Tôi năm nay 67 tuổi, có 2 con trai. Con trai đầu lòng đang sống ở Bình Dương. Con trai thứ 2 cưới vợ được 2 năm.  |
Ảnh: Y.T |
Một tháng trước, cháu xin chuyển đến ở cùng bố mẹ vợ. Cháu nói, nhà bố mẹ vợ rộng rãi, lại ở trung tâm thành phố, sẽ thuận tiện cho việc đi làm.
Vợ chồng tôi suy nghĩ rất nhiều. Ông bà thông gia bên đó có 2 con gái, 1 cháu đang du học nước ngoài. Nếu vợ chồng con trai tôi đến ở, ông bà sẽ vui. Tuy nhiên, ở góc độ của người cha sinh ra con trai, tôi lại không muốn.
Tôi đã bàn với vợ, cho chác cháu mảnh đất 80m2 ở ngoại thành thành phố.
3 hôm trước, tôi đến gặp thông gia và nói về việc này. Tôi cũng đặt vấn đề, mong ông bà thông gia hỗ trợ các cháu tiền xây nhà. Như vậy, một bên cho nhà, 1 bên cho đất, các cháu sẽ có cuộc sống tốt hơn.
Ai ngờ, ông thông gia không đồng ý. Ông nói, nếu muốn ông cho tiền xây nhà thì phải bán mảnh đất chúng tôi định cho đi. Sau đó, mua đất, xây nhà ở chỗ khác. Ông ấy không thể chi tiền xây nhà trên mảnh đất đang mang tên tôi.
Tôi nói với ông ấy, tôi đương nhiên sẽ sang tên cho 2 đứa khi quyết định cho các cháu. Tuy nhiên, ông thông gia vẫn nói giọng rất khó chịu khiến tôi bức xúc bỏ về.
Thú thật, vợ chồng tôi là công chức về hưu, ngoài 2 mảnh đất tổ tiên để lại, chúng tôi không có tiền xây nhà cho các cháu. Trong khi đó, ông bà thông gia còn trẻ, nhà buôn vàng giàu có, nên tôi mới mạnh dạn nhờ cậy. Ai ngờ, ông thông gia lại nghĩ sâu xa quá.
Về nhà, tôi kể lại sự việc với các con và hỏi chúng cách giải quyết. Con trai tôi không đồng tình với việc tôi đến gặp thông gia. Nhưng cách nói của ông thông gia với tôi cũng khiến cháu không hài lòng.
Cháu tuyên bố sẽ không bán đất và cũng không xin bố mẹ vợ 1 đồng nào khi xây nhà. Con dâu tôi thấy chồng giận bố mẹ mình thì bực bội.
Bây giờ, chúng đang chiến tranh lạnh với nhau. Không khí gia đình rất nặng nề.
Tôi cảm thấy hối hận về việc làm của mình, nhưng cũng không biết phải giải quyết thế nào?
Mong mọi người cho tôi lời khuyên.

30 tuổi, tôi trầm cảm vì ôm về một đống nợ sau khi start up
Áp lực về công việc mới, cơm áo gạo tiền, lo lắng về cái nhìn của những người xung quanh khiến tôi bị trầm cảm nặng.
" alt="Tâm sự, cho tiền xây nhà, bố vợ giàu có đề nghị con rể làm chuyện bức xúc"/>
Tâm sự, cho tiền xây nhà, bố vợ giàu có đề nghị con rể làm chuyện bức xúc
Diễn ra từ ngày 22/01 - 29/01/2020 (tức 28 đến mùng 5 Tết Canh Tý Âm lịch), chương trình đón Tết Canh Tý 2020 của Sun World Halong Complex sẽ mang tới một không khí Tết tưng bừng và ý nghĩa với không gian Xuân được trang trí ấn tượng cùng các hoạt động tái hiện Tết xưa.Đón chào du khách ngay từ cổng vào tổ hợp du lịch lớn nhất miền Bắc là một không gian tưng bừng sắc xuân, với đại cảnh con giáp của năm- những chú chuột ngộ nghĩnh- cùng hoa đào rực rỡ. Ngay sảnh ga đi Cáp treo Nữ hoàng, những chậu địa lan “siêu to” hứa hẹn đem đến những bức ảnh check-in ngập tràn sắc xuân. Sảnh ga đến cũng được bài trí ấn tượng với những tiểu cảnh cây kim tiền khồng lồ, bên dưới là hình ảnh những chú chuột dễ thương đang ẵm hoặc giơ cao những thoi vàng lớn, gửi đến du khách lời chúc may mắn, đủ đầy trong dịp đầu năm mới.
Điểm nhấn đặc biệt của không gian xuân tại Sun World Halong Complex là con đường mai vàng rực rỡ, cánh bướm mùa xuân khổng lồ được điểm tô bằng những chậu hoa đầy màu sắc ở Vườn Nhật hay tiểu cảnh “Cung chúc tân Xuân 2020” đầy ấn tượng với hình ảnh hoa đào Tết và tạo hình chuột cách điệu tại khu vực Vòng quay Mặt Trời (Sun Wheel). Đây hứa hẹn sẽ là những điểm check in không thể bỏ qua của du khách khi đến Sun World Halong Complex dịp đầu xuân.
Không khí mùa xuân rộn ràng ấy còn tiếp tục kéo dài bất tận ở khu vực Công viên Rồng. Tạo hình gia đình chuột dễ thương bao quanh là những dải hoa tươi nhiều màu sắc sẽ chào đón du khách ngay từ cổng vào công viên. Đi sâu vào bên trong, đại cảnh vòm mặt trời hoành tráng, cây đèn lồng đỏ khổng lồ hay hàng đèn lồng sắc màu rực rỡ bao quanh đài phun nước… lôi cuốn du khách dạo bước khám phá và thử sức với những trò chơi đầy thử thách, để khởi đầu một mùa năm mới sảng khoái, thư giãn.
Đặc biệt, đến với Sun World Halong Complex trong dịp này, du khách sẽ bắt gặp một không gian Tết xưa đậm chất cổ truyền, với những hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết như: múa lân rồng khai xuân, ông Đồ tặng chữ, gói bánh chưng, giã bánh dày và các trò chơi dân gian 3 miền như: nhảy sạp, múa xòe, đánh đu; bịt mắt đập niêu…
Bên cạnh đó, các tiết mục nghệ thuật truyền thống như chầu văn, xẩm, chèo… cũng được biểu diễn thường xuyên phục vụ du khách tại sân khấu dân gian trong khuôn viên lễ hội, vào hai khung giờ: 10h - 11h30 và 14h30 - 17h00, kể từ mùng 1 đến mùng 5 Tết Âm lịch.
Hấp dẫn hơn cả là mỗi khách hàng khi đặt chân tới Sun World Halong Complex đều sẽ được tham gia chơi Lucky Draw để nhận các phần quà dễ thương như: Quà lưu niệm hay bao lì xì may mắn.
Đặc biệt, Sun World Halong Complex sẽ triển khai chương trình khuyến mãi giảm 50% giá vé Cáp treo Nữ hoàng. Theo đó, giá vé chỉ còn 175.000 đồng/ người lớn và 125.000 đồng/ trẻ em từ 1-1,4m. Chương trình bắt đầu áp dụng từ ngày 08/02 - 22/02/2020. Đây là cơ hội lý tưởng để du khách khắp ba miền được chiêm ngưỡng cảnh quan và không khí xuân tưng bừng, ấn tượng tại khu du lịch ngay cả khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý đã kết thúc.
Vô vàn trải nghiệm độc đáo, mới lạ, sắc xuân tưng bừng mọi nẻo, xuân này không thể bỏ lỡ cơ hội check in “Tết Canh Tý- Xuân như ý” tại tổ hợp vui chơi giải trí hấp dẫn bậc nhất miền Bắc -Sun World Halong Complex, nhất là khi Hạ Long chỉ cách thủ đô chỉ chưa đầy 2h đi xe.
Doãn Phong
" alt="Tết này nhớ ‘check"/>
Tết này nhớ ‘check
Làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội là ngôi làng nổi tiếng với nghề gói bánh chưng hàng trăm năm nay. Mỗi dịp Tết, từ ngôi làng này, hàng trăm nghìn bánh chưng được đưa ra thị trường tiêu thụ.Đến Tranh Khúc vào những ngày giáp Tết, du khách sẽ cảm nhận được mùi bánh chưng tỏa ra thơm nức và không khí tất bật của người dân nơi đây.
 |
Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi) gói bánh chưng trong chiều cuối năm. |
Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi), chủ một cơ sở sản xuất bánh chưng ở làng Tranh Khúc cho biết, dịp Tết, gia đình bà phải nhận thêm 30 lao động, cùng với 6 thành viên trong gia đình làm việc ngày đêm mới hoàn thành được đơn hàng.
'Có những ngày, chúng tôi chỉ ngủ vài tiếng nhưng cũng có ngày không được ngủ chút nào', bà Tuyết nói về sự vất vả của nghề.
Theo bà Tuyết, kể từ sau rằm tháng Chạp, trung bình 1,5 ngày, gia đình bà gói và đưa vào luộc 2000 chiếc bánh chưng.
Đến chiều 26 Tết, việc gói bánh chưng cơ bản được hoàn tất. Cả gia đình luộc nốt mẻ bánh cuối cùng trong năm. Sau đó, bánh được để ráo nước 1 ngày, 1 đêm rồi đưa vào hút chân không, giao cho khách.
Ngày 30 Tết, cả nhà bà Tuyết sẽ tập chung dọn nhà, bếp, sân vườn. Vài thành viên trong nhà được cắt cử đi sắm đào, quất, bánh kẹo và thực phẩm để đón Tết.
 |
Ngày mùng 1 Tết, nhiều hộ dân ở làng Tranh Khúc đóng cửa ngủ. Việc chúc Tết được bắt đầu từ ngày mùng 2. |
'Chính vì lao động cật lực tháng cuối năm, Tết đến, mọi thành viên đều rơi vào tình trạng thiếu ngủ, kiệt sức. Sáng mùng 1 Tết, chúng tôi chỉ dậy nấu cơm cúng tổ tiên, quây quần ăn bữa cơm năm mới. Sau đó, cả nhà lại đóng cửa đi ngủ. Việc chúc Tết người thân, họ hàng làng xóm được thực hiện bắt đầu từ mùng 2', bà Tuyết nói.
Cũng theo lời bà Tuyết, đó là thói quen của nhiều hộ làm nghề ở Tranh Khúc. Do vậy, khác với những ngày giáp Tết, mùng 1 ở đây thường vắng lặng hơn.
Tuy nhiên, bà Tuyết cũng phải thừa nhận, những năm gần đây, việc làm nghề đã được đơn giản hóa đi khá nhiều.
Vào những năm 90, để gói được nồi bánh chưng, người làng Tranh Khúc phải đi xe đạp lên tận ga Trần Quý Cáp (Hà Nội) - cách nhà hơn 15km để lấy lá dong. Sau đó họ lại tất bật đi mua gạo, đỗ, thịt ...
Khi hoàn tất công đoạn luộc bánh chưng, những người làm nghề phải đạp xe đi giao bán khắp Hà Nội.
'Tôi còn nhớ, vào những năm 90, cứ 4h sáng là tôi xếp bánh lên xe đạp rồi chở vào nội thành, giao cho các chủ hàng trước 5h30 phút sáng. Thời điểm mang bầu con trai cả, tôi cũng đi như vậy, làm việc không biết mệt mỏi.
Thậm chí, có những ngày mưa rét, nước mưa, gió rét táp vào mặt lạnh buốt, hai tay bị cóng đến mất cảm giác nhưng vì mưu sinh và vì uy tín bán hàng, chúng tôi vẫn đạp xe đi.
Ngày Tết hoặc rằm, mùng 1, lượng bánh chưng nhiều hơn, chúng tôi mới thuê xe lam đi giao bánh', người phụ nữ có thâm niên gần 40 năm làm nghề nhớ lại.
 |
Mỗi dịp Tết, làng Tranh Khúc đưa ra thị trường hàng trăm ngàn bánh chưng. |
'Ngày nay, toàn bộ nguyên liệu làm bánh chưng được người bán mang đến tận nơi. Các chủ hộ sản xuất chỉ việc tiếp nhận và sản xuất. Khâu luộc bánh đã có nồi hơi, mỗi lần luộc được hàng ngàn bánh. Việc giao bánh thì có ô tô nên sức lao động được giải phóng khá nhiều', ông Đặng Trường Thanh (65 tuổi, người làng Tranh Khúc) cho biết.
Tuy vậy, do sự phát triển của xã hội, ngày nay, nhu cầu mua bánh ăn Tết lại nhiều hơn xưa. Các hộ làm nghề ở Tranh Khúc phải làm việc hết công suất mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
'Hiện chúng tôi vẫn đang nỗ lực để chất lượng bánh đưa ra thị trường ngày càng tốt hơn. Và bánh chưng Tranh Khúc tiếp tục nhận được sự tin dùng của khách hàng hơn', bà Tuyết nói thêm.
Ông Phạm Văn Mạnh - Cán bộ Văn phòng UBND xã Duyên Hà cho biết, năm 2011, Tranh Khúc được UBND TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống Hà Nội.
Hiện địa phương có 116 hộ sản xuất bánh chưng, hoạt động quanh năm. Riêng tháng cận Tết, lượng bánh chưng được sản xuất nhiều nhất. Dịp Tết 2019, địa phương có 385.000 bánh chưng được bán ra thị trường, cho thu nhập trên 20 tỷ đồng.

Cả làng nổi lửa, trắng đêm luộc trăm ngàn chiếc bánh chưng Tết
Gần 40 năm gắn bó với nghề gói bánh chưng, bà Phạm Thị Tuyết phải thừa nhận, đây là nghề cũng lắm công phu.
" alt="Mùng 1 khác lạ ở ngôi làng cả tháng thiếu ngủ vì lo Tết"/>
Mùng 1 khác lạ ở ngôi làng cả tháng thiếu ngủ vì lo Tết