Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo. Theo quan niệm của người xưa, ba vị thần này được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. |
Việc cúng Táo Quân trong bếp hay trên bàn thờ cho đúng vẫn khiến nhiều người còn băn khoăn. |
Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Vì thế, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Người dân thường chuẩn bị mâm cúng chu đáo với mong muốn Táo quân hài lòng sẽ nói tốt cho mình, như vậy sẽ được ban lộc và tránh bị Ngọc Hoàng quở trách.
Ngoài mâm cỗ truyền thống, lễ vật cúng ông Công ông Táo phải có 3 bộ áo mũ Táo Quân, trong đó 2 bộ có cánh chuồn dành cho Táo Ông, 1 bộ không có cánh chuồn cho Táo Bà (cả 3 bộ đều kèm hia hài đầy đủ) và cá chép (có thể cá sống hoặc cá giấy). Những lễ vật này đều đã được người sản xuất đóng gói đầy đủ trong bộ đồ lễ, vì vậy nếu không mua cá chép sống thì cũng yên tâm vì đã có cá chép giấy trong bộ đồ lễ rồi. Nếu cúng cá chép sống thì sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời.
 |
Vì ông Táo cai quản bếp núc nên nhiều gia đình cúng Táo Quân riêng 1 mâm ngay tại bếp nấu. Tuy nhiên, hiện nay việc thờ cúng đơn giản hóa nên việc cúng Táo Quân được thực hiện trên ban thờ của gia đình |
Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.
Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.
Hiện, ở một số chùa lớn cũng thường có ban thờ riêng cúng Táo quân. Ngày xưa, lễ cúng Táo quân thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng các Táo. Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, do quan niệm và không gian bếp thường chật chội, ở thành phố càng chật chội hơn nên nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo.
 |
Nên cúng ông Công ông Táo trước 13h ngày 23 tháng Chạp. |
Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng, người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ.
Tuy nhiên theo 1 chuyên gia phong thủy thì dù ông Công ông Táo là các vị thần khác nhau, nhưng tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình.
Trên bàn thờ các gia đình luôn có 3 bát hương và bát hương chính giữa bao giờ cũng đều dành để thờ các vị thờ thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn. Cùng với đó, hai bát hai bên mới là thờ các vị trong gia tiên, tiền tổ.
Ngày 23 tháng Chạp là cúng chung ba vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa, được thờ trên ban thờ. Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không thể thực hiện ở bếp. Hơn nữa, bếp là nơi nấu nướng, chế biến thực phẩm nên thường bị coi là nhếch nhác, uế tạp, nếu hành lễ ở đây sẽ thiếu trang trọng.
Theo phong tục truyền thống và theo các nhà nghiên cứu, lễ cúng Táo Quân nên tiến hành vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Thông thường giờ cúng tốt nhất là vào trưa ngày 23, giờ Ngọ (từ 11 - 13h), vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.
Năm nay, ngày 23 tháng Chạp Âm lịch rơi vào thứ Sáu, nhiều người vẫn phải đi làm, vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 mà có thể cúng vào các giờ khác từ đêm 22 đến trước 13h ngày 23 đều được.
Linh Hương (Tổng hợp)

Những sai lầm kinh điển khi sửa nhà cuối năm, 10 nhà 9 nhà mắc phải
Sửa nhà là công việc không hề đơn giản và rất dễ khiến bạn lạm chi. Do đó, gia chủ cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào thực hiện.
" alt="Cúng ông Công ông Táo trên ban thờ hay trong bếp"/>
Cúng ông Công ông Táo trên ban thờ hay trong bếp
Hầu hết các thương hiệu khách sạn lớn luôn tuân thủ chặt chẽ bộ nguyên tắc về kiến trúc và vận hành để tạo sự đồng nhất trong trải nghiệm của khách hàng tại các điểm đến. Tuy nhiên, điều này lại không hoàn toàn đúng với Park Hyatt.Với Park Hyatt, khách hàng là những người vô cùng sành sỏi, mỗi chuyến đi với họ là để bổ sung vào bộ sưu tập những khoảnh khắc đắt giá về cuộc sống. Chính vì thế, thương hiệu có bề dày hơn 40 năm tuổi này luôn tập trung vào việc dẫn dắt trải nghiệm khách hàng theo cách thức độc đáo và khác biệt nhất.
Mỗi điểm đến của Park Hyatt kể một câu chuyện, được thể hiện qua ngôn ngữ của nghệ thuật bản địa phối trộn mượt mà với kiến trúc đương đại và tôn vinh sự hào phóng của thiên nhiên.
Cùng chiêm ngưỡng 6 khu nghỉ dưỡng ven biển của Park Hyatt để thấu hiểu nghệ thuật kiến tạo trải nghiệm khách hàng của thương hiệu này.
Park Hyatt Maldives Hadahaa
Nằm về phía Bắc đảo Huvadhoo (Maldives), một trong những rạn san hô tự nhiên sâu nhất và lớn nhất thế giới, Park Hyatt Maldives Hanahaa sở hữu bãi biển cát trắng tự nhiên, với kiến trúc thân thiện với môi trường và giành nhiều giải thưởng lớn. Từ trên cao nhìn xuống, khu nghỉ dưỡng như một xoáy ốc khổng lồ hoàn toàn biệt lập giữa đại dương. Park Hyatt Maldives Hadahaa có 50 villa, nhà hàng hình chiếc thuyền của ngư dân Male, spa, phòng tập và câu lạc bộ lặn biển.
 |
Tất cả căn biệt thự tại Park Hyatt Maldives Hadahaa đều có tầm nhìn 360 độ hướng biển. |
Park Hyatt Sanya Bay Resort
Nhìn ra vịnh Tam Á, Park Hyatt Sanya Bay Resort được thiết kế như một biệt thự của riêng bạn nằm bên bờ biển. Là sản phẩm của kiến trúc sư danh tiếng người Bỉ Jean-Michel Gathy, khu nghỉ dưỡng Park Hyatt Sanya Bay pha trộn nhuần nhuyễn trường phái hiện đại với nét kiến trúc Trung Hoa, điểm xuyết bằng những tác phẩm điêu khắc và hội họa tinh tế. Nội thất mang hơi thở cuộc sống cư dân đảo Hải Nam bản địa. Mọi hành lang và cửa ra vào đều được thiết kế để thu hút vượng khí phong thuỷ.
Park Hyatt Abu Dhabi
Là sự pha trộn tuyệt vời giữa nét quyến rũ của huyền nhiệm Ả Rập và thế giới hiện đại, Park Hyatt Abu Dhabi mang đến cho du khách trải nghiệm đa văn hoá độc đáo. Khu nghỉ dưỡng tọa lạc ngay đối diện sân golf 18 lỗ Saadiyat Beach Golf Club, và kế cận bảo tàng Louvre Abu Dhabi và Guggenhem. Nằm trên bãi biển cát trắng của đảo Saadiyat, khu nghỉ mát gồm 306 phòng là nơi lý tưởng cho gia đình và du khách tìm kiếm một kỳ nghỉ yên bình bên biển xanh.
 |
Park Hyatt Sanya Bay Resort (ảnh trên) pha trộn nhuần nhuyễn trường phái hiện đại với nét kiến trúc Trung Hoa, điểm xuyết bằng những tác phẩm điêu khắc và hội họa tinh tế. Trong khi đó, Park Hyatt Abu Dhabi (ảnh dưới) là một trong những khách sạn sang trọng nhất tại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. |
Park Hyatt Jeddah Marina
Khu nghỉ dưỡng nằm trong khu vườn xinh đẹp và yên tĩnh bên bờ biển Jeddah, nơi nhìn ra Biển Đỏ và có đài phun nước của vua Fahad nổi tiếng. Là điểm đến lý tưởng cho các cặp tình nhân, Park Hyatt Jeddah Marina có các phòng sang trọng với ban công dành riêng cho cặp đôi. Phòng tiệc chứa tới 400 khách, bao gồm một lối vào riêng và tiền sảnh để mang đến sự riêng tư.
 |
Park Hyatt Jeddah Marina đạt giải Leading Luxury Resort và Luxury Wedding Destination |
Park Hyatt Zanzibar
Tọa lạc bên bờ biển tuyệt đẹp của Thị trấn Đá Zanzibar (Tanzania), di sản Unesco, Park Hyatt Zanzibar là điểm phải đến nếu bạn muốn khám phá Đông Phi - miền đất ít được nhắc tới nhưng cực giàu có về văn hóa và lịch sử. Park Hyatt Zanzibar là khách sạn năm sao đầu tiên ở đây, với lối đi riêng, dẫn thẳng đến bãi biển cát trắng Ấn Độ Dương.
Park Hyatt St. Kitts Christophe Harbour
St. Kitts là một hòn đảo tại Tây Ấn, phía Tây của đảo là biển Caribean, và phía đông là Đại Tây Dương, được mô tả như là “định nghĩa của thiên đường”. Mở cửa năm 2017, toàn bộ 126 phòng tại Park Hyatt St. Kitts Christophe Harbour đều có tầm nhìn thẳng ra biển Caribean và đảo Nevis xinh đẹp. Không chỉ là điểm đến thư giãn tuyệt vời, với những vị khách ưa hoạt động, Park Hyatt St. Kitts có đầy đủ sân golf, sân tennis, phòng tập và không gian yoga ngoài trời.
 |
Kiến trúc sang trọng của Park Hyatt Zanibar (ảnh trên) là sự pha trộn thú vị giữa phong cách Ô-man và khu phố cổ của thị trấn được xếp hạng di sản thế giới. Còn lối vào của Park Hyatt St. Kitts Christophe Harbour (ảnh dưới) là bức tranh thu nhỏ hệ sinh thái tự nhiên của vùng biển Caribe. |
Park Hyatt Phu Quoc
Được công bố vào cuối năm 2019, dự án Park Hyatt Phu Quoc sẽ là khu nghỉ dưỡng ven biển đầu tiên của thương hiệu Park Hyatt này tại Đông Nam Á. Toàn bộ dự án nằm trên diện tích 65ha, với dòng suối tự nhiên chảy từ trên đồi, một bên là đường bờ biển tự nhiên dài 1,7km, một bên là hệ sinh thái rừng nguyên sơ, với 4 nhà hàng, 1 quán bar, 1 phòng ballroom, khu spa và gym, câu lạc bộ trẻ em và vườn hữu cơ.
 |
Park Hyatt Phu Quoc có một khách sạn và 65 căn biệt thự siêu sang với tầm nhìn biển tuyệt đẹp, mang kiến trúc của những ngôi nhà truyền thống Việt Nam. |
Xuân Thạch
" alt="6 khu nghỉ dưỡng bên bờ biển đẹp như mơ của Park Hyatt"/>
6 khu nghỉ dưỡng bên bờ biển đẹp như mơ của Park Hyatt