Nghiên cứu
TheậncảnhquytrìnhsảnxuấtsảnphẩmthờitrangcủaKCLOSET bxh anh 2o đại diện K CLOSET, ở bước này, nhà thiết kế sẽ nghiên cứu xu hướng công nghệ và thị hiếu người tiêu dùng để tìm hiểu kỹ lưỡng, kết hợp cùng cảm hứng nghệ thuật của Giám đốc để đưa ra chủ đề cho bộ sưu tập mới của thương hiệu. Chủ đề này được thể hiện thông qua Moodboard - bảng tổng hợp những hình ảnh, chất liệu vải, màu sắc nhằm cho ra được một chủ đề cho bộ sưu tập.
Từ Moodboard, nhà thiết kế sẽ vẽ hàng loạt mẫu, từ đó lựa chọn ra những mẫu có thể đưa vào bộ sưu tập cuối cùng dựa trên tiêu chí của thương hiệu, tương hợp với chủ đề và khả năng phối hợp giữa các mẫu.
Sản xuất
Sau khi đã thống nhất được bộ sưu tập, bộ phận sản xuất bắt đầu lên rập giấy để làm sản phẩm mẫu. Lên sơ đồ chính là việc sắp xếp các chi tiết quần áo của thiết kế đã chuẩn bị ở bước 1 trong quy trình sản xuất quần áo lên bề mặt phẳng (vải) trước khi cắt sao cho tiết kiệm vải nhất có thể.
Theo đại diện công ty, người thợ khi thực hiện bước này thường là những người am hiểu rất rộng về số lượng vải, khổ vải và cách tính toán để giải đáp được bài toán: Với thiết kế như vậy thì cần bao nhiêu vải, số lượng vải này sẽ trải thành bao nhiêu lớp.
Sau khi đã lên sơ đồ như trên, việc tiếp theo là trải vải đúng như số lớp cũng như chiều dài trong sơ đồ. Tiếp đến, người thợ tiến hành việc cắt vải thành các mảnh nhỏ để chuẩn bị cho khâu may quần áo. Công đoạn này yêu cầu sự tập trung cao, người thợ có tay nghề khéo léo và cẩn thận để tạo nên những mảnh vải được cắt chỉn chu nhất. Cắt vải có thể được thực hiện thủ công hoặc bằng máy.
Đại diện công ty cho hay, một trong những lý do các xưởng sản xuất thường chọn người có tay nghề lâu năm thực hiện việc này là nhằm hạn chế được các tình trạng cắt sai, vải bị hư, thiếu hụt… và làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất quần áo. Ngoài 2 công việc cơ bản đã nêu trên thì bước này còn bao gồm các công việc như hình ảnh hoạt tiết lên vải theo yêu cầu nếu có.
Để tạo thành sản phẩm quần áo, người thợ sẽ tiến hành may ráp vải đã cắt và in hình ảnh tạo ra sản phẩm đúng với mẫu thiết kế của sản phẩm đã đề ra. Bước may ráp này đòi hỏi người thợ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các mẫu mã, kích thước và thời gian quy định từ trước. Trước khi được đưa ra thị trường, sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm soát chất lượng với nhiều yếu tố như độ bền, phom dáng, cảm nhận bề mặt vải…
Marketing
Sau khi bộ sưu tập được duyệt và chuẩn bị ra mắt thị trường, phòng marketing sẽ lên kế hoạch chuyển cảm hứng chủ đề của bộ sưu tập: bài viết trên fanpage, lookbook, video để truyền tải thông điệp đến công chúng một cách thuyết phục và thu hút nhất.
Vận hành
Công việc tại bộ phận Operation là truyền đạt thông điệp về cảm hứng, kiến thức về những sản phẩm của bộ sưu tập mới cho các nhân viên Sale để việc tư vấn mua hàng được chuyên nghiệp và hiệu quả.
Nghiệm thu
Khi bộ sưu tập được tung ra thi trường một thời gian, công ty sẽ nghiệm thu, phân tích số liệu để đo lường hiệu quả, đánh giá sản phẩm; từ đó đưa ra những kế hoạch tiếp theo cho thương hiệu.
“Để trở thành thương hiệu được khách hàng yêu thích, K CLOSET đã tập trung phát triển từng thiết kế riêng. Mỗi sản phẩm đều là kết quả của sự lựa chọn kỹ lưỡng từ ý tưởng đến chất liệu. Để có thể tôn vinh sắc đẹp của mỗi khách hàng, K CLOSET luôn coi thiết kế tốt với chất liệu cao cấp làm ưu tiên hàng đầu” - đại diện thương hiệu khẳng định.
Doãn Phong