![]() |
Lộ trình đi bộ dài hơn 2km phù hợp với nhiều đối tượng tham gia |
Sau khi phát động, chương trình năm nay đã nhận được gần 2,8 tỷ đồng quyên góp từ các doanh nghiệp, cá nhân. Tính từ năm 2006 đến năm 2020, chương trình đã thu hút hơn 212.000 lượt người tham gia và đã vận động, quyên góp được hơn 35 tỷ đồng, góp phần thiết thực vào công tác an sinh xã hội và chăm sóc những hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương.
![]() |
Đại diện Quỹ Lawrence S. Ting trao tài trợ cho các Quỹ từ thiện |
Từ thông điệp “Bước chân chia sẻ”, ban tổ chức chương trình mong muốn hướng đến tinh thần thể thao vì “sức khỏe” và sự “chia sẻ”. Đến với chương trình, người tham gia không chỉ đi bộ rèn luyện sức khỏe mà còn góp những bước chân của mình vào “hành trình thiện nguyện”. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ góp phần lan tỏa tinh thần chia sẻ với cộng đồng để giúp đỡ, động viên những hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực và điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
![]() |
Các đơn vị tài trợ nhận kỷ niệm chương từ Ban Tổ chức |
Ở lần thứ 16, chương trình Đi bộ từ thiện Lawrence S. Ting có lộ trình dài hơn 2km để phù hợp với các độ tuổi khác nhau.
Đến với sự kiện đi bộ từ thiện năm nay, cá nhân tham gia đi bộ và đóng góp từ thiện từ 120.000 đồng sẽ được tặng áo thun, nước uống, phiếu rút thăm may mắn với cơ hội trúng thưởng các phần quà giá trị như: tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng…
![]() |
Người tham gia chương trình tham gia rút thăm may mắn sẽ nhận được nhiều phần quà hấp dẫn |
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia chương trình có đóng góp từ thiện sẽ được mang theo băng rôn có tên doanh nghiệp; đóng góp từ thiện trên 20 triệu đồng sẽ được mời lên sân khấu trao bảng tượng trưng.
Chương trình được bảo trợ thông tin từ Kênh Truyền hình FBNC và được truyền hình trực tiếp trên HTV.
Tuyết Nhung
" alt=""/>Đi bộ từ thiện Lawrence S.Ting 2021: Bước chân chia sẻNếu so với thông tư 12/2011/TT-BGDĐT bị thay thế, thì thông tư mới này đã bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Thông tin này ngay lập tức đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong giáo viên, phụ huynh học sinh.
Để có thông tin cụ thể hơn về điều chỉnh của Bộ GD-ĐT, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT):
- Ông có thể làm rõ sự điều chỉnh trong thông tư mới lần này so với trước đây về quy định liên quan đến việc học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học?
Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về các hành vi mà học sinh không được làm. Một trong số đó là “Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.
Bộ GD-ĐT đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Theo thông tư 12 trước đây, hành vi học sinh không được làm là “sử dụng điện thoại di động trong giờ học”. Tức là cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại trong giờ học, đã vào lớp học là không được dùng điện thoại. Như vậy, thông tư mới sẽ áp dụng từ ngày 1/11 tới đây là chỉ cấm việc sử dụng mà không phục vụ cho việc học tập và việc sử dụng sẽ có sự quản lý của giáo viên.
- Vì sao Bộ GD-ĐT quyết định đưa ra việc điều chỉnh này, thưa ông?
Hiện nay, trong bối cảnh xã hội chuyển biến mạnh mẽ, hướng đến chuyển đổi số trong giáo dục, ngành giáo dục đang hướng dẫn và khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Khi đã dạy học qua internet thì phải có phương tiện cho học sinh truy cập vào các nguồn học liệu như máy tính, điện thoại di động và các công cụ khác,...
Với thời đại công nghệ thông tin, nguồn học liệu điện tử trên mạng ngày càng phong phú và được phát triển để hỗ trợ việc dạy học của giáo viên và học sinh.
Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp vừa có thể tra cứu thông tin, truy cập các bài học ở trên mạng. Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực.
Với những lớp học chưa có điều kiện về phòng máy tính và không nhất thiết phải vào phòng máy thì trong hoạt động học tập mà giáo viên giao cho học sinh sẽ có những bài học mà ở đó học sinh có thể truy cập vào mạng hoặc các nguồn học liệu mạng LAN của trường. Có nghĩa rằng khi đó, học sinh có thể sử dụng điện thoại như là một công cụ để truy cập những điều đó song phải thực hiện theo nội dung bài học và nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
- Tuy nhiên, hiện nhiều phụ huynh lo lắng, nếu được sử dụng điện thoại trong lớp thì sẽ học sinh sẽ khó tập trung trong giờ học?
Trong một giờ học của một lớp học thì mọi hành động của học sinh phải được giáo viên kiểm soát. Trong lớp học, người giáo viên đang quản lý và tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh, học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ngoài ra, cần phải hiểu rằng việc giáo viên cho phép sử dụng điện thoại cho mục đích học tập cũng chỉ trong một giai đoạn ngắn để thực hiện, sau đó phải dừng lại chứ không thể có chuyện sử dụng điện thoại xuyên suốt giờ học.
Có thể hình dung, trên lớp, giáo viên sẽ giao cho học sinh nhiệm vụ. Như vậy có thể học sinh này sẽ tra trên mạng để truy cứu thêm thông tin để thực hiện nhưng cũng có học sinh lại không cần đến mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ học tập.
Như vậy, Bộ GD-ĐT không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát.
Thanh Hùng
Trong khi nhiều người cho rằng điện thoại thông minh là công cụ hữu hiệu giúp học trò mở rộng kiến thức ngoài sách vở, không ít phụ huynh lại lo lắng, ranh giới giữa game và tra cứu thông tin học tập chỉ cách nhau một cú ấn nút.
" alt=""/>Vì sao Bộ GDNgay trước khi bắt đầu, những người từ Trường bóng đá Ciudad de Getafe của Nabil nhận ra rằng họ còn thiếu một người. Hakimi lao vào phòng thay đồ: "Tôi sẽ xỏ giày vào thi đấu", anh hào hứng. Không dễ để thuyết phục Achraf bỏ cuộc. David Brito, tổng giám đốc của đội, cho biết: "Chúng tôi đã phải mắng cậu ấy".
Hakimi chưa bao giờ muốn rời khu vực phía bắc Getafe, cách trung tâm Madrid khoảng 13 km. Mùa giải 2017-18, anh được đưa vào biên chế đội một Real Madrid nhưng không thể cạnh tranh với Dani Carvajal.
Mùa hè 2018, Brito đưa ra yêu cầu đặc biệt thú vị với Hakimi: "Tôi gọi cho Achraf vì chúng tôi tổ chức thi PlayStation cho học sinh, cậu ấy có thể hỗ trợ giải thưởng. Cậu ấy rất tình cảm với người chiến thắng, lúc đó tám tuổi".
"Đừng bỏ cuộc", Hakimi động viên khi trao giải cho cậu bé người chiến thắng.
Hai ngày sau đó, Hakimi bay sang Dortmund, nơi anh bùng nổ ngoạn mục theo hợp đồng cho mượn kéo dài 2 năm.
Bằng cách nào đó, Real Madrid bán Hakimi cho Inter giữa lúc các Madridista chờ đợi anh kế thừa Carvajal. Giúp đội bóng thành Milan vô địch Serie A, anh chuyển sang PSG trong mùa hè 2021 với những người khác như Lionel Messi, Sergio Ramos và Gigio Donnarumma.
Hakimi luôn tiếc vì không có nhiều cơ hội thi đấu cho Real Madrid, dù anh hiện là ngôi sao PSG. "Đó là giấc mơ lớn nhất của Achraf", cha của anh nói, kể về việc một cậu bé 7 tuổi hạnh phúc khi giấc mơ đến học viện Castilla của CLB Hoàng gia Tây Ban Nha thành hiện thực,
Người hâm mộ bóng đá Tây Ban Nha thì tiếc Hakimi. Ngay từ rất trẻ, anh chọn quê hương Marocthay vì khoác áo đội tuyển xứ bò tót.
Mặc dù đội tuyển Tây Ban Nha nằm trong nhóm mạnh nhất thế giới, với cơ hội giành danh hiêu, nhưng Hakimi hướng về Maroc. Bản thân anh sinh ra tại Madrid, nhưng cha mẹ là những người di cư từ quốc gia châu Phi.
Chú sư tử Hakimi
Trong bóng đá hiện đại, các cầu thủ nhập cư thường hiếm khi chọn đội tuyển quê hương. Điều này khá nhiều ở Pháp, Tây Ban Nha, hoặc Đức.
Hakimi đi ngược lại so với số đông. Những ngôi sao đủ điều kiện khoác áo Tây Ban Nha như anh sẽ không chọn Maroc, trừ khi tài năng không đủ để được gọi vào "La Roja".
Nhiều người tiếc cho Hakimi vì Maroc không phải đội tuyển mạnh. Ở World Cup 2018, họ trở lại sau 20 năm vắng mặt. "Sư tử Atlas" không vô địch châu Phi kể từ 1976.
Hakimi chưa bao giờ tiếc về lựa chọn của mình. Anh luôn cống hiến hết mình khi có cơ hội thi đấu cho Maroc.
Kinh nghiệm bóng đá từ La Liga đến Bundesliga, Serie A và Ligue giúp anh trở thành thủ lĩnh Maroc. Dù mới 24 tuổi, anh đã có 58 trận quốc tế, cùng với 8 bàn thắng.
Maroc nảy sinh mâu thuẫn lớn trước khi diễn ra World Cup 2022. Ba tháng trước ngày bóng lăn tại Qatar, Vahid Halilhodzic bị sa thải và Walid Regragui lên ngồi ghế HLV trưởng.
Regragui xây dựng một tập thể ổn định, phòng ngự chắc chắn và phản công hiệu quả. Trong bộ khung ấy, Hakimi là mắt xích không thể thay thế.
Ở World Cup 2022, Hakimi như một chú sư tử mạnh mẽ bên cánh phải. Anh chuyền bóng nhiều nhất đội hình Maroc và phát động tấn công nhiều hơn bất kỳ đồng đội nào.
Sau khi cùng Maroc giành ngôi đầu bảng F một cách xuất sắc, đứng trên Croatia và Bỉ, Hakimi tiếp tục dẫn dắt "bầy sư tử Atlas" làm nên lịch sử khi vào tứ kết World Cup. Chính anh đá quả luân lưu quyết định thắng Tây Ban Nha 3-0 ở vòng 1/8.
Lịch sử mà Hakimi trải qua càng khiến người Tây Ban Nha tiếc nuối. Bởi vì, Luis Enrique không có lựa chọn chất lượng nào để tin tưởng, buộc phải dùng Marcos Llorente - vốn là một tiền vệ trung tâm - cho vị trí tiền vệ phải.
Xem ngay lịch thi đấu World Cup 2022 mới nhất tại đây!