![](http://img.vietnamnet.vn/logo.gif)
Quỳ đất trong lễ tựu trường
Vở diễn được xây dựng trên chất liệu là múa rối nước - loại hình nghệ thuật truyền thống ra đời từ hơn một ngàn năm trước của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trên một cốt truyện và ngôn ngữ trình diễn đậm màu sắc dân gian, kể bằng thủ pháp sân khấu tối tân hiện đại - người xem được dẫn dắt trở lại với những phong tục tập quán, những kết tinh văn hóa và huyền sử của một vùng đất di sản linh thiêng.
![]() |
Khu biểu diễn thực cảnh 1.75 hecta, bao gồm sảnh đón tiếp, bảo tàng rối nước, sân khấu chính và khán đài với sức chứa 2000 khán giả. |
![]() |
Show diễn cần 140 diễn viên là chính bà con nông dân của vùng Sài Sơn Chùa Thầy và hơn 400 nhân sự cho các bộ phận âm thanh ánh sáng, kỹ thuật, dịch vụ… hầu hết đều là lao động trong vùng. |
Được dàn dựng trong gần một năm trời, với sự kết hợp của công nghệ sân khấu hiện đại, nhằm tái tạo lại trung thực nhất không gian làng quê Việt cổ xưa. Tập đoàn Tuần Châu đã đầu tư gần 1triệu đô cho riêng hệ thống nhà thuỷ đình tỉ lệ 1/1. Chỉ trong vòng 1 phút, người xem hoàn toàn bất ngờ khi mặt hồ nước phẳng lặng bỗng nổi lên một tòa thủy đình đúng như công trình kiến trúc vốn là niềm tự hào đời đời của người vùng Sài Sơn.
![]() |
Tập đoàn Tuần Châu mong muốn được đóng góp một sản phẩm văn hóa độc đáo để giới thiệu cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. |
Đạo diễn Việt Tú chia sẻ, “Vở diễn sử dụng hoàn toàn chất liệu truyền thống, kết hợp với các hiệu ứng sân khấu hiện đại - một phong cách dàn dựng có tên Modern Traditional, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Để chuẩn bị đến ngày ra mắt ekip đã đối diện với quá nhiều thách thức. Lớn nhất và cũng gây xúc động nhất là gần một năm trời đằng đẵng tập luyện để biến những người nông dân chân lấm tay bùn thành những nghệ sĩ dân gian đích thực mà vẫn giữ nguyên được sự run rẩy của những người dân thuần thành. Chứng kiến những người nông dân có thể biểu diễn thành thục, nhưng họ vẫn giữ được nét mộc mạc - tôi tin rằng show diễn sẽ chạm tới xúc cảm thuần khiết của người xem”.
Đại diện Tập đoàn Tuần Châu cho biết, show diễn sẽ được diễn hàng ngày tại Tuần Châu Hà Nội, bắt đầu từ tháng 6/2017 tại Sài Sơn, Chùa Thầy - một điểm đến của du lịch Việt Nam, địa chỉ lõi của vùng di sản quốc gia, nơi vẫn còn những làng mạc cổ xưa gần như nguyên bản, nơi từng là chiếc nôi ra đời của nghệ thuật Múa rối nước, với những danh thắng diễm lệ.
• Giá vé dự kiến 1.200.000/ khách bao gồm tiệc với các món ăn Việt Nam đặc sắc trước giờ diễn (18.00- 19.45) • Nhà tổ chức có dịch vụ xe đưa đón cho khách từ các khách sạn trong Hà Nội (45 phút từ nhà hát lớn Hà Nội hoặc 15 phút từ trung tâm hội nghị quốc gia. • Vé sẽ được phát hành tại nhiều điểm trong thành phố, các khách sạn cũng như các công ty du lịch, đại lý lũ hành. Vé cũng có thể dễ dàng đặt online bằng nhiều ngôn ngữ. |
Danh Đạt
">Hà Nội đón Tết sớm: Ngọt vị Tết xưa, tươi vị Xuân này.
Điểm cộng đầu tiên của lễ hội chính là sự hòa quyện khéo léo giữa Xưa và Nay, giữa miền ký ức về Tết cổ truyền với “công nghệ” trẻ trung thời hiện đại. Cũng có hái lộc đầu năm, xem quẻ may mắn, xin chữ ông Đồ… nhưng ở Du Xuân Ngọt Ngào, những hoạt động này đều được biến tấu đầy mới mẻ, thu hút các bạn trẻ.
Tại khu vực Cây Lộc Ngọt, không cần chọn những cành chồi non để… hái, ở đây, mỗi bạn trẻ có thể viết lời chúc, tự tay treo lên cây lộc ngọt, sau đó nhận về những món quà nhỏ xinh đầy ý nghĩa, như lời chúc lành được Ban Tổ Chức chuẩn bị sẵn.
Khu vực khiến người tham dự hứng thú nhất vẫn là khu vực “Xem quẻ đầu năm”. Hào hứng chờ “xem bói vui” cùng Quẻ Bánh Đầu Năm, Trâm Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) thích thú: “Mình rút được một lời chúc may mắn đầu năm, nên cảm thấy rất vui và phấn khởi.”
![]() |
Ai cũng thích những lời chúc tốt lành, hài hước tại “Quẻ bánh đầu năm” |
Sôi nổi không kém, Hội Đua Gà tái hiện lại trò chơi dân gian của Tết cổ truyền qua trò chơi điện tử tương tác, nơi các bạn trẻ thi “đua” bằng cách đạp xe hết tốc lực, để đưa chú gà “ảo” về đích.
![]() |
Những chú gà “máy” công nghệ khiến giới trẻ thích thú |
Còn với các bậc cha mẹ có con nhỏ, khu vực Nét Chữ Ngọt Ngào tái hiện lại không gian “cho chữ” của các ông Đồ lại là nơi rộn rịp nhất. Tú Anh (29 tuổi) bật mí cô xin chữ cho bé Na vừa được 5 tuổi của mình: “Năm sau Na vào lớp 1, xin chữ đầu năm mong con học giỏi, giống như truyền thống ngày xưa, bố mẹ mình luôn xin chữ những dịp Tết, để nhắc nhở các con truyền thống hiếu học vậy…”.
![]() |
Rộn rịp khu vực ông Đồ “cho chữ” nhắc nhở truyền thống hiếu học ngày xưa |
Tròn vị Tết yêu thương
Không chỉ có những khu vui chơi rộn ràng, lễ hội ‘Du Xuân Ngọt Ngào’ còn tạo ra những khu vực khá “lắng đọng”, để mỗi người đến đây đều cảm nhận hết ý nghĩa của Tết. Một trong số những điểm nhấn đó chính là Phố Hàng Ngọt, mở ra ký ức ngọt ngào của tuổi thơ nhiều năm về trước.
Vừa cho con quan sát cách gói bánh chưng tại đây, chị Ngọc Uyên vừa giải thích cặn kẽ từng thao tác và ý nghĩa của việc gói bánh chưng ngày Tết. Chị chia sẻ: “Trẻ con thị thành không biết đến nồi bánh chưng nóng hổi như mình ngày xưa nữa, nhưng ở những lễ hội thế này, bé có thể cảm nhận được phần nào ý nghĩa của Tết, hình dung được những kỷ niệm mà tuổi thơ cha mẹ từng trải qua”.
![]() |
Các bé sẽ hình dung được kỷ niệm tuổi thơ cha mẹ từng trải qua khi quan sát gói bánh chưng bên Mái Nhà Xưa |
Sau một vòng trải nghiệm đủ mọi cảm xúc về Tết Việt, các gia đình trẻ còn có thể tận hưởng thêm chút không khí lãng mạn, thưởng thức bánh quy bơ Lu thượng hạng bên mô hình tháp Eiffel tại khu vực “Ngọt Yêu Thương, Đậm Chất Pháp”. Đây cũng là nơi các bạn trẻ có thể đem về các món quà đẳng cấp để biếu tặng gia đình, bạn hữu.
Buổi tối tại lễ hội, không khí “vui xuân” càng tưng bừng hơn với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiết và các tiết mục văn nghệ đặc sắc trên Sân Khấu Vạn Niềm Vui. Những tên tuổi vốn quen thuộc như nhóm OPlus, ca sĩ Hồ Quang Hiếu, ca sĩ nhí Gia Khiêm … đã khiến sân khấu mỗi lúc một đông.
![]() |
Vui hết mình tại sân khấu Vạn Niềm Vui |
Lễ hội ‘Du Xuân Ngọt Ngào’ dành cho các bạn trẻ ở miền Nam sẽ diễn ra từ 15h đến 22h ngày 15/1/2017 tại Nhà Văn hoá Thanh Niên với sự góp mặt của ca sĩ Bảo Thy, Thanh Duy, Nhóm Lip B, ca sĩ nhí Hoàng Anh (Giọng Hát Việt Nhí), nhóm hài Xpro. Đừng quên hòa mình vào không khí xuân náo nức này nhé.
Thu Hằng
">Số điện thoại giả danh nhân viên điện lực gọi đến khách hàng để lừa đảo (Ảnh: Hoàng Ngọc).
Khi chị gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung để đề nghị hỗ trợ thông tin, nhân viên tổng đài cảnh báo đây là cuộc gọi giả mạo và tình trạng lừa đảo đang diễn ra phổ biến.
Trước đó, ngày 24/11, anh T.S. (trú ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng), tá hỏa phát hiện toàn bộ số tiền hơn 230 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng của mình bị mất sạch chỉ sau vài thao tác khai báo đơn giản.
Anh S. cho biết, vào cuối tuần, trong lúc đang bận giải quyết công việc, anh nhận được cuộc gọi từ người tự xưng là nhân viên điện lực, yêu cầu thanh toán tiền điện tháng 10.
Do anh S. chưa thanh toán tiền điện, đối tượng này đã gợi ý anh kết bạn qua Zalo và gửi đường link cài app điện lực giả để thanh toán. Tin lời, anh S. cài app và nhập thông tin tài khoản ngân hàng của mình vào. Ngay sau khi hoàn tất khai báo, toàn bộ số tiền trong tài khoản của anh đã bị mất.
Trước đó, ngày 10 và 13/11, tại Đắk Lắk cũng xảy ra 2 trường hợp tương tự, trong đó một khách hàng bị mất 341 triệu đồng sau khi làm theo yêu cầu của kẻ giả danh nhân viên điện lực.
Chị A. là khách hàng ở thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H'leo, Đắk Lắk nhận cuộc gọi yêu cầu thanh toán tiền điện và kết bạn qua Zalo. Sau khi tải app giống như giao diện của app EVNNPC và làm theo hướng dẫn, chị phát hiện tài khoản của mình bị rút 341 triệu đồng.
Một trường hợp khác tại thôn 7, xã Cư Ni, huyện Ea Kar, Đắk Lắk cũng bị mất hơn 23 triệu đồng do thủ đoạn lừa đảo tương tự.
Theo lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), các đối tượng giả danh nhân viên điện lực đã gọi điện yêu cầu khách hàng kết bạn qua Zalo và hướng dẫn cài đặt lại app điện lực giả để thanh toán tiền điện.
Đối tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng qua các đường link mà chúng gửi. Sự việc này đã xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Ông Lê Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung - cho biết, chỉ trong tháng 11, đã có tới 254 cuộc gọi từ khách hàng ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đến tổng đài 19001909, phản ánh tình trạng giả danh nhân viên điện lực.
Các đối tượng này thường yêu cầu khách hàng tải app giả mạo, cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của chúng…
Ông Tường khuyến cáo, khách hàng sử dụng điện tại miền Trung - Tây Nguyên cần tải app của chính EVNCPC, cần cảnh giác tuyệt đối và không đăng nhập vào các đường link và app giả mạo qua điện thoại hay các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook.
"Khách hàng tuyệt đối không nên thanh toán tiền điện qua tài khoản ngân hàng cá nhân hoặc tài khoản của doanh nghiệp khi chưa được xác minh. Nếu nhận được cuộc gọi nghi ngờ là mạo danh nhân viên điện lực, khách hàng gọi ngay tới Tổng đài Chăm sóc khách hàng Tổng công ty Điện lực miền Trung qua số 19001909 để được hỗ trợ kịp thời", ông Tường cho biết.
">