![]() |
Reno7 Z 5G (trái) và Reno7 5G. |
Camera của hai máy Reno7 tập trung khai thác các tính năng chụp ảnh chân dung. Chẳng hạn, chân dung Bokeh Flare sẽ tách chủ thể người và hậu cảnh, sau đó tăng cường độ sáng của chủ thể nhờ thuật toán HDR & làm đẹp, trong khi tự động làm mờ hậu cảnh và tăng hiệu ứng lóe sáng hậu cảnh.
Chế độ chân dung cho phép tùy chỉnh về độ sâu trường ảnh và hiệu ứng bokeh trong bức ảnh chân dung cho cả camera trước và sau.
Video nổi bật AI: Tính năng này sẽ tự động phát hiện ánh sáng xung quanh để áp dụng các thuật toán xử lý tối ưu cho từng tình huống ánh sáng. Video hiển thị kép: Cho phép ghi lại các thước phim đồng thời từ cả hai camera trước và sau.
Tính năng Selfie HDR: Hỗ trợ chụp ảnh selfie rõ nét trong môi trường thiếu sáng hoặc ngược sáng. Camera trước tự động nhận biết ánh sáng xung quanh để áp dụng các thuật toán giảm cháy sáng và nổi bật chủ thể, đảm bảo các chi tiết được ghi lại rõ ràng và tươi tắn.
Về thiết kế, Reno7 Z 5G có kiểu viền vuông cổ điển, mỏng 7,49mm, với hai phiên bản màu sắc bạc và đen. Reno7 5G có thiết kế khung viền bo tròn, mỏng 7,81mm, trọng lượng xấp xỉ 173g, với 2 màu xanh và đen. Các mặt lưng máy chuyển màu tuỳ góc ánh sáng.
![]() |
Reno7 Z 5G viền vuông, Reno7 5G bo tròn. |
![]() |
Các máy Reno7 5G series tập trung tính năng chụp ảnh chân dung. |
Reno7 Z 5G trang bị vi xử lý Qualcomm Snapdragon 695 5G, trong khi đó, Reno7 5G sở hữu vi xử lý MediaTek Dimensity 900 5G.
Reno7 Series 5G được trang bị RAM 8GB cùng ROM 256GB, đi kèm với công nghệ mở rộng RAM cho phép bổ sung thêm 2GB, 3GB hoặc 5GB RAM tạm thời lấy từ bộ nhớ ROM.
Cả hai thiết bị có viên pin lớn 4.500mAh đi kèm sạc nhanh SUPERVOOC 33W và 65W, có thể sạc đầy pin trong 31 phút đối với Reno7 5G.
Reno7 Z 5G và Reno7 5G sẽ chính thức mở bán từ ngày 26/03/2022 các hệ thống bán lẻ trên toàn quốc. Oppo Reno7 Z 5G giá 10,49 triệu đồng, Reno7 5G giá 12,99 triệu đồng.
Hải Đăng
Oppo A76 là smartphone hiếm hoi trong phân khúc có sạc nhanh 33W, giúp kéo dài thêm thời gian sử dụng 3,5 giờ chỉ với 5 phút sạc.
" alt=""/>Oppo giới thiệu dòng Reno7 5G tại Việt Nam, chú trọng chụp ảnh chân dungChìa khóa nằm ở khả năng tự động hóa và khai thác tối đa nguồn lực
Hiện mỗi ngày các kỹ sư hệ thống thông tin đang xử lý những đòi hỏi khắt khe về giám sát lưu lượng truy cập hằng ngày cho tới các yêu cầu thay đổi cấu hình hệ thống hoặc an ninh mạng, ước tính 70% các nhiệm vụ này cần thao tác thủ công. Điều này khiến nhân lực bị quá tải và khó làm tròn vai trò quản lý, dự báo và đưa ra phương án xử lý lỗi và phát sinh của hệ thống.
![]() |
Hiện đại hoá trong quản trị CNTT chính là ứng dụng các tiến bộ công nghệ để quản lý hạ tầng mạng, qua đó nâng cao tỷ lệ tự động hóa các quy trình và thiết lập hệ thống, sử dụng nhân lực hiệu quả hơn.
Đơn giản hoá việc quản trị mạng với giải pháp chuyển mạch thông minh Aruba CX Switch
Là nhà cung cấp giải pháp hệ thống IT hàng đầu thế giới, Hewlett Packard Enterprise mang đến thị trường giải pháp chuyển mạch thông minh Aruba CX Switch với mục tiêu “đơn giản hoá việc quản trị mạng” dựa trên các cải tiến về máy học (ML - machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI - artificial intelligent) cũng như phương thức tiếp cận mới.
Được thiết kế theo nguyên tắc cloud-native, các switch Aruba CX sử dụng hệ điều hành AOS-CX tích hợp khả năng lập trình và tự động hóa qui trình nhằm nâng cao trải nghiệm vận hành. Nếu tính năng NetEdit cho phép tự động hoá trên diện rộng từ bước thiết lập cho đến xác thực hệ thống, thao tác đơn giản trên ứng dụng di động Aruba CX, công cụ phân tích mạng Aruba (NAE) sử dụng cơ chế phân tích phân tán để phát hiện lỗi và khắc phục tại từng nút mạng thì Aruba Dynamic Segmentation sẽ tối ưu bảo mật và đảm bảo kết nối liền mạch cho các thiết bị.
![]() |
Với danh mục các switch Aruba CX như CX 8400, CX 8325, CX 8320, CX 6400 và CX 6300, ngay từ một giao diện tổng quan, nhà quản trị có thể dễ dàng kiểm soát mọi thứ, và thực thi các quyền quản trị cần thiết với hàng loạt ứng dụng, công cụ được tự động hóa, từ quản trị hiệu suất mạng, phát hiện sự cố tại từng nút mạng hay thiết bị kết nối, lập trình và áp các chính sách/cấu hình cho thiết bị và nhiều switch khác trên toàn mạng, hay giám sát bảo mật theo thời gian thực đối với các thiết bị di động cá nhân và IoT liên quan.
![]() |
Thông thường, việc cấu hình hệ thống luôn đòi hỏi nhiều bước thủ công và tốn nhiều thời gian. Aruba CX giúp đơn giản hóa thao tác thiết lập hệ thống, cho phép phân tích ngay cả khi kiểm tra và thao tác thủ công để tối ưu cho các lần vận hành sau và giảm thiểu các sai sót phát sinh. Thay vì chỉ tốn 10 bước thao tác như trước, giao diện đồ họa trực quan của hệ điều hành trên Aruba CX đã rút gọn xuống còn 2 bước. Đây là minh hoạ nhỏ cho thấy Aruba CX sẽ giúp cải thiện hiệu suất và cả nhân lực vận hành hệ thống về lâu dài, giúp các IT admin có thêm thời gian để giám sát tổng quan và đưa ra các quyết định quan trọng.
Điều này càng ý nghĩa trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phải tái cơ cấu và thay đổi cách thức làm việc khi đại dịch Covid-19 lan rộng, đòi hỏi nâng cao khả năng tự động hóa vận hành hệ thống, nhất là ở các doanh nghiệp lớn, ngân hàng - tài chính, chuỗi bán lẻ, bệnh viện... vốn đòi hỏi năng lực xử lý nhanh và liên tục với số lượng lớn thiết bị IoT và các thiết bị số.
![]() |
Nhu cầu thay đổi, và công nghệ cũng cần phải thay đổi. Để duy trì đà tăng trưởng và vận hành liền mạch, việc ứng dụng các giải pháp hỗ trợ tự động hóa và tối ưu kết nối vào quản trị hệ thống là tất yếu, góp phần tạo nên một hệ thống CNTT "khỏe mạnh" sẵn sàng cho tiến trình chuyển đổi số đầy kỳ vọng và thách thức. Aruba CX Switch chắc chắn sẽ là nền tảng đáng tin cậy đồng hành cùng doanh nghiệp trong tiến trình triển khai chuyển đổi số.
Giải pháp được triển khai bởi công ty cổ phần Công nghệ Elite. Để tìm hiểu thêm vui lòng truy cập website https://arubasolution.vn/cxswitch/
Phương Dung
" alt=""/>Chuyển đổi số: Bắt đầu tư tự động hóa vận hành hạ tầng mạngTheo đó, xét nội dung báo cáo, kiến nghị của Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) về việc lập hồ sơ đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, đã được gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng hết thời gian gia hạn chưa đưa đất vào sử dụng, UBND TP Hà Nội giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Tài chính, Tư pháp, Cục Thuế Hà Nội, Thanh tra TP Hà Nội và UBND các quận, huyện có liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành.
3 khu “đất vàng” nằm trong khu đô thị Nam Trung Yên chậm triển khai hơn 10 năm gây lãng phí tài nguyên đất đai |
Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất của các đơn vị, tổ chức chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai, đã được UBND TP Hà Nội gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định của Luật Đất đai, nhưng hết thời gian được gia hạn mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng đất.
Căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để lập hồ sơ thu hồi đất đã giao, đã cho thuê, báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét, quyết định (trừ trường hợp do bất khả kháng theo quy định tại Nghị định số 43 năm 2014 của Chính phủ).
“Đối với các trường hợp đề xuất không lập hồ sơ thu hồi đất do bất khả kháng, yêu cầu Sở TN&MT cùng Đoàn Kiểm tra liên ngành làm rõ lý do, nguyên nhân cụ thể” – văn bản nêu rõ.
Đồng thời, đề xuất phương án xử lý, giải quyết và phối hợp, xin ý kiến các đơn vị liên quan của Bộ TN&MT để thống nhất. Trên cơ sở đó tổng hợp, báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét chỉ đạo.
Làm rõ trách nhiệm, quyết thu hồi dự án "treo"
Trước đó, HĐND TP có Báo cáo số 20/BC-HĐND về kết quả tái giám sát của Thường trực HĐND TP thực hiện kết luận giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
HĐND TP Hà Nội cho biết, tính đến tháng 5/2021 trên địa bàn TP có 287 dự án đã được giao đất nhưng chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai. Trong đó có 60 dự án chậm đưa đất vào sử dụng đề nghị gia hạn 24 tháng như Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sử dụng đất xây dựng công trình thương mại dịch vụ văn phòng tại Khu đô thị mới Cầu Giấy; Công ty CP Tập đoàn đầu tư Long Giang với hơn 12.400m2 đất tại KĐT Việt Hưng, Long Biên làm Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cao cấp;
![]() |
Hà Nội kiên quyết thực hiện chấm dứt dự án đầu tư, thu hồi đất do không đưa vào sử dụng, chậm đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật (Ảnh: Kiến nghị thu hồi dự án Xây dựng khu đô thị Tiến Xuân (Thạch Thất, Quốc Oai) của Cty TNHH MTV SUDICO Tiến Xuân "treo" hơn 10 năm) |
Dự án đầu tư xây dựng phòng giao dịch Đại Thịnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Phúc Yên (huyện Mê Linh);
Công ty TNHH MTV Booyuong Việt Nam với dự án Khu chung cư quốc tế Booyuong Việt Nam tại phường Mỗ Lao, Hà Đông trên diện tích khủng 43.000m2 được nhận mặt bằng đất cả chục năm nay…
UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản yêu cầu thực hiện các nội dung kiến nghị của HĐND TP tại báo cáo số 20/BC-HĐND ngày 28/7/2021 của HĐND TP.
UBND TP chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chậm thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND TP, UBND TP tại các báo cáo, thông báo trước đó kịp thời đề xuất, báo cáo UBND TP những nội dung vướng mắc vượt thẩm quyền.
UBND TP Hà Nội cũng nhấn mạnh, kiên quyết thực hiện chấm dứt dự án đầu tư, thu hồi đất do không đưa vào sử dụng, chậm đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật.
Vào tháng 3/2021, UBND thành phố có báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND thành phố về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
Qua kiểm tra, rà soát có 29 dự án với tổng diện tích hơn 1.840ha kiến nghị trình UBND thành phố thu hồi đất; bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chấm dứt dự án đầu tư. Như Dự án tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng tại địa chỉ 162 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) của HTX công nghiệp Thăng Long;
Dự án Khu du lịch Quốc tế cao cấp Tản Viên tại xã Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Thuỵ An (Ba Vì) của Cty Cổ phần kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Tản Viên;
Dự án khai thác chợ Kim Liên số 23 Lương Định Của, phường Kim Liên (Đống Đa) của Công ty Cổ phần Văn Phú – Invest;
Dự án cải tạo xây dựng toà nhà văn phòng 69 Nguyễn Du tại số 69 Nguyễn Du (Hai Bà Trưng) của Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Hợp Thành. Theo đó, UBND thành phố có Quyết định 4068 ngày 11/09/2020 thu hồi 596,7m2 đất tại số 69 Nguyễn Du, giao Trung tâm phát triển quỹ đất HN tiếp nhận nguyên trạng để quản lý, lập phương án sử dụng đất theo quy định vì chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư để triển khai dự án.
Trong số 29 dự án có hàng loạt dự án nhà ở, khu đô thị tại Thạch Thất: Dự án Xây dựng khu đô thị Tiến Xuân tại xã Tiến Xuân và Đông Xuân (Thạch Thất, Quốc Oai) của Cty TNHH Một thành viên SUDICO Tiến Xuân;
Dự án xây dựng biệt thự nhà vườn tại xã Tiến Xuân (Thạch Thất) của Cty Xây dựng Trường Giang; Dự án biệt thự nhà vườn tại Yên Bình (Thạch Thất) của Cty CPTM quốc tế Thành Như;
Dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn tại xã Tiến Xuân (Thạch Thất) của Cty Cổ phần đầu tư An Lạc; Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu biệt thự Sunny Light tại xã Yên Bình (Thạch Thất) của Cty CP Ánh Dương;
Dự án Khu đô thị mới BMC tại xã Đại Thịnh (Mê Linh) của Cty Vật liệu xây dựng và lắp ráp thương mại. Dự án Khu đô thị mới Prime Group (Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh) tại xã Đại Thịnh, Tráng Việt (Mê Linh) của Cty Cổ phần Prime Group...
Ngoài ra có dự án Khu nhà ở hỗn hợp Phương Bắc tại Kim Chung (Hoài Đức) của Cty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Phương Bắc; Dự án văn phòng làm việc, trung tâm thương mại kết hợp nhà ở để bán tại đường Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, Thanh Xuân của Cty TNHH dịch vụ kỹ thuật VACVINA...
Thuận Phong
Trong các trường hợp cần thiết, Bộ Xây dựng, Bộ TN-MT sẽ phối hợp với UBND cấp tỉnh thanh, kiểm tra các dự án kinh doanh bất động sản bỏ hoang để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc hoặc vi phạm.
" alt=""/>Hà Nội lập đoàn liên ngành kiểm tra dự án hoang vào tầm ngắm