Vượt qua 780 thí sinh đến từ nhiều quốc gia và lãnh thổ, Phương Trinh đạt giải Nhất sau khi phá được kỷ lục thế giới sau 5 phút đã nhớ 618 hình ngẫu nhiên. Trước đó, kỷ lục cũ do một người Pháp đạt được là sau 5 phút nhớ 547 hình ngẫu nhiên.
Với nụ cười luôn hiện trên môi, Trinh cho biết, khi còn học sinh THPT, chị em Trinh tình cờ xem chương trình Siêu trí tuệ, thấy nhiều nội dung hấp dẫn, rồi thích chương trình này lúc nào không hay. Cả hai thường theo dõi và tìm tòi và tập ghi nhớ, với kỳ vọng sẽ dự thi.
Trinh kể, hồi mới theo đuổi môn trí tuệ này, vì phải tập trung ghi nhớ cường độ cao, cô thường hay bị đau đầu. Tuy nhiên, được học tập cùng nhiều thầy cô, nhất là với Kỷ lục gia trí nhớ thế giới Nguyễn Phùng Phong, cô bắt đầu điều chỉnh, luyện theo phương pháp của dự án “5 Phút thuộc bài”, tình trạng đau đầu dần dần không còn.
Về luyện tập, Trinh thường xuyên quan sát những thứ xung quanh, rồi ghi nhớ lại. Từ những sự việc đời thường, câu chuyện đã nghe, đã tiếp xúc, cô tạo ra những tiêu đề, từ khóa… rồi liên kết thành câu chuyện theo sơ đồ tư duy để ghi nhớ. Bên cạnh đó, họ cũng tìm tìm hiểu thêm trên Internet để mở rộng, hiểu sâu kiến thức. Mỗi ngày, chị em Trinh dành ra 4 tiếng để thực hành vào buổi sáng và chiều.
Sau những nỗ lực không ngừng, Trinh hoàn thành tốt phần thi của mình để nhận về kết quả cao nhất, phá được kỷ lục thế giới trong cuộc thi Siêu trí nhớ thế giới 2023. “Có nhiều chuyện em có thể sẽ quên, nhưng hai tiếng Việt Nam hô vang trong hội trường chung kết hôm đó sẽ chẳng bao giờ em quên”, Phương Trinh chia sẻ.
Gác giấc mơ làm bác sĩ trở thành Kỷ lục gia trí nhớ thế giới
Chị em Trinh sinh ra trong gia đình nghèo ở xã Liên Đầm, huyện Di Linh (Lâm Đồng). Bố bỏ đi khi chị em Trinh còn nhỏ. Ngôi nhà nhỏ đơn chiếc, chỉ có mẹ và các con quây quần nương tựa với nhau. Người mẹ làm đủ việc, với tâm niệm miễn có tiền nuôi các con tới trường, tìm con chữ.
Không giấu nổi niềm vui, bà Lục Thị Hiền Minh (45 tuổi, mẹ của Trinh và Hiền) bảo, căn nhà nhỏ rộn tiếng tiếng cười khi nhận những lời chúc của hàng xóm, người thân suốt những ngày qua.
Bà Minh kể, hồi còn học THPT hai con thường tâm sự muốn thi vào Đại học Y dược, trở thành bác sĩ. Tuy nhiên, kinh tế gia đình khó khăn, cuộc sống chật vật, nên các con gác lại ước mơ của mình, thi vào ngành Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, phần nào đỡ gánh nặng cho mẹ và ngoại.
Năm 2019, chị em Trinh đang là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thì phát hiện thấy cuộc thi Siêu trí nhớ Việt Nam tổ chức ở TP.HCM, liền đăng ký dự thi. Cả hai đạt danh hiệu kỷ lục gia Siêu trí nhớ Việt Nam. Từ đó, nhận ra đam mê và gắn bó với môn thể thao trí tuệ này, nên cả hai xin ý kiến gia đình, làm đơn bảo lưu điểm ở trường. "Khi hay tin này, ban đầu tôi ngập ngừng, lo lắng. Tuy nhiên, sau đó tôi đồng ý vì tin ý chí, sự kiên trì cũng như quyết tâm hai con", người mẹ tâm sự.
Về phía mình, Phương Trinh bảo chia sẻ có nhiều dự định trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tại, cô sẽ cùng chị gái cùng nỗ lực luyện tập để đạt được thành tích cao hơn và thực hiện những mục tiêu bản thân đã đưa ra. Sau đó, cả hai sẽ trở lại giảng đường để tiếp tục với ước mơ còn dang dở.
" alt=""/>Cô gái 23 tuổi phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới sau 5 phútThông qua lớp tập huấn, các học viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về an toàn thông tin mạng, nâng cao nhận thức để đảm bảo an toàn thông tin cũng như nhận thức được các nguy cơ tiềm ẩn khi mất an toàn thông tin mạng.
Học viên cũng sẽ nhận biết được các nguy cơ khi sự cố mạng xảy ra, và những giải pháp cần thiết phải triển khai, áp dụng tại cơ quan, đơn vị mình.
Năm ngoái, Sở TT&TT tỉnh Hà Tĩnh từng phối hợp với UBND huyện Hương Khê tổ chức khai giảng khóa đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT cho lãnh đạo CIO cấp xã, thị trấn, cùng đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin trên địa bàn huyện Hương Khê, bao gồm nội dung an toàn thông tin mạng.
H.A.H
Phương pháp Crowdsourced Security (bảo mật cộng đồng) được nhận định sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề bảo mật trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực, thông qua cách hợp tác với cộng đồng chuyên gia bảo mật độc lập và các hacker mũ trắng.
" alt=""/>Hà Tĩnh tổ chức lớp nâng cao trình độ an toàn thông tin mạng năm 2021Nói về quan hệ Việt Nam-Campuchia, Thủ tướng nêu: "Cùng uống chung dòng nước sông Mekong, Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi và có mối quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời. Hai dân tộc đã đoàn kết, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong những lúc khó khăn và hoạn nạn, cùng nhau vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử”.
Thủ tướng điểm lại lịch sử 2 nước và khẳng định chân lý "phải đoàn kết, thống nhất”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại lời chia sẻ với Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong cuộc trao đổi ngày 11/12 rằng: "Chúng ta có không yêu quý nhau, không đoàn kết thì cũng chẳng chuyển đi đâu được. Cho nên cuối cùng là phải đoàn kết, phải thương yêu, quý trọng nhau và cùng nhau phát triển, cùng nhau cùng thắng. Đấy là quy luật khách quan".
Người đứng đầu Chính phủ nhắn nhủ với thế hệ trẻ với truyền thống "uống nước nhớ nguồn" cần mãi khắc ghi và biết ơn sâu sắc công lao to lớn của thế hệ lãnh đạo, nhân dân 2 nước, đặc biệt là sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ Việt Nam và Campuchia.
Trên nền tảng đặc biệt và vững chắc, quan hệ Việt Nam và Campuchia liên tục phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Trong giáo dục, Thủ tướng cho biết, khoảng 3.000 sinh viên Campuchia đang theo học tại Việt Nam "là những nhịp cầu nối, chất keo" quan hệ 2 nước.
Thủ tướng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia luôn tin tưởng chọn Việt Nam là một trong những điểm đến, đối tác hàng đầu trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Campuchia.
Thủ tướng Campuchia tự hào về hợp tác 2 nước
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Hun Manetvui mừng khi phát biểu trước sinh viên, giảng viên Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ Hoàng gia Campuchia và sự hợp tác Campuchia-Việt Nam.
Ông cho biết, đây là lần đầu tiên ông phát biểu trước sinh viên tại nước ngoài và "là một bước ngoặt mới trong công việc bởi khi còn là sinh viên tôi được lắng nghe nhưng hôm nay tôi phát biểu".
Thủ tướng Hun Manet nhất trí với chia sẻ của Thủ tướng Phạm Minh Chính trước đó về quan hệ 2 nước. Về địa lý, Campuchia và Việt Nam có quan hệ rất gần gũi, 2 nước không thể tách xa ra nhau, đó là tính lịch sử.
Nhìn lại lịch sử, 2 nước có sự đan xen và ủng hộ lẫn nhau, Campuchia giúp Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập, trong khi đó Việt Nam cũng giúp đỡ Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, khắc phục và xây dựng lại đất nước.
Thủ tướng Hun Manet cho rằng nói về lịch sử để thấy được cơ sở quan hệ 2 nước hiện nay cũng như trong tương lai. "Những gì 2 nước chúng ta củng cố ngày hôm nay, đến 20 năm sau, 30 năm sau và tương lai vẫn tiếp tục là lịch sử của 2 dân tộc", ông chia sẻ.
Ông Hun Manet nhấn mạnh, quan hệ Campuchia-Việt Nam đặc biệt quan hệ Campuchia-Việt Nam-Lào luôn mang ý nghĩa lịch sử, đây là yếu tố và cơ sở vững chắc cho sự đoàn kết "bởi nếu 3 nước tách rời thì chúng ta sẽ rất yếu, nhưng khi đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tất cả công việc sẽ phục vụ vì lợi ích của nhân dân 3 nước.
Thủ tướng Hun Manet chia sẻ, Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ 7 mới thành lập chỉ hơn 100 ngày, với nhiều Bộ trưởng còn trẻ kế thừa từ các nhiệm kỳ trước sẽ tiếp tục vun đắp và phát huy hơn nữa mối quan hệ 2 nước đã có sẵn.
Ông cho biết, tại Campuchia cũng có một số sinh viên Việt Nam theo học, việc kết nối giáo dục của 2 nước có ý nghĩa quan trọng. Nhấn mạnh vai trò giáo dục, ông cho rằng "nếu không có sức khỏe, không có kiến thức, không có năng lực thì đất nước sẽ không thể phát triển được". Hai nước đều chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, lấy con người là trung tâm.
Thủ tướng Campuchia tự hào về quan hệ tốt đẹp, gần gũi giữa lãnh đạo và nhân dân 2 nước. Trong bài phát biểu, Thủ tướng Hun Manet đã giới thiệu về chính sách phát triển kinh tế của Campuchia và tiềm năng quan hệ hợp tác kinh tế Campuchia-Việt Nam.
Việt Nam là đối tác thương mại rất quan trọng của Campuchia, số liệu kim ngạch thương mại là minh chứng về sự hợp tác này. Theo Thủ tướng Campuchia, trong đại dịch Covid 19 thương mại 2 nước vẫn tiếp tục tăng, tăng trưởng hàng năm trung bình là 25% (2017-2022).
Về đầu tư, Việt Nam đã đầu tư trong nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm và sự phát triển chung của Campuchia. Đến năm 2023, tổng số vốn dự án đầu tư của Việt Nam Campuchia đã lên đến 22,6 tỷ USD.
Ông Hun Manet cũng vui mừng về giao lưu nhân dân 2 nước, đặc biệt trong du lịch, khách du lịch Việt Nam vào Campuchia đứng thứ 2.
"Việt Nam đang có nhiều lựa chọn để phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều chuyển đổi. Campuchia luôn coi Việt Nam là điểm nối, cửa ra hết sức quan trọng cho việc phát triển thương mại quốc tế và cũng như kết nối ngày càng mạnh mẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu", Thủ tướng Campuchia nhận định.
" alt=""/>Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hun Manet giao lưu với sinh viên