Ha Long Complex, Sun Carnival Plaza, Chung cư kết hợp trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp tại khu vực Cột Đồng Hồ, Khu dịch vụ cao cấp Bến Đoan, Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu, Marine Plaza, Big C, Vincom center Hạ Long… như thỏi nam châm thu hút du khách trong và ngoài nước.
Ngoài việc thu hút đầu tư cải thiện hạ tầng du lịch, Hạ Long cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Các sản phẩm du lịch của Hạ Long ngày càng mới mẻ và khác biệt. Nổi bật phải kể đến như vòng quay Mặt trời, cáp treo Nữ hoàng, công viên nước Hạ Long, công viên hoa, sân golf Ngôi sao Hạ Long… góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của thành phố, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.
Bên cạnh đó, với chuỗi lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa như Lễ hội Yên Tử, Lễ hội đền Cửa Ông, Lễ hội Bạch Đằng,… cùng hàng loạt lễ hội mới với quy mô lớn, ấn tượng đã giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử nổi bật, các tiềm năng thế mạnh, thúc đẩy cơ hội hợp tác phát triển giữa TP.Hạ Long và các thành phố khác trong nước cũng như quốc tế.
Để phát triển du lịch, Hạ Long tiếp tục ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Đồng thời tăng cường huy động, đa dạng hoá các hình thức đầu tư từ các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu, quy mô lớn phục vụ du lịch, đặc biệt là tại các trung tâm du lịch.
Thành phố tập trung đẩy mạnh quản lý chặt chẽ các cơ sở lưu trú du lịch và triển khai quyết liệt các biện pháp chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch. Nhiều hoạt động, hình thức quảng bá, xúc tiến, kích cầu du lịch đã được thực hiện, tạo hiệu ứng tích cực.
Trong 8 tháng năm 2018, Quảng Ninh đón 9,2 triệu lượt khách, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 77% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế đạt trên 3.2 triệu lượt, tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 65% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 16.000 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, đạt 73% kế hoạch năm. Khách đến Quảng Ninh đa phần đều tập trung ở Hạ Long để trải nghiệm thiên đường du lịch, lễ hội đầy hấp dẫn của thành phố biển.
Hiện nay, khi Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã vận hành khai thác, hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, đặc biệt là khi tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đã được đưa vào sử dụng, du khách trong và ngoài nước sẽ tiếp tục nườm nượp đổ về Quảng Ninh nói chung, Hạ Long nói riêng.
Trong danh sách các điểm đến hàng đầu Việt Nam nửa đầu 2018 do Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) công bố, Vịnh Hạ Long dẫn đầu bảng xếp hạng.
Du khách đến vịnh Hạ Long có thể trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn: khám phá hang động, thăm các làng chài trên vịnh, chèo thuyền kayak, ngủ đêm trên du thuyền, ngắm vịnh Hạ Long từ thủy phi cơ hay leo núi chinh phục những vách đá kỳ vĩ…
Minh Minh
"> -
Diễn ra trong hai ngày cuối tuần 13 - 14/10, giới trẻ Sài thành đã có dịp thưởng thức gần 100 món ngon đặc sắc từ các nước châu Á ở Lễ hội ẩm thực châu Á do Coca-Cola tổ chức. Phát sốt với lễ hội ẩm thực Châu Á lớn nhất tháng 10Thỏa mãn niềm đam mê ẩm thực châu Á
Lấy “Vi vu ẩm thực châu Á” làm chủ đề cho năm nay tại TP.HCM, 34 gian hàng có mặt tại sân vận động Hoa Lư thực sự mang đến những trải nghiệm đặc sắc về văn hóa ẩm thực của các nước châu Á cho các tín đồ ẩm thực. Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam đều có những món ăn mang tinh hoa, đặc trưng riêng của mỗi nước mà chỉ mới nhìn qua thôi là bạn chẳng thể cưỡng lại nỗi sức hấp dẫn của chúng.
Các bạn trẻ được dịp thỏa mãn niềm đam mê ẩm thực châu Á bất tận Tại Lễ hội, Coca-Cola cam kết hạn chế tối đa các vật dụng bằng nhựa, tất cả các món ăn được đựng trong đồ giấy hoặc bằng các chất liệu thân thiện với môi trường, dễ tái chế và bảo vệ môi trường.
Đôi bạn Bích Vân và Trần Kim lại cực kết món gà rán và chả cá Hàn Quốc Nhóm bạn trẻ đến từ ĐH Ngoại thương này rất thích thông điệp về “Một thế giới không rác thải” tại Lễ hội Trước đó, tại Việt Nam Coca-Cola đã đi đầu trong những hoạt động vì môi trường với những dự án thiết thực như: Chương trình Không xả thải ra thiên nhiên, Khuyến khích Sáng tạo để nâng cao Ý thức về Tái chế, Mạng lưới Hành Động về nhựa, các Chương trình Giáo dục Địa phương, Chai nhựa tái chế rPet,…
Một thế giới không rác thải: Từ lời nói đến hành động
Nổi bật nhất trong Lễ hội năm nay là không gian Coca-Cola kết hợp với Đoàn Thanh Niên TP.HCM gửi đến các bạn trẻ và cộng đồng thông điệp về “Một thế giới không rác thải” thông qua các hoạt động truyền thông và trò chơi tương tác.
Không gian ý nghĩa trưng bày các đồ dùng tái chế nổi bật, bắt mắt của Thành đoàn kết hợp cùng Coca-Cola. Gian hàng của Thành đoàn còn phát khoảng 1.500 ống hút cỏ, tre, giấy, kim loại cho khách tham quan Cũng tại khu vực này, các bạn tình nguyện viên cùng khách tham quan đã hoàn thành bức tranh tuyên truyền môi trường từ 15.000 nắp chai, thực hiện 500 khung ảnh từ que kem, 800 sản phẩm hộp đựng bút, mô hình máy bay, chuông gió, sọt rác... từ nắp chai và chai Coca-Cola, in và tặng 1.200 ảnh tặng cho thanh thiếu nhi đến check in và chụp ảnh tại gian hàng.
Lễ hội ẩm thực châu Á Coca-Cola đã để lại ấn tượng cho các bạn không chỉ dừng lại ở định nghĩa là một sự kiện giải trí, là nơi khám phá ẩm thực cho hàng ngàn bạn trẻ, mà đó còn là dịp giới trẻ nhận được những thông điệp tích cực để bảo vệ môi trường và lan tỏa hành động ý nghĩa ấy đến những người xung quanh.
Công ty hiện đang phối hợp cùng các đối tác gồm VCCI, Dow và Unilever phát động sáng kiến “Không xả thải ra thiên nhiên” (Zero Waster to Nature) với 4 mục tiêu: Giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa; Xây dựng lộ trình để hình thành và thúc đẩy mô hình kinh doanh bền vững; Phát triển chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hào cũng như kiến nghị chính sách để tạo điều kiện cho việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Coca-Cola cũng đang hợp tác với UNESCO thực hiện Dự án Hợp tác Vì một thế giới không rác thải (Fostering Creativity For Recycling Awareness) với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng và hỗ trợ thanh niên cùng phát triển các ý tưởng sáng tạo trong thu thập, tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa.
Không dừng ở đó, Coca-Cola còn phối hợp với Hội đồng Anh (British Council) thực hiện dự án “Nuôi dưỡng sự sáng tạo vì một thế giới không rác thải” với mục tiêu nâng cao nhận thức của công chúng, tạo ra các sáng kiến và hành động cụ thể trong việc thu thập, tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa cũng như những loại rác thải rắn khác. Bước đầu, dự án đã được triển khai xung quanh khu vực Ekocenter tại Huế từ tháng 9/2018. Dự kiến, đến năm 2020, dự án sẽ mở rộng đến tất cả các trung tâm còn lại trên cả nước. Ngoài ra, Coca-Cola đang triển khai nghiên cứu cải tiến bao bì dùng nhựa tái chế rPET cho các sản phẩm của mình.
Vũ Minh
">