Mức độ sẵn sàng ở mức trung bình thấp
Trao đổi tại hội thảo “Hạ tầng viễn thông băng rộng trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ TT&TT tổ chức ngày 13/7,áchmạngcôngnghiệpcầnhỗtrợđưasmartphoneGgiárẻrathịtrườbảng xếp hạng giải tây ban nha dẫn lại nghiên cứu của Bộ KH&CN công bố tháng 4/2017, ông Lê Xuân Công, Vụ trưởng Vụ KH&CN (Bộ TT&TT) cho hay mức độ sẵn sàng với cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam hiện ở mức trung bình thấp.
Thực tế được thể hiện qua các chỉ số cạnh tranh toàn cầu, đổi mới sáng tạo toàn cầu, sẵn sàng kết nối mạng, cạnh tranh sản xuất toàn cầu. Còn theo các xu hướng công nghệ, IoT ở mức trung bình; còn lĩnh vực giao thông thông minh, robotics, in 3D, vật liệu tiên tiến, sensor, năng lượng tái tạo… ở mức thấp.
Về nguồn nhân lực, mặc dù học sinh, sinh viên Việt Nam được đánh giá có ưu thế về các môn học STEM, nhưng các chỉ số đánh giá của quốc tế những năm gần đây về chỉ số cạnh tranh tài năng toàn cầu cho thấy, nhân lực của Việt Nam cơ bản vẫn chưa sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0, chưa tương đương nhóm ASEAN 4.
Cùng đó, năng suất lao động Việt Nam năm 2015 chỉ bằng 4,4% Singapore, 17,4% Malaysia, 35,2% Thái Lan và 48,5% Philippin. Vì vậy, nguy cơ mất việc làm do áp dụng những tiến bộ của tự động hóa ở Việt Nam sẽ rất cao.
Về hạ tầng băng rộng tại Việt Nam, tính đến tháng 5/2017, số thuê bao Internet băng rộng cố định đạt 9,9 triệu, Internet băng rộng di động đạt hơn 49 triệu thuê bao… Đến hết năm 2016 thuê bao 3G phát sinh lưu lượng đạt 48 triệu từ năm 2016 Việt Nam có 4 doanh nghiệp được cấp phép triển khai mạng 4G LTE.
Hiện tổng băng thông Internet trong nước là 3020 Gbps, tổng băng thông đi quốc tế 3820 Gbps đi quốc tế. Việt Nam hiện có 83000 trạm phát sóng 3G của các nhà mạng; khoảng 43.000 trạm 4G, phủ sóng 95% dân số.
Trước thực tế những thách thức và thuận lợi nói trên, ông Lê Xuân Công cho rằng, lĩnh vực CNTT-TT là hạ tầng của các ứng dụng trong tất cả các ngành, lĩnh vực kỉnh tế, xã hội, do đó cần tập trung cao độ và đi thẳng vào công nghệ cao; nghiên cứu, rà soát, sửa đổi cơ chế chính sách theo hướng thúc đẩy phát triển nền kinh tế số nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Cần có chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu các công nghệ IoT, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, VR/AR, đảm bảo an toàn thông tin mạng, nhà nước tiên phong ứng dụng các sản phẩm CNTT trong nước.