TIN BÀI KHÁC
Cuộc họp có sự tham dự của UBND Quận 9, Phòng GD-ĐT, Ban Giám hiệu nhà trường, Các thành viên đại diện cho cha mẹ học sinh của các lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh được bầu từ đầu năm và hàng trăm phụ huynh của trường.
Phụ huynh Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi họp bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh mới |
Không tín nhiệm và tin tưởng vào Ban đại diện cha mẹ học sinh vừa bầu từ đầu năm, các phụ huynh đã miễn nhiệm và quyết định bầu ra một ban đại diện cha mẹ học sinh mới.
Sau thời gian thảo luận căng thẳng, kéo dài phụ huynh của trường cũng đã bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường mới. Ban đại diện phụ huynh mới của Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi sẽ tham gia giám sát chất lượng an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn của học sinh bán trú trong thời gian sắp đến.
Trong thời gian chưa tìm được nhà cung cấp dịch vụ nấu ăn mới, Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi vẫn sẽ vẫn tổ chức dịch vụ bán trú bình thường cho học sinh. Đơn vị nấu ăn cũ vẫn tiếp tục làm việc dưới sự giám sát của nhà trường và phụ huynh.
Liên quan đến chất lượng bữa ăn bán trú ở Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi, sau chỉ đạo của ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, UBND Quận 9 đã có chỉ đạo giải quyết các vấn đề của phụ huynh phản ánh.
UBND Quận 9 yêu cầu nhà trường phải đảm bảo ổn định hoạt động dạy và học, không để ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
Thay đổi nhà cung cấp thực phẩm, nhà cung cấp gia vị. Thức ăn bán trú phải đảm bảo an toàn thực phẩm, có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, chất lượng bữa ăn phải đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với học sinh tiểu học. Nhà trường công khi khẩu phần ăn hàng ngày bằng hình ảnh, gửi đến phụ huynh học sinh và có thông báo thực đơn tại cổng trường để phụ huynh theo dõi.
Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh bàn bạc, xem xét về việc thay đổi đơn vị nấu ăn, tổ chức đấu thầu công khai đơn vị nấu ăn mới, ký hợp đồng nấu ăn giữa 3 bên (nhà trường, cha mẹ học sinh, đơn vị nấu ăn), bảo đảm tăng cường giám sát để các cháu học sinh có khẩu phần ăn tốt nhất.
Trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện gắn camera trong khu vực nhà bếp, nhà ăn, giám sát từ khâu nhập liệu đến khâu chế biến, phân chia khẩu phần ăn cho các cháu (bằng nguồn huy động xã hội hóa).
Trường bàn bạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh đổi nước uống hiện tại sang loại nước uống tốt hơn cho học sinh.
Các khoản thu hộ, chi hộ trong nhà trường cần minh bạch cụ thể từng nguồn thu để phụ huynh giám sát.
UBND Quận 9 thành lập tổ liên ngành, kiểm tra toàn diện đối với nhà trường về công tác bán trú, tinh thần thái độ của cán bộ, viên chức nhà trường, làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan, trách nhiệm của nhà cung cấp thức ăn để xử lý trách nhiệm theo quy định.
Giao Phòng GD-ĐT quận tham mưu, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người lao động làm công tác mẫu trong thời gian sớm nhất.
Ban Giám hiệu nhà trường quán triệt đến giáo viên, nhân viên nhà trường tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng phân biệt đối xử học sinh trong nhà trường.
Minh Anh
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn đề nghị UBND Quận 9 chỉ đạo, thành lập tổ liên ngành giải quyết dứt điểm sự việc ở Trường Tiểu học Trần Thị Bưởi.
" alt=""/>Diễn biến mới vụ 'lùm xùm' bữa ăn bán trú ở Trường Trần Thị BưởiBé Bình Minh bị sứt môi, hở hàm ếch bẩm sinh. Đứa trẻ tội nghiệp còn bị khuyết tinh hoàn bộ phận sinh dục. Được 5 ngày tuổi, thấy con lên cơn sốt cao, chị Nhã vẫn chưa kịp hồi lại sức sau một quá trình “vượt cạn”, vội đem con tới TP.HCM điều trị ròng rã suốt 4-5 tháng trời.
“Ngày em mang thai con, vì điều kiện khó khăn nên không đi siêu âm kiểm tra sức khỏe nhiều. Đến tháng thứ 8 đi khám mới biết con bị sứt môi, hở hàm ếch và bộ phận sinh dục nhỏ. Biết được con mang bệnh nhưng vì thương giọt máu của mình, em cố gắng sinh con ra, mang hy vọng sẽ chữa cho con khỏe mạnh bình thường", chị Nhã nhớ lại.
Vốn đã quá khổ vì con, vợ chồng chị lại xảy ra mâu thuẫn đến mức không cứu vãn nổi. Chị đành một mình ôm đứa con bệnh tật nương nhờ nhà mẹ đẻ. Mãi đến thời điểm Minh lên 6 tháng tuổi, các bác sĩ mới phát hiện ra con bị hội chứng đại thực bào máu thể tiên phát. Điều đáng nói hơn, virus mắc phải rất lạ, đến nay chưa có thuốc đặc trị.
Căn bệnh về máu ác tính khiến sinh linh bé nhỏ ấy cứ suy kiệt dần dần. Điều trị hóa chất hơn 1 năm, Bình Minh vẫn không đáp ứng, phải cấp cứu liên tục. Các bác sĩ trong nam khuyên chị Nhã đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm tìm cách chữa trị.
Những ngày xa quê ra ngoài Hà Nội để chữa bệnh cho con, chị Nhã không có người thân bên cạnh. Ở thủ đô lạ lẫm, chi phí sinh hoạt quá đắt đỏ khiến số tiền ít ỏi chị mang theo nhanh chóng cạn sạch.
Nước mắt chưa bao giờ ngừng chảy vì con
Chị Nhã là con cả trong gia đình có 5 anh chị em, điều kiện khó khăn nên sớm nghỉ học theo mẹ làm nương rẫy. Đến khi lập gia đình, số phận chị vẫn chưa hết truân chuyên.
Thiếu sự trợ giúp của người chồng, một mình chị loay hoay tìm cứu con thoát khỏi tình cảnh nguy kịch. Mấy năm trời ôm con đi bệnh viện, chị Nhã không làm ra tiền. Nỗi lo kinh tế đè nặng trĩu lên tim.
Bố mẹ chị đã già yếu, làm nghề nông, nguồn thu nhập ít ỏi từ nương rẫy không hỗ trợ được quá nhiều. Song cũng vì thương con, thương cháu, mẹ đẻ chị cố vay ngân hàng số tiền 250 triệu đồng và vay lãi bên ngoài 100 triệu đồng để cháu chữa bệnh.
Mặc dù vậy, ngay cả khi được hưởng bảo hiểm y tế 100%, số tiền trên cũng chẳng thấm tháp là bao. Do đặc thù căn bệnh lạ, chi phí thuốc men ngoài danh mục bảo hiểm chi trả hết sức tốn kém.
Hoạ vô đơn chí, chị Nhã đang chăm con ở bệnh viện thì thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thở không được, sụt cân. Chị đi khám phát hiện mình mắc bệnh Basedow (một dạng bệnh lý cường giáp). Mỗi tháng, riêng tiền thuốc cho chị cũng ngót cả triệu. Cùng lúc hai mẹ con điều trị bệnh, cuộc sống càng rơi vào túng quẫn, cạn kiệt sức lực.
"Con nằm viện suốt mấy năm nay, có được ít tiền nào đều tích góp để chữa bệnh cho con. Giờ tiền cũng cạn kiệt rồi, không biết được những ngày tháng tiếp theo lấy tiền đâu nữa. Con là niềm hi vọng sống duy nhất của em", người mẹ khốn khổ rơi nước mắt.
Hoàn cảnh đáng thương của cháu Nguyễn Bình Minh đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Mới đây, chị cùng con về nhà ít ngày nghỉ ngơi để chuẩn bị cho những quá trình điều trị không có hồi dứt, tình hình dịch bệnh Covid-19 lại bùng phát dữ dội. Nhiều bệnh viện tuyến Trung ương không tiếp nhận bệnh nhân. Chị Nhã đành đưa con vào bệnh viện Trung ương Huế để hy vọng níu kéo sự sống mong manh cho con.
Tuy nhiên, một lần nữa cháu Minh rơi vào cơn nguy kịch. Đứa trẻ tội nghiệp cứ bị máu trào ra bên ngoài miệng khiến bất cứ ai nhìn vào cũng hết sức thương tâm. Con mắc bệnh hiểm nghèo, kinh tế hoàn toàn kiệt quệ, mẹ con chị Nhã giờ đây chỉ còn trông chờ vào một “phép màu” đến từ sự chung tay của cả cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: