Ngày giờ | Cặp đấu | Trực tiếp |
UEFA CHAMPIONS LEAGUE 2022/23 – VÒNG BẢNG | ||
12/10 23:45 | Atletico Madrid 0-0 Club Brugge (0-2) | FPT Play |
Napoli 4-2 Ajax (6-1) | FPT Play | |
13/10 02:00 | Barcelona 3-3 Inter Milan (0-1) | FPT Play |
G.Rangers 1-7 Liverpool (0-2) | FPT Play | |
Viktoria Plzen 2-4 Bayern Munich (0-5) | FPT Play | |
Leverkusen 0-3 FC Porto (0-2) | FPT Play | |
Sporting Lisbon 0-2 Marseille (1-4) | FPT Play | |
Tottenham 3-2 E.Frankfurt (0-0) | FPT Play | |
HẠNG NHẤT ANH 2022/23 – VÒNG 9 | ||
13/10 01:45 | Bristol City 2-1 Preston | |
HẠNG 2 TÂY BAN NHA 2022/23 – VÒNG 10 | ||
12/10 21:15 | Andorra 0-1 Burgos | |
Leganes 1-0 Malaga | ||
12/10 23:30 | Alaves 0-0 Albacete | |
Real Oviedo 0-1 Huesca | ||
Tenerife 0-0 Cartagena | ||
13/10 02:00 | Lugo 0-1 Las Palmas | |
VĐQG ARGENTINA 2022/23 – VÒNG 25 | ||
13/10 02:30 | Sarmiento 0-1 Boca Juniors | |
13/10 05:00 | Gimnasia LP 0-1 San Lorenzo | |
Independiente 2-2 Barracas Central | ||
13/10 07:30 | River Plate - Platense | |
CHUNG KẾT CÚP QG BRAZIL 2022 | ||
13/10 07:45 | Corinthians - Flamengo |
ịchthiđấubóngđáhôlịch bóng đá v-league hôm nayNgày giờCặp đấuTrực tiếpUEFA CHAMPIONS LEAGUE 2lịch bóng đá v-league hôm naylịch bóng đá v-league hôm nay、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。
-
Siêu máy tính dự đoán Lille vs Nice, 03h05 ngày 18/01
2025-01-21 09:10
-
De Gea nói lời chia tay MU sau 12 năm, Erik ten Hag cảm ơn rối rít
2025-01-21 09:00
-
Pochettino cầu cứu ông chủ Chelsea rót tiền mua sắm
2025-01-21 08:02
-
Cuối năm 1987, sau rất nhiều lần trục trặc, NXB Khoa học Xã hội mới tiến hành xuất bản cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do GS Hoàng Phê chủ biên).
Và để việc xuất bản được tốt, NXB quyết định đưa toàn bộ công việc chế bản và in vào miền Nam, vì công nghệ in ở Hà Nội lúc đó chưa mạnh lắm (đã sắp chữ theo công nghệ linotif ở Nhà máy in Tiến Bộ mất 6 tháng rồi đành để lại). Trong khi đó, có một đối tác ở TP.HCM sẵn sàng lo toàn bộ kinh phí cho việc in ấn phát hành cuốn từ điển này (chi phí dự kiến rất lớn, nhất là so với điều kiện bấy giờ).
TS ngôn ngữ Phạm Văn Tình, với tư cách biên tập viên chính, được điều khẩn cấp vào TP.HCM để đọc morasse. Ông được bố trí ăn ở ngay tại phòng làm việc của Chi nhánh NXB tại TP.HCM. Trước đó, GS Lê Khả Kế cũng đã vào đây để sửa bản in cuốn Từ điển Anh - Việt tái bản do chính ông là tác giả.
Dưới đây là chia sẻ của TS Phạm Văn Tình về "bài học nhập môn" mà ông nhận được từ GS Lê Khả Kế trong quãng thời gian này.
GS Lê Khả Kế (1918-2000) Những ai làm công việc sửa bản in, mà lại là bản thảo từ điển mới thấy hết sự cực nhọc của nghề này. Thực tình, lúc mới vào, còn chủ quan tưởng bở, lại lần đầu tiên bước chân vào một thành phố xa lạ và hấp dẫn như Sài Gòn (có bao điều từ thời chiến tranh chỉ biết trên báo chí) nên tôi dành khá nhiều thời gian cho việc đi chơi và thăm thú bạn bè...
Có hôm đi về khuya, mệt quá tôi lăn ra ngủ vùi. Nửa đêm thức giấc, tôi giật mình thấy phòng bên của “cụ” Kế vẫn sáng đèn. Thì ra ông vẫn đang miệt mài đọc.
Ban đêm, ông đeo đúp cả hai kính vào để nhìn cho rõ (cổ lúc nào cùng lòng thòng mấy cái dây). Tôi có cảm giác ông làm không ngưng nghỉ, vì ban ngày cũng không một phút nào ông rời bàn làm việc. Cũng đôi lúc, ông vươn vai đứng lên ra ngoài thư giãn một chút cho đỡ mỏi.
Càng về sau, với thời gian một tháng rưỡi ở đây, tôi càng kinh ngạc về sức làm việc bền bỉ của GS Lê Khả Kế. Năm đó, ông đã sang tuổi xấp xỉ bảy mươi. Vậy mà đầu óc ông vẫn rất minh mẫn, xử lí bản thảo tinh tế, đâu ra đấy. Cứ thế, hết ngày này đến ngày khác, mọi việc cứ tuần tự mà tiến. Quả là phi thường.
Theo thường lệ, sáng sáng, cứ tầm 8 giờ là lại có một cô gái ở nhà in đến giao tiếp bản bông mới và nhận lại bản đưa hôm trước. Hôm nào cô ấy cũng mang về một xấp dày bản đã sửa, với những dòng chữ chi chít bằng mực đỏ ở ngoài lề.
GS Lê Khả Kế chữa rất chi li, chỉ dẫn rõ ràng, chính xác và nét chữ của ông mới đẹp làm sao. Nét chữ kiểu Pháp, rắn rỏi, không bay bướm, chững chạc, đều tăm tắp, nom rất thích mắt và điều quan trọng là rất dễ kiểm tra.
Ông am hiểu và sử dụng các kí hiệu quy ước của ngành in để đưa ra các yêu cầu sửa chứ không chỉ dẫn tuỳ tiện.
Lúc đó, tôi rất ngượng về sự thiếu tập trung của mình. Sau này khi bắt tay vào công việc, tôi mới thấm thía hết bài học về sự chểnh mảng cũng như cách hiểu chưa đúng mức về nghiệp vụ của việc sửa morasse, một công việc lâu nay ta cứ nghĩ là đơn giản, chỉ cần chịu khó tỉ mỉ, không cần nhiều lắm đến tri thức chuyên môn (ai làm chả được!). Hoàn toàn không phải thế.
GS Lê Khả Kế có lần nói với tôi là ông bao giờ cũng muốn trực tiếp sửa bản thảo của mình. Người khác sửa là ông không yên tâm.
“Tôi không ngại và rất tự hào nếu ghi tên tôi là người sửa bản in. Chả thế mà tôi sang tận Pháp năm 1980 để sửa lỗi cuốn Từ điển Pháp - Việt do Tổ chức ACCT in tặng...” - Ông nói với nụ cười hóm hỉnh.
Khi bắt tay vào việc sửa Từ điển Tiếng Việt, tôi càng thấy giá trị của kho kinh nghiệm làm từ điển của GS Lê Khả Kế đắc dụng như thế nào. Cứ tưởng đọc dò đơn giản, ai ngờ khi chuyển sang một bản in thử có bao nhiêu chuyện phải xử lí. Tôi liên tục phải chạy sang hỏi ông và nhờ ông chỉ dẫn.
Mặc dù đang mải mê như vậy, chẳng khi nào ông từ chối hay tỏ ra khó chịu cả.
Thú thật, có nhiều lần vì ngại và cũng vì sĩ diện, tôi tự quyết định một mình, có chỗ hơi nghi ngờ cũng mặc. Có bận, mấy ngày tôi không hỏi ông cái gì. Thấy lạ, GS Lê Khả Kế có lần bỏ bút và hỏi sang phía phòng tôi với nụ cười đôn hậu pha vẻ hài hước: “Thế nào, anh bạn trẻ, không có gì cần anh bạn già này giúp à? Cứ bình tĩnh mà làm, đừng vội. Anh nên nhớ là nếu in sai lần này thì có khi sang thế kỉ sau anh mới có cơ hội sửa chữa đấy...”. Thế là bác cháu lại vui vẻ và tôi lại chẳng còn e ngại gì nữa.
GS Lê Khả Kế rất vui tính, dí dỏm và sống thật giản dị, xuề xoà. Điều duy nhất đặc biệt tôi thấy là phòng ông lúc nào cũng có sẵn một ấm nước chè tươi hãm thật ngon.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng chụp chung với các tác giả Từ điển Tiếng Việt năm 1987.
Sau đó đúng một năm (1988), cuốn Từ điển này chính thức được công bố (tại NXB Khoa học Xã hội) và trở thành cuốn Từ điển Tường giải tiếng Việt tốt nhất hiện nay (sau hàng chục lần tái bản, có sửa chữa, bổ sung). Ảnh: NVCC
Phải nói là độc giả TP.HCM rất quan tâm tới sách vở, nhất là cuốn Từ điển tiếng Việt (do một tập thể các nhà ngôn ngữ học phía Bắc biên soạn) lần đầu tiên ra mắt công chúng.
Trước tôi, đã có khoảng ba bốn vị được nhà in nhờ đọc bông lần 1. Đó là những người có trình độ học vấn khá cao, quen tiếp xúc với các loại từ điển xuất bản trước đây. Vì vậy khi đọc, có rất nhiều chỗ họ cảm thấy chưa thoả đáng, ít nhất là theo cách đánh giá của họ. Thế là, khi biết tôi là biên tập viên của cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản cuốn từ điển này, họ liền đến gặp gỡ trao đổi, và thậm chí đề nghị sửa lại bản thảo. Chẳng hạn như định nghĩa các từ của phương ngữ Nam Bộ, như xà lỏn, quá giang, nhậu nhẹt..., hay các từ nhập ngoại, như almanach, catalog, quota... mà theo họ là chưa chính xác. Hoặc họ góp ý khá nhiều về kĩ thuật như in đứng, in nghiêng, chữ đậm nhạt đầu mục từ (đã được chỉ dẫn chi tiết và thống nhất của tập thể tác giả khi biên soạn).
Lúc đó, do trình độ còn hạn chế, lại thiếu kinh nghiệm xử lí những tình huống như vậy, tôi rất lúng túng. Lại sẵn tâm lí muốn “ra oai", mấy lần tôi đã định chiều theo ý họ.
Ngoài Hà Nội, đã nhiều lần tôi thấy biên tập viên “ngứa mắt” sửa “thẳng cánh” cả đoạn bản thảo của tác giả mà chẳng hỏi ý kiến gì. Nếu biết, thì các tác giả chắc cũng thể tất cho qua thôi. Cùng lắm thì cũng nhắc nhở với nhau vài lời (tâm lí người viết nói chung là ngại góp ý với NXB. “Nó” giúp mình in sách, mình làm găng quá là nó bỏ không in nữa thì chết).
Thấy vậy, GS Lê Khả Kế nói ngay với tôi là cần phải hết sức thận trọng, tỉnh táo.
Ông nói: “Nguyên tắc sửa morasse là không được tuỳ tiện thêm bớt bất cứ cái gì, kể cả một dấu phẩy”.
Tôi nói: “Nhưng bác ạ, có nhiều chỗ sai rõ ràng, như chính tả hoặc do đánh máy sai chưa soát hết mình cũng cứ để thế ạ?”.
Ông ngập ngừng một lát rồi quả quyết: “Ừ, sai chắc chắn như vậy thì sửa cũng được. Nhưng đúng ra, phải trung thành tuyệt đối với bản thảo. Các vị trên ta có thẩm quyền chưa có ý kiến, ta không nên can dự vào. Đây, ông có thấy chữ kí kèm lời phê duyệt Chuyển đưa in của ông Hựu (lúc đó là Giám đốc - Tổng biên tập NXB Khoa học Xã hội) ở đầu sách kia sao? Chữ kí ấy là “pháp lệnh” với ta đấy!”.
Kể ra, với tình trạng bản thảo chưa hẳn là chuẩn như bấy giờ, thì những nguyên tắc như vậy khó áp dụng, nếu không nói là máy móc. Nhưng trong tình huống của tôi khi đó, thì ý kiến của GS Lê Khả Kế không khác gì “bảo bối”, giúp tôi tỉnh đầu óc, thoát khỏi tình trạng sa lầy, tiến thoái lưỡng nan và dễ dãi tuỳ tiện... Tôi có lí để từ chối mọi lời đề nghị sửa tuỳ hứng.
Sau này, trong quá trình tiếp tục làm biên tập, bài học này giúp ích cho tôi rất nhiều.
Năm nay (2022), bác Lê Khả Kế mà tôi kính yêu, trân trọng đã ra đi 22 năm rồi, nhưng kí ức tôi vẫn không quên được bài học “nhập môn” rất ý nghĩa về một công việc liên quan tới nghề biên tập, xuất bản, do một vị giáo sư già truyền dạy.
Nghề nào rồi cũng thế, không thầy đố mầy làm nên. GS Lê Khả Kế bỗng trở thành một người thầy thực sự đáng kính mà tôi có vinh dự được học lúc nào không hay.
Trong suốt gần 30 năm (từ 1968 đến 1997), với tư cách là tác giả, đồng tác giả, chủ biên hoặc tổng biên tập, GS Lê Khả Kế đã lần lượt cho ra đời 24 cuốn từ điển, vừa là từ điển song ngữ Anh - Việt, Việt - Anh, Pháp - Việt, Việt - Pháp, Hán - Việt, Nga - Việt, vừa là từ điển thuật ngữ chuyên môn các ngành.
Trong số đó, nhiều cuốn từ điển có khối lượng từ ngữ đồ sộ do một mình ông biên soạn trong nhiều năm mà điển hình là cuốn Từ điển Anh - Việt với 65.000 mục từ.
Các công trình từ điển của GS Lê Khả Kế được xã hội đánh giá rất cao về chất lượng nội dung, khoa học, nghiêm túc, được người dùng trong cả nước tín nhiệm.
Ngoài ra, GS Lê Khả Kế còn tham gia các đề tài nghiên cứu lí luận từ điển học với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.
Phương Chi ghi theo lời kể của TS Phạm Văn Tình
GS Tạ Quang Bửu và câu nói được con trai mang theo suốt đời quân ngũ
Ngày 23/7/2021 là kỷ niệm 111 năm ngày sinh của cố GS Tạ Quang Bửu. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục Việt Nam.
" width="175" height="115" alt="Bài học nhập môn của tiến sĩ ngôn ngữ từ vị giáo sư già" />Bài học nhập môn của tiến sĩ ngôn ngữ từ vị giáo sư già
2025-01-21 08:02
Theo thầy Minh, trước đây, khi sức khỏe cho phép thầy Chu Cấp đều cố gắng từ quê nhà Nghệ An vào TP.HCM để thăm bạn bè đồng nghiệp. Nhưng giờ đây ở tuổi đã cao, không thể di chuyển được thì thầy Chu Cấp viết thiệp tay gửi đến mọi người.
“Vẫn nét chữ đẹp tuyệt vời của người thầy đã sắp bước vào tuổi 90, thầy gửi gắm tình cảm chân tình đến mọi người. Thật ngưỡng mộ và kính phục thầy, người thầy sống cả cuộc đời cho giáo dục, tấm gương để các thế hệ thầy cô học tập noi theo”- thầy Mậu Minh bộc bạch.
Năm nào nhận được thiệp của thầy Chu Cấp, thầy Mậu Minh cũng bất ngờ và xúc động. Những tấm thiệp được viết tay cẩn thận, nắn nót được thầy Cấp bọc vào bao thư gửi từ Nghệ An vào theo đường bưu điện.
Tấm thiệp Tết viết tay của người thầy 90 tuổi gửi cho người thầy 70 tuổi Xuân năm 2022 (Ảnh: FBNV) |
“Năm mới, kính chúc anh chị Minh và các cháu gái yêu quý nhiều sức khoẻ, nhiều thắng lợi, nhiều niềm vui và nhiều niềm hạnh phúc. Kính thăm mọi người thân và anh chị em đồng nghiệp…”thầy Chu Cấp viết trong tấm thiệp gửi thầy Trần Mậu Minh những ngày đầu năm mới 2022.
“Nhìn những dòng chữ nắn nót thật đẹp của thầy viết chắc mọi người không thể hình dung được viết bởi người thầy sắp bước vào tuổi 90. "Nét chữ nết người" của thầy luôn là tấm gương sáng cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo”- thầy Mậu Minh bộc bạch
Thầy Chu Cấp, quê ở Nghệ An từng là Trưởng phòng GD-ĐT Quận 1, TP.HCM những năm sau 1975. Hiện thầy đã nghỉ hưu và trở về quê nhà sinh sống.
Còn thầy Trần Mậu Minh từng là Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Quận 1, TP.HCM. Sau năm 1975, khi miền Nam vừa giải phóng, để kiện toàn bộ máy giáo dục, nhiều cán bộ "hạt giống" được mời về Sở GD-ĐT công tác. Thầy Mậu Minh từng được thầy Huỳnh Công Minh - phụ trách công tác đoàn, Sở GD- ĐT mời về phụ trách công đội (sau này là giám đốc sở GD-ĐT TP.HCM) nhưng thầy từ chối.
Một lần khác vào những năm 1990 lúc này, thầy Minh đang làm Hiệu trưởng Trường bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục Quận 1, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục mời thầy về công tác tại phòng đào tạo nhưng thầy lại tiếp tục từ chối.
Sau đó thầy Trần Mậu Minh sang các Trường THCS Chu Văn An rồi Trường THCS Trần Văn Ơn công tác. Thầy được ví von như một người lính cứu hỏa, trường nào có "vấn đề" là có mặt, có nhiều đổi mới sáng tạo. Những sáng kiến cách đây 30 của thầy đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đang được ứng dụng rộng rãi trong dạy học.
Tấm thiệp tay thầy Chu Cấp gửi cho thầy Mậu Minh năm trước đó (Ảnh: FBNV) |
Những năm 1990, công nghệ thông tin chưa phát triển nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM đã quyết định mở lớp tin học cho cán bộ cốt cán của các phòng giáo dục sau chuyến tham quan tập huấn ở Singapore. Là người nằm trong diện được học tập, ngay sau khi tiếp thu, thầy Minh - lúc này đang làm Giám đốc phòng thí nghiệm thực hành Quận 1 kiêm hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng giáo dục - đã mở Trung tâm tin học Quận 1. Thầy đi xin từng cái máy tính cũ về trang bị cơ sở vật chất cho trung tâm. Sau này, Trung tâm tin học Quận 1 chính là cơ sở xử lý các số liệu thi cử của Sở Giáo dục.
Thầy Minh cũng chính là người khai sinh ra giáo án điện tử - một công cụ dạy học được sử dụng rộng rãi ngày nay. Đó là những năm làm hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An. Lúc này toàn thành phố chưa có trường học nào ứng dụng công nghệ vào giảng dạy thì Trường THCS Chu Văn An nổi lên phong trào giáo án điện tử mà người đi đầu và truyền lửa cho giáo viên chính là vị hiệu trưởng Trần Mậu Minh.
Chính thầy hiệu trưởng đã mở lớp dạy giáo viên cách thiết kế tới soạn bài rồi vận động mua cơ sở vật chất. Việc làm được lan rộng, Phòng giáo dục Quận 1 yêu cầu ông Minh mở lớp cho giáo viên cốt cán của quận, còn Trường THCS Chu Văn An trở thành trường có nhiều giáo án xuất sắc nhất thành phố.
Rời Trường THCS Chu Văn An tới Trường THCS Trần Văn Ơn công tác những năm trước lúc nghỉ hưu, thầy Minh lại là người đưa ra phương pháp dạy học trực tuyến E- Learning và phát triển phương pháp học qua dự án.
Nghỉ hưu gần 10 năm nay nhưng hằng năm thầy Trần Mậu Minh vẫn nhiệt huyết trong công tác dự báo tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM. Dù sức khoẻ yếu, cứ đến mùa tuyển sinh ông lại mày mò phân tích số liệu, tư vấn cho học sinh chọn trường, chọn lớp phù hợp.
Minh Anh
6 điều cha mẹ cần lưu ý trẻ vào ngày đầu năm mới
Người Việt vẫn quan niệm "Có kiêng có lành" và đầu năm mới nếu như gặp những điều may mắn tốt lành thì cả năm sẽ gặp suôn sẻ. Sau đây là một số điều cha mẹ có thể lưu ý với trẻ vào dịp Tết:
" alt="Tấm thiệp Tết viết tay của người thầy 90 tuổi gửi cho người thầy 70 tuổi" width="90" height="59"/>Tấm thiệp Tết viết tay của người thầy 90 tuổi gửi cho người thầy 70 tuổi
- Kèo vàng bóng đá Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1: Kịch bản quen thuộc
- U23 Việt Nam vs U23 Australia: Xem trực tiếp ở kênh nào?
- Sổ đỏ có tên gọi mới từ 1/8
- Ba Lan điều tra tướng tham gia huấn luyện lính Ukraine
- Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Hà Tĩnh, 18h00 ngày 18/1: Khách ‘ghi điểm’
- Bi kịch Hoa khôi đá cầu Nguyễn Thị Huyền Trang: Nhà còn gì bán hết chữa ung thư
- 'Chấm điểm' 6 quán phở ở Hà Nội được Michelin tấm tắc khen
- Đỗ Hùng Dũng: Các cầu thủ trẻ có cơ hội dự AFF Cup 2022
- Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al