当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo tài xỉu bàn thắng Real Madrid vs Chelsea, 02h00 ngày 13/4 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
Ngôi nhà được xây vào năm 1908, có diện tích hơn 522 m2 với 7 phòng ngủ và 6 phòng tắm, tọa lạc tại khu Pacific Heights giàu có của thành phố San Francisco.
Phòng khách thoáng đãng, sang trọng. Những ô cửa sổ cỡ lớn vừa đem đến ánh sáng tự nhiên vừa giúp gia chủ có thể ngắm nhìn cảnh sắc phố phường. |
Nhà bếp thông thoáng, sáng sủa, mang phong cách hiện đại với hàng loạt trang thiết bị nấu nướng cao cấp. |
Phòng gia đình được thiết kế đơn giản để tạo cảm giác gần gũi. Những cánh cửa kiểu Pháp dẫn ra không gian sân vườn. |
Phòng ngủ chính rộng lớn, trang nhã, được tích hợp một phòng tắm và một phòng chứa quần áo. |
Phòng ngủ phụ cũng được thiết kế thanh lịch, ấm cúng với nhiều tiện nghi sang trọng. |
Phòng giải trí rộng rãi được trang bị khá nhiều trò chơi. |
Không gian thư giãn ngoài trời được bài trí tinh tế và được bao quanh bởi vườn cây xanh mướt. Ngôi nhà còn được trang bị nhiều tính năng thân thiện với môi trường, điển hình như các tấm pin năng lượng mặt trời nằm trên mái. |
Theo Zing
Tự thú nhận là “quý cô cuồng thực vật”, siêu mẫu Summer Rayne Oakes đã trồng 500 cây trong căn hộ rộng 1200m2 của mình thành một khu rừng với hơn 150 loài thực vật thậm chí có cả cây sung, cây dứa, cây chuối.
" alt="Bên trong căn nhà 11 triệu USD của tỷ phú Mỹ"/>Nguyễn Liên
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, sáng 14/7, địa bàn ghi nhận 3 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, gồm 2 người thuộc chùm liên quan TP.HCM và 1 ca liên quan công ty SEI (KCN Thăng Long).
" alt="Trưa 14/7, Hà Nội thêm 9 ca dương tính Covid"/>Dẫn một nghiên cứu của Microsoft, ông Nadella cho biết khoảng 1/3 giới “cổ cồn trắng” đạt năng suất làm việc cao thứ ba vào buổi chiều, dựa trên hoạt động trên bàn phím. Năng suất thường tăng lên vào trước và sau giờ ăn trưa, song đỉnh thứ ba này cho thấy xu hướng làm việc từ xa đã phá vỡ ranh giới vốn mờ nhạt giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Phát biểu tại một hội thảo ngày 7/4, CEO Microsoft nêu quan điểm, các lãnh đạo cần đặt ra những tiêu chuẩn, kỳ vọng cho nhân viên để họ không bị áp lực phải trả lời email vào đêm muộn.
“Chúng ta thường nghĩ về năng suất thông qua các số liệu cộng tác và thành phẩm, song sức khỏe là một trong các yếu tố quan trọng nhất của năng suất. Chúng ta thừa biết ảnh hưởng của căng thẳng với các nhân viên. Chúng ta cần học kỹ năng mềm, phương pháp quản lý kiểu cũ để mọi người được chăm sóc sức khỏe. Tôi có thể đặt ra kỳ vọng về việc nhân viên của tôi nhận email từ CEO vào cuối tuần nhưng không cảm thấy họ phải trả lời”.
Một khảo sát của nhà cung cấp dịch vụ trị liệu trực tuyến Talkspace chỉ ra, 2 trong số 3 nhân viên cân nhắc nghỉ việc nói ông chủ của họ không tuân thủ các hứa hẹn từ đầu đại dịch về việc tập trung vào sức khỏe tinh thần của nhân viên. Còn trong nghiên cứu nội bộ của Microsoft, khoảng 30% cảm thấy năng suất lao động cao nhất vào buổi sáng, trưa và khoảng 10 giờ tối. Ngày làm việc trung bình kéo dài thêm 46 phút hay 13% từ đầu mùa dịch. Thời gian dành cho những công việc sau giờ làm thậm chí tăng tới 28%.
Theo ông Nadella, mọi người – đặc biệt những ai công tác trong lĩnh vực công nghệ - ngày càng yêu cầu được linh hoạt hơn trong không gian, thời gian làm việc. Khảo sát đang diễn ra đối với những người làm việc trí óc như lập trình viên phần mềm, phân tích dữ liệu…, từ tổ chức Future Forum tiết lộ hơn 3/4 người muốn được chọn nơi làm việc, còn 95% muốn tự lên lịch trình riêng.
Dù vậy, khi được hỏi có ngừng gửi email vào cuối tuần không, ông Nadella có chút né tránh khi nói: “Tôi vẫn đang học điều đó hàng ngày”.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Sau hơn 2 năm làm việc từ xa và nhiều lần trì hoãn quay lại văn phòng, hầu hết nhân viên Google đã bắt đầu có mặt tại trụ sở. Cựu CEO Google Eric Schmidt có lẽ là người vui mừng hơn cả.
" alt="Ông chủ Microsoft cảnh báo hậu quả của các email đêm muộn"/>Nhận định, soi kèo Napoli vs Juventus, 0h00 ngày 26/1: Nối mạch bất bại
Trại giam Chí Hòa (81 ca)
Ca F0 đầu tiên của chuỗi được phát hiện ngày 27/6 khi đi khám tầm soát tại Bệnh viện quận Bình Thành. Sau khi phát hiện ca bệnh này, ngày 28/6, Công An TP.HCM yêu cầu xét nghiệm nhanh tầm soát tất cả các cán bộ, công nhân viên và các phạm nhân. Kết quả phát hiện 44 cán bộ, công nhân viên và 36 phạm nhân ở trại giam dương tính với nCoV. Ca ghi nhận mới nhất của chuỗi là ngày 5/7.
Công ty Senko (23 ca)
Chuỗi lây nhiễm này phát hiện ngày 2/7 khi một nhân viên của công ty đến khám tầm sát tại Bệnh viện Quốc tế City có kết quả dương tình. Đến nay, chuỗi phát hiện tổng cộng 23 ca F0, trong đó Bình Chánh (4), Bình Tân (18), Long An (1). Họ đều là nhân viên làm việc tại công ty. Ca F0 gần nhất của chuỗi phát hiện ngày 4/7.
Công ty Theodore Alexander (46 ca)
Theo Sở Y tế, công ty này có trụ sở tại Khu chế xuất Linh Trung 2, khu vực 3, TP Thủ Đức có khoảng 3.400 nhân viên. Ổ dịch này được phát hiện ngày 2/7, với 6 trường hợp dương tính với nCoV, trong đó 5 người làm ở xưởng D, 1 người làm ở xưởng C. Từ những người này, TP phát hiện thêm 46 trường hơp xác định, 62 trường hợp test nhanh dương tính.
Công ty Hong ik (101 ca)
Ngày 30/6, công ty phát hiện một nhân viên dương tính với nCoV. Sau khi nhận thông tin, công ty này đã tiến hành phun khử khuẩn, xét nghiệm tầm soát toàn bộ nhân viên công ty. Kết quả phát hiện tổng cộng 101 ca dương tính, trong đó có 90 ca test nhanh dương tính, 11 trường hợp là F1 trở thành F0.
Công ty Aplus (20 ca)
Công ty này có văn phòng ở 42/1 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh: Sáng ngày 29/6, Bệnh viện FV thông báo có 20/81 trường hợp là nhân viên công ty có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Sau khi nhận thông tin Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh đang tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người có mặt tại tòa nhà, đồng thời phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin đến các quận huyện và tỉnh thành có liên quan để giám sát. Ngày gần nhất chuỗi ghi nhận là bệnh là 29/6.
Công ty Nidec Sankyo (142 ca)
Ngày 28/6, một nhân viên của công ty phát hiện có kết quả dương tính với nCoV qua khám sàng lọc tại bệnh viện. Sau đó, công ty phát hiện thêm 4 nhân viên cũng có dương tính. Từ các bệnh nhân này, TP phát hiện thêm 138 trường hợp là nhân viên làm tại công ty.
Công ty Đan Thanh (41 ca)
Chuỗi lây nhiễm này được phát hiện ngày 27/6 do có một nhân viên công ty khám tầm soát tại Bệnh viện Xuyên Á có kết quả dương tính với nCoV. Đến nay, chuỗi ghi nhận tổng cộng 41 nhân viên công ty dương tính.
Tú Anh
Do tính hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, các trường hợp F1 đang gia tăng trong cộng đồng, TP.HCM quyết định tận dụng các khách sạn làm nơi cách ly tập trung.
" alt="TP.HCM phát hiện thêm 11 chuỗi lây nhiễm Covid"/>Tất cả đấu thủ trong bảng đấu B này đều có ít nhiều ấn tượng và chi tiết đáng chú ý. Mỗi đội đều có những đặc điểm riêng khiến sức mạnh của họ được đánh giá là vượt khỏi các đội bình thường. Chúng ta hãy thử điểm qua bí mật sức mạnh của các đội trước thềm cuộc đấu gay cấn sắp tới nhé!
LastLegend – Những người khổng lồ đương thời
Nhìn vào danh sách lineup của LastLegend chúng ta có thể thấy những cái tên cực mạnh trong lịch sử eSports bộ môn Đột Kích như Rambo, Botkonz, Shady, Tyler, Lucas. Có thể nói LastLegend đại diện cho thế lực đương thời với những ngôi sao danh tiếng nhất của làng Đột Kích Việt.
Việc đội cực mạnh này tiến thẳng vào vòng 8 đội chẳng gây nhiều bất ngờ do họ tập hợp một nguồn lực cực mạnh với mục tiêu tái khẳng định sức mạnh của những ngôi sao trong đội. LastLegend chính là mục tiêu chính để các đội đối thủ của bảng đấu này ra sức đánh đổ.
RankingCFVN – Những bước thăng hạng trên đỉnh vinh quang
Nếu LastLegends là đội hạt giống số 1 thì RankingCFVN chính là đối thủ cạnh tranh đang lớn mạnh thần tốc và chỉ cách vạch đích một quãng rất nhỏ. Đây là một quá trình thăng tiến sức mạnh kéo dài từ trước và chưa có dấu hiệu dừng lại.
RankingCFVN thăng lên chuyên nghiệp từ năm 2016 sau khi thắng giải bán chuyên CSC và họ có trong tay 2 đấu thủ cực mạnh từng nhiều lần thi đấu quốc tế đoạt giải là Phatkon và Kayle. Đây chính là một đội có sức mạnh được cộng hưởng từ một đội tuyển đang lên phối hợp với kinh nghiệm thi đấu của 2 ngôi sao đỉnh cao. Vì thế, khả năng chiến thắng của họ tại giải lần này không hề thấp chút nào.
HerokingHN – Sự kết hợp giữa kinh nghiệm và sức trẻ
Thoạt nhìn thì HerokingHN có vẻ không có gì quá đặc biệt khi họ tập hợp bởi những đấu thủ trẻ. Tuy nhiên khi xem xét kỹ, chúng ta sẽ thấy đây là một đội không đơn giản. Đầu tiên, họ được dẫn dắt bởi Khánh KZ, một đấu thủ có tiếng tại đấu trường Đột Kích. Chính sức trẻ của các tuyển thủ phối hợp với kinh nghiệm chiến trường lâu năm cả trong và ngoài nước của Khánh KZ đã khiến họ trở thành một đấu thủ không thể xem nhẹ.
Tất nhiên, HerokingHN cũng không ngần ngại thể hiện độ hiệu quả khi kết hợp cả sức trẻ lẫn kinh nghiệm lâu năm của mình bằng một vị trí trong vòng 8 đội. Và ngày 28 – 29/11 này chúng ta sẽ được biết họ còn tiến xa đến đâu nữa. Quả thật, khi đã bước được vào vòng này thì không ai đơn giản cả!
Muôn Phương - Ẩn số hấp dẫn
Trái ngược với những đội VIP đầy sao hay có sức mạnh nhờ kinh nghiệm của người dẫn dắt, Muôn Phương là một ẩn số hấp dẫn khi chưa để lộ sức mạnh của họ bắt nguồn từ đâu. Đăng ký thi đấu tại khu vực TP HCM, Muôn Phương liên tục đánh bại các đấu thủ tại vòng loại và tiến vào vòng 8 đội như một kẻ thách thức đi lên từ khu vực “bình dân”.
Tuy nhiên, không ít những anh hùng cái thế cũng xuất hiện theo một kiểu bình dân như vậy trước khi tỏa sáng rồi trở thành huyền thoại. Muôn Phương là một bí mật thú vị mà eSports cần có khi thể hiện tính “lật đổ và thay thế” mạnh mẽ trong thi đấu. Họ sẽ trở thành huyền thoại nếu sống sót vượt qua bảng tử thần đầy những ông lớn lần này.
Như đã nói ở trên, đã bước được vào vòng này thì chẳng có ai đơn giản, bảng B đầy khắt nghiệt này sẽ là một cuộc tranh đấu cực kỳ hấp dẫn mà không một fan Đột Kích nào có thể bỏ qua được. Hãy cùng đón xem và ủng hộ các team vượt qua bảng đấu từ thần của giải CFVN Championship 2020 qua các kênh sau:
Trang chủ: https://dotkich.goplay.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/cfvietnamvtc/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UClmJUNn9DQE4CcWMHYsPw1w
2016
" alt="CFVN Championship 2020"/>Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.
Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet |
Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.
Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.
Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận.
Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.
"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.
Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:
Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN) |
Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).
Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.
Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?
Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.
Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.
Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.
Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN) |
Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.
Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.
Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.
Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.
Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.
Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.
Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.
Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.
Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả.
Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.
Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.
Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.
Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.
Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.
Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.
Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.
Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam |
Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.
Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu. Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.
Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.
Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.
Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.
Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.
Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.
Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN. |
Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ [email protected]
Nhóm PV
" alt="Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”"/>