Du học hay học tại các trường quốc tế?
Với mong muốn cho trẻ sớm tiếp cận những nền giáo dục tiên tiến, hướng nghiệp trước khi bước vào đại học, bố mẹ Việt thường ưu tiên cho con du học. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, đây được xem là một một lựa chọn rủi ro vì tình hình Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp.
![]() |
Chương trình phổ thông Cambridge được giảng dạy trên 10.000 trường học, tại 160 quốc gia trên thế giới |
Trong khi đó, nếu theo học tại các trường quốc tế trong nước, trẻ vẫn được trang bị nền tảng tiếng Anh vững chắc, cùng vốn kiến thức thức sâu rộng và các bằng cấp đầu ra có giá trị trên toàn thế giới. Phổ biến nhất trong đó là chương trình phổ thông Cambridge (Anh quốc), IB (Thụy Sĩ) và AP (Hoa Kỳ). Ngoài ra, khi học phổ thông trong nước, trẻ còn có thời gian gần gũi với gia đình, trau dồi mẹ đẻ, văn hóa dân tộc trước khi đủ trưởng thành để tự lập và vượt qua các rào cản văn hóa khi đi du học.
Chọn trường quốc tế phù hợp với con
Ở TP.HCM có nhiều trường quốc tế, các trường này được chia thành 2 nhóm chính gồm: trường quốc tế 100% sử dụng ngoại ngữ và trường song ngữ.
![]() |
VAS là trường quốc tế tại TP.HCM được cấp phép giảng dạy chương trình tích hợp toàn phần Cambridge |
Với học phí trong năm học 2021 - 2022 từ khoảng 260 - 820 triệu đồng, tăng dần từ lớp 1-12, các trường quốc tế 100% giảng dạy 1 chương trình quốc tế với giáo viên bản ngữ, có đầu ra là 1 bằng cấp quốc tế. Học sinh ở đây có cơ hội phát triển tốt kỹ năng Anh ngữ và các hoạt động thể chất, ngoại khóa.
Ở nhóm trường song ngữ cao cấp, học sinh được theo học song song 2 chương trình gồm: chương trình quốc tế và quốc gia (MOET), với một nửa thời lượng được giảng dạy bằng tiếng Anh và 2 bằng cấp, chứng chỉ đầu ra. Ở đây, học sinh được phát triển cả 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời giữ được những giá trị Việt và dễ dàng chuyển tiếp sang các trường quốc tế hoàn toàn hoặc các trường công lập… với mức học phí hợp lý.
Trong các trường quốc tế song ngữ, nổi bật có Trường Quốc tế Việt Úc (VAS), được thành lập từ năm 2014, hiện có 7 cơ sở và hơn 8.200 học sinh, với gần 1.000 giáo viên Việt Nam và nước ngoài (15% giáo viên có trình độ Thạc sĩ trở lên). VAS là trường quốc tế ở TP.HCM được cấp phép giảng dạy chương trình tích hợp toàn phần Cambridge. Đầu ra của chương trình là bằng Tú tài quốc tế AS/A Level của Cambridge và bằng Tốt nghiệp THPT Quốc gia. Năm học 2021 -2022, trường công bố học phí từ lớp 1 - 12 giao động từ 185 - 462 triệu đồng/năm, với 22 - 25 tiết tiếng Anh học thuật mỗi tuần ở chương trình song ngữ CAP. Đối với chương trình Cambridge Quốc tế Toàn phần, học phí lớp 6 - 12 từ 290 - 497 triệu đồng/năm, ứng với 28 - 36 tiết tiếng Anh/tuần.
![]() |
VAS cung cấp 3 lộ trình học tập linh hoạt, phù hợp với năng lực của trẻ và khả năng tài chính của các gia đình |
Đại diện VAS chia sẻ, để chọn cho trẻ một ngôi trường quốc tế phù hợp với khả năng tài chính của gia đình, phụ huynh cần cân nhắc 5 yếu tố chính gồm: chương trình giảng dạy phổ biến với bằng cấp đầu ra có giá trị quốc tế, thời lượng giảng dạy tiếng Anh học thuật, chất lượng của đội ngũ giáo viên, bằng cấp ứng với các chương trình khảo thí cuối mỗi cấp học và các hoạt động ngoại khóa, phát triển kỹ năng.
VAS đang cung cấp 3 chương trình đào tạo, phù hợp với năng lực, khả năng tiếng Anh đầu vào của trẻ và định hướng của mỗi gia đình gồm: CEP, CAP và CAP International. Tìm hiểu các chương trình giáo dục quốc tế Cambridge tại VAS và ưu đãi tuyển sinh cho năm học mới tại ở website: https://www.vas.edu.vn/ hoặc hotline: 0911 26 77 55. |
Doãn Phong
" alt=""/>Đi học hậu Covid: Phụ huynh Việt ‘ưng’ trường quốc tế song ngữMức điểm nhận hồ sơ xét tuyển tại Phú Yên và Bắc Ninh như sau:
Theo Alexander Wiebe, nếu không nhận thức đúng về chuyển đổi số, quy trình này rất có thể chỉ được thực hiện bằng cách thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới hơn, khiến cho quy trình chỉ thay đổi về giao diện chứ không làm thay đổi hệ thống.
Để có những thay đổi về chất, cần xem xét cách các dịch vụ khác nhau tương tác với nhau, cách cấu hình các luồng thông tin, cách chúng ảnh hưởng đến các quy trình kinh doanh khác và những công nghệ mới đã xuất hiện trên thị trường. Chỉ sau đó mới đưa ra giải pháp, gồm cả giải pháp thay thế và giải pháp mới.
Alexander Wiebe lưu ý: “Khi các doanh nghiệp Nga bắt đầu làm sáng tỏ mớ rắc rối này, sẽ có hàng triệu câu hỏi đặt ra về hiệu quả của các quy trình kinh doanh hiện tại, về nền tảng kỹ thuật, nhưng đây là bản chất của quy trình chuyển đổi số”.
Nỗi sợ mắc sai lầm ngăn cản đổi mới
Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey ước tính rằng 70% sáng kiến chuyển đổi số bị thất bại. Trong khi các nhà phân tích của công ty tư vấn công nghệ Gartner cho rằng, mối đe dọa chính đối với các dự án chuyển đổi số trên toàn thế giới là thiếu năng lực.
Tại Nga, những nhà quản lý có kinh nghiệm về chuyển đổi số còn hạn chế. Trong khi đó, bất kỳ thay đổi nào cũng luôn tiềm ẩn rủi ro. Nhiều nhà quản lý địa phương không muốn tham gia vào quá trình chuyển đổi do lo ngại các dự án có thể không thành công.
Các công ty tư nhân có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn, nhưng không phải doanh nghiệp lớn nào cũng vậy. RDS đã trực tiếp tham gia thực hiện chiến lược kỹ thuật số thống nhất của tập đoàn nhà nước Rosatom kể từ năm 2019, tham gia sản xuất và thử nghiệm kỹ thuật số trong lĩnh vực mạch công nghiệp năng lượng hạt nhân.
Hiện nay, RDS đã mở rộng cung cấp danh mục sản phẩm, giải pháp và dịch vụ kỹ thuật số độc lập cho các công ty khác trên thị trường Nga.
Bài học của RDS là phải trang bị hiểu biết sâu sắc về quy trình sản xuất, kinh doanh và đặc thù của các ngành khác nhau, ngoài việc tự phát triển năng lực kỹ thuật số
Các luồng thông tin rời rạc
Thực trạng phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay tồn tại vấn đề nan giải là các giải pháp công nghệ bị chồng chéo lẫn nhau, được triển khai riêng biệt, không đánh giá được tác động lẫn nhau. Các hệ thống thông tin riêng lẻ tương tác theo mô hình “điểm-điểm”, do đó sự kết nối giữa chúng lỏng lẻo.
Điều đó dẫn đến việc lặp đi lặp lại quá trình nhập dữ liệu, bất tiện sao chép và xử lý, kéo theo chi phí tích hợp và bảo trì hệ thống chắp vá tăng lên đáng kể. Vì vậy, chiến lược đúng đắn là sắp xếp trật tự cho các quy trình hiện có và sau đó tự động hóa chúng.
Thiếu chiến lược xuyên suốt
Chuyển đổi số bao gồm 4 chu trình chính là: Chuyển đổi sang mô hình kinh doanh nền tảng; chuyển đổi từ công nghệ thông tin sang tạo tài sản kỹ thuật số và xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu; chuyển đổi từ quản lý dự án và chức năng sang quản lý sản phẩm; chuyển sang văn hóa ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu và phát triển các kết nối theo chiều ngang.
Tuy nhiên, đại đa số các công ty bắt đầu chuyển đổi số đã không thành công do đánh giá sai tình hình. Khi bắt đầu một dự án, RDS thường nghiên cứu kỹ các quy trình kinh doanh, xác định các vấn đề không chỉ nằm ở tự động hóa, mà còn ở các quy trình kinh doanh.
“Khi đã có các thông số kỹ thuật và giải pháp toàn diện, RDS sẽ đề xuất tái cấu trúc quy trình kinh doanh một cách hợp lý” - Alexander Wiebe cho biết.
Một vấn đề khác là quy mô của sự chuyển đổi. Chuyển đổi số thường chỉ được hiểu là một lộ trình duy nhất. Alexander Wiebe lưu ý: “Quá trình này chỉ đạt được hiệu quả lớn nhất khi có thể xem xét tổng thể các giải pháp và sản phẩm khác nhau, cách chúng phù hợp với nhau và cách tạo ra giá trị cho khách hàng”. Để có cách tiếp cận thích hợp như vậy, khi thực hiện các dự án chuyển đổi số cần bám sát cả 4 chu trình chính nêu trên.
Nhận thức tiêu cực về sự đổi mới
Theo khảo sát của cơ quan phân tích The Economist Intelligence Unit (Anh), gần 1/3 công ty đã phải đối mặt với làn sóng tẩy chay nội bộ đối với việc áp dụng chuyển đổi số. “Các nhà quản lý tầm trung có thể phá hoại bằng một cuộc đình công. Điều này xảy ra nếu ban lãnh đạo không thể giải thích cho họ về tầm nhìn phù hợp và xác định chính xác nhiệm vụ” - Alexander Wiebe giải thích.
Vì vậy, cần tăng cường các giải pháp, kể cả nhờ sự trợ giúp từ các chuyên gia tư vấn bên ngoài, để động viên nhân viên và giúp họ sẵn sàng đón nhận quy trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số trước hết là một quá trình chuyển đổi về mặt tư tưởng, đòi hỏi sự thay đổi nhất định về nhận thức, xem xét lại chiến lược kinh doanh và bác bỏ những khuôn mẫu sáo rỗng, do đó Alexander Wiebe cho rằng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo có năng lực là chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình chuyển đổi, phân tích các tiêu chuẩn, chọn ra những thứ tốt nhất hiện có và biến nó thành “động cơ của sự tiến bộ”.
(theo RBC)
" alt=""/>5 thách thức chuyển đổi số và bài học thành công ở Nga