Dù tôi cố phân giải, vợ vẫn cho rằng mẹ chồng bất công. Ảnh minh họa: PexelsMới đó đã 12 năm trôi qua, cuộc sống của vợ chồng tôi bây giờ chưa giàu có nhưng "biết đủ" thì cũng coi là ổn. Nhìn lại quãng đường đi cùng nhau, tôi luôn biết ơn và trân trọng vợ mình vì đã đồng hành, chia sẻ, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
Thế nhưng, người vợ hiền lành, hiểu chuyện của tôi không ngờ một ngày lại khiến tôi xấu hổ.
Chuyện là em trai út của tôi chuẩn bị cưới vợ. Chú út học rất giỏi, ra trường đã được một công ty nước ngoài săn đón. Thu nhập của chú cao hơn cả lương một kỹ sư 15 năm kinh nghiệm như tôi.
Hai năm đầu đi làm, tháng nào chú cũng gửi một nửa lương về cho mẹ. Chỉ từ khi quyết định cưới vợ, chú gửi ít đi, gọi là biếu bố mẹ tiền tiêu vặt.
Đám cưới tổ chức theo kế hoạch của chú rất hoành tráng và sang trọng. Chú muốn tổ chức thế nào, bố mẹ cũng chiều ý theo. Trong cuộc họp bàn trước đám cưới, mẹ nói rằng, nhà chỉ còn mỗi chú út, mẹ sẽ lo cho chu đáo.
Mẹ nói, vì cô dâu người thành phố, gia đình khá giả nên mẹ cũng muốn con trai mình "mát mặt". Trong đám cưới, mẹ sẽ trao quà cho cô dâu chú rể 8 chỉ vàng mẹ đã mua để dành được. Còn anh chị em ruột, mỗi người cũng nên trao tặng em một chỉ.
Không ngờ, vừa nghe tới đó, vợ tôi liền đứng dậy, thái độ vô cùng khó chịu cho rằng, mẹ tôi làm như thế không công bằng. Cô ấy bảo, nhà có 3 cô con dâu. Dâu cả và dâu thứ bố mẹ đều chỉ tặng một chỉ vàng, sao đến dâu út lại tặng những 8 chỉ?
Còn anh chị cho em được bao nhiêu thì cho, không nhất thiết phải đủ một chỉ vàng. Dù sao nó cùng chỉ là món quà thể hiện tình cảm, không phải là trách nhiệm phải làm.
Trừ chú út không có ở nhà, mọi người đều bất ngờ trước thái độ của vợ tôi, đặc biệt là mẹ. Bà trở nên cáu giận, chất vấn con dâu cả: "Chị nghĩ như thế nào là công bằng? Tôi nuôi chồng chị học đại học xong thì nó lấy vợ. Nó kiềm tiền nuôi chị, có nuôi tôi được ngày nào.
Còn thằng út, nó ra trường, kiếm được bao nhiêu tiền đều gửi về cho mẹ. Nói cho đúng, số vàng tôi cho nó cũng là tiền của nó mà ra. Mà kể cả là tiền của tôi thì cho bao nhiêu cũng là quyền của tôi. Chị ghen tỵ với cả em út trong nhà à?".
Nhận thấy tình hình căng thẳng, tôi kéo vợ ra ngoài. Tôi phê bình vợ gay gắt, cũng không hiểu hôm nay cô ấy ăn phải cái gì mà làm ra cái hành động ấy. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ tôi giận như hôm nay.
Tôi cố nói cho vợ hiểu, ông bà muốn cho chú út bao nhiêu là quyền của ông bà, mình không có tư cách gì ý kiến. Còn về phần mình, có thì cho em một chỉ vàng, không có thì mừng 2 triệu đồng cũng được, không sao cả. Cô ấy cư xử như vậy rất không hay, việc này chú út biết được đúng là chả ra gì.
Vợ tôi không nghĩ mình sai, rất ấm ức: "Hồi anh lấy vợ, trong tay không có đồng nào. Tiền mua nhẫn cưới cũng phải đi vay, tiền mâm cỗ đều do anh lo cả, tiền bà con mừng cưới mẹ anh lại cầm.
Bây giờ cưới chú út, bố mẹ lo từ A đến Z, còn cho những 8 chỉ vàng. Đều là con, sao lại có sự phân biệt như vậy? Chỉ vì anh nghèo, còn chú út thì có tiền hơn? Hay tại vì em nghèo, còn em dâu út thì giàu có?".
Đám cưới của em trai gần kề, mẹ giận tôi không biết dạy vợ, vợ lại trách mẹ chồng phân biệt giàu nghèo, bất công với con cái. Hành động của vợ đối với mẹ chồng ngay giữa lúc đông đủ cả nhà khiến tôi xấu hổ. Tuy nhiên, vợ nói một thôi một hồi khiến đầu óc tôi cũng rối tung, không biết cô ấy đúng hay sai nữa.
Theo Dân trí
Phát hiện tình đầu 62 tuổi chưa lấy chồng, chú rể U70 từ Mỹ về Việt Nam hỏi cưới
Sau 40 năm định cư ở Mỹ, người đàn ông U70 về Việt Nam thì vô tình gặp lại mối tình đầu. Phát hiện bà chưa lấy chồng, ông liền đến dạm hỏi và tổ chức lễ cưới linh đình." width="175" height="115" alt="Chỉ vì 8 chỉ vàng, vợ tôi quậy tung buổi họp bàn đám cưới em chồng" />