Theo đó, trong thời gian 11 tuần, tại các trường tiểu học và THCS đang triển khai chương trình sẽ dạy 88 tiết, trung bình mỗi tuần 8 tiết. Trong đó, 70 tiết học sinh sẽ học với giáo viên nước ngoài, 18 tiết học sinh với giáo viên Việt Nam.
Sở yêu cầu miễn phí thời lượng học với giáo viên Việt Nam, chỉ thu học phí 70 tiết mà học sinh học với giáo viên người nước ngoài.
Cụ thể, mức học phí đối với khối lớp 5 là 7,4 triệu đồng (tương đương khoảng gần 106.000 đồng/tiết). Mức học phí các khối 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 là 8,1 triệu đồng (tương đương khoảng gần 116.000 đồng/tiết).
![]() |
Học sinh TP.HCM được miễn học phí 18 tiết chương trình tiếng Anh tích hợp do giáo viên Việt Nam dạy |
Trước đó, đề án dạy và học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam (gọi là Tiếng Anh tích hợp) được thực hiện theo Quyết định 5695 ban hành năm 2014 của UBND TP.HCM.
Theo đó, mức thu được quy định như sau: Nếu trường trong giai đoạn sử dụng 100% giáo viên nước ngoài thì phương án 1, học phí là 3,1 - 3,2 triệu đồng/tháng cho thời lượng 6 tiết/tuần với 100% giáo viên nước ngoài.
Phương án 2, học phí 4 triệu đồng/tháng cho thời lượng 8 tiết/tuần với 100% giáo viên nước ngoài.
Phương án 3, học phí 2,2 triệu đồng/tháng cho thời lượng 6 tiết/tuần với 50% giáo viên nước ngoài và 50% giáo viên người Việt Nam (lộ trình sẽ được thực hiện sau khi tập huấn cho các giáo viên Việt Nam).
Phương án 4, học phí 3,2 triệu đồng/tháng cho thời lượng 8 tiết/tuần với 50% giáo viên nước ngoài và 50% giáo viên người Việt Nam (lộ trình sẽ được thực hiện sau khi tập huấn cho các giáo viên Việt Nam).
Lê Huyền
Nếu theo học chương trình Tiếng Anh tích hợp, mỗi học sinh công lập ở TP.HCM phải đóng từ 2,3 triệu đến hơn 4 triệu đồng/tháng, bao gồm học phí chính quy.
" alt=""/>Học phí chương trình Tiếng Anh tích hợp từ nay đến 20/11 ở TP.HCM cao nhất gần 116.000 đồng/tiếtCho học sinh dùng điện thoại: Không dễ dàng
Bà Thơ cho hay, kinh nghiệm của bản thân từ mấy năm tổ chức thực nghiệm việc sử dụng điện thoại thông minh trong học toán ở trường THCS và THPT cho thấy, việc giáo viên quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không hề dễ dàng.
“Trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế hoạt động phải sử dụng điện thoại, điện thoại có cài ứng dụng để hỗ trợ việc học,... thế nhưng cả giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nội quy chặt chẽ. Quan trọng nhất, là trong các giờ học đó, học sinh có tâm thế tự học khá cao, các em được hướng dẫn và làm quen với điện thoại, để nó trở thành phương tiện học tập. Còn giáo viên thì thật sự, họ được huấn luyện rất kĩ càng”.
![]() |
Học sinh được sử dụng điện thoại thông minh trong 1 tiết học ở Lào Cai. |
Thứ nhất, có nội dung bài học phải dùng điện thoại.Theo bà Thơ, có nhiều yêu cầu được đặt ra, và bắt buộc phải đạt được, lấy đó làm cơ sở để giáo viên "cho phép" học sinh dùng điện thoại trong giờ học. Tuy nhiên, có một số điều kiện để điện thoại được dùng trong giờ học:
“Nghĩa là nếu "không cần dùng điện thoại thì nhất quyết đừng cho dùng". Trong giờ học toán, chúng tôi thiết kế nội dung dùng điện thoại khi học sinh tham gia trắc nghiệm (Kahoot, Quiz), Sử dụng công cụ tính, hình vẽ, ... (Geogebra, Excel, ...), .... Đồng thời, các nội dung này có tính hệ thống. Khi tôi viết chương trình cho nhà trường, tôi đã chỉ ra và điều chỉnh các bài dạy, để cho học sinh có điều kiện rèn luyện một kĩ năng công nghệ và thành thạo phần mềm”.
Thứ hai, có khả năng kiểm soát an toàn thông tin.
Điều này theo bà Thơ là cực kì quan trọng.
“Ở các lớp tôi thực nghiệm, trường học đã là trường công nghệ rồi, nghĩa là các học sinh và giáo viên đều thành thạo an ninh mạng, tuân thủ và được giám sát khi nhà trường đầu tư hạ tầng tốt. Năng lực kiểm soát nằm ở người giáo viên, nhà quản lí và hệ thống quản lí của nhà trường - gia đình. Việc này không hề đơn giản và dễ tiến hành. Nó là một quá trình rèn giũa hành vi, thói quen, đồng thời là sự tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy, trách nhiệm. Người giáo viên không những có thể tạo ra bài học "phải dùng công nghệ" mà còn đảm bảo được những tình huống phát sinh.
Thứ ba, có điện thoại an toàn, đồng bộ.
Nghĩa là, trong một lớp học, nếu em có, em không có điện thoại mà tổ chức dùng thì không ổn. Đồng thời, các ứng dụng được cài đặt cũng phải đồng bộ. “Vì chỉ cần sự khác biệt giữa các nền tảng cũng sẽ cho ra những kết quả khác nhau, gây tranh cãi thì việc đi giải quyết nó còn mệt mỏi hơn việc không dùng nó”, bà Thơ nói.
Bà Thơ cũng cho rằng, nếu chỉ để tra cứu thông tin thì không nên dùng điện thoại. “Trong học tập, thử thách Nhớ, Kết nối thông tin đáng để trải nghiệm. Còn những thông tin phạm vi rộng, thì có thể tự do đọc, tìm kiếm ngoài giờ học, nó không cần thiết phải làm trong giờ”.
Đối mặt với "sự thông minh trống rỗng"?
Bà Thơ cho rằng, điều quan trọng nhất cần lưu tâm chính là "sự đầu tư nội dung để điện thoại có thể khai thác".
Bởi công nghệ phát triển khiến "lớp học phải thông minh" là đúng, nhưng việc bà lo lắng là phải đối mặt với "sự thông minh trống rỗng", khi kho dữ liệu dùng cho giảng dạy không hề được đầu tư.
“Từ nội dung bài học, hoạt động đến các sản phẩm để giáo viên, học sinh khai thác có bao nhiêu thí nghiệm ảo đã được thiết kế, nghiệm thu? Có bao trích đoạn tư liệu để có thể làm tình huống trong các giờ Văn, giờ Lịch sử? Có bao nhiêu tình huống Toán học được minh họa, được thiết kế lại với sự hỗ trợ của công nghệ,..? Hay bao nhiêu chương trình dạy học được xây dựng?...”, bà Thơ trăn trở.
“Điện thoại thông minh có thể có ích với mọi người, nhưng sẽ không có ích với những người không biết dùng nó hoặc ngay cả khi nó chẳng chứa, chẳng kết nối với những tiện ích thông minh. Và khi đó, việc dùng nó sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, mà rất có thể, nó sẽ là "cục gạch" để sát thương đến cả tâm hồn”.
Thanh Hùng(ghi)
"Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp vừa có thể tra cứu thông tin.... Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực".
" alt=""/>Học sinh dùng điện thoại và 'sự thông minh trống rỗng'![]() |
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (ngoài cùng bên trái) dự Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục lần thứ VII |
![]() |
Bộ GD-ĐT đã công bố quyết định khen thưởng cho tổng số 384 cá nhân và tập thể điển hình tiên tiến, gồm: Khối các Sở GD-ĐT (188 tập thể và cá nhân); Khối các trường thuộc Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (84 tập thể và cá nhân); Khối các đơn vị trực thuộc Bộ (102 tập thể và cá nhân).
Đại biểu chính thức tham dự Đại hội gồm khoảng 400 người, trong đó có các tập thể và cá nhân đang được đề nghị danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; các chiến sĩ thi đua toàn quốc giai đoạn 2016 – 2020; các nhà giáo nhân dân được phong tặng năm 2017; đại diện tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; học sinh đoạt huy chương Vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế các môn văn hóa năm 2020; sinh viên nghiên cứu khoa học đoạt giải nhất năm 2019.
![]() |
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã tặng bằng khen cho 19 tập thể và 5 cá nhân đại diện cho các điển hình tiên tiến của ngành giáo dục. |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay, thời gian qua, toàn ngành giáo dục đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đã chủ động phát động và tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua của ngành nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
![]() |
Trong 5 năm qua, các nhà trường đã chủ động đổi mới phương pháp giáo dục, có nhiều hoạt động cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hoạt động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên. Nhiều mô hình, sáng kiến trong dạy và học đã được các cơ sở giáo dục thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.
![]() |
Nội dung “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được các cơ sở giáo dục cụ thể hóa phù hợp với các cấp học, bậc học, ngành học với phương châm mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày tới trường đều nỗ lực đổi mới, cải tiến trong công việc và nhà giáo cùng nhau phát triển.
![]() |
Ông Nhạ cho rằng các nỗ lực của các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên cả nước đã và đang góp phần làm nên những kết quả đáng tự hào của ngành giáo dục thời gian qua.
Thanh Hùng
Đó là thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục trung học diễn ra mới đây với sự tham gia của 63 sở GD-ĐT.
" alt=""/>Gần 400 cá nhân, tập thể được vinh danh tại Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục