Ông Nguyễn Quốc Thảo - Thành viên HĐQT Cát Tường Group nhận giải thưởng "Doanh nghiệp bất động sản tiên phong phát triển bền vững tại Việt Nam 2024".
Sứ mệnh kiến tạo bất động sản nhân văn - bền vững
Dot Property Vietnam Awards được thành lập bởi Dot Property Group - tập đoàn sở hữu 10 cổng thông tin bất động sản có tốc độ phát triển nhanh tại khu vực Đông Nam Á và tạp chí Dot Property. Nằm trong hệ thống giải thưởng bất động sản quốc tế lớn và uy tín hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Dot Property Vietnam Awards là giải thưởng thường niên danh giá, góp phần truyền cảm hứng và động lực phát triển cho ngành bất động sản.
Lễ trao giải Dot Property Vietnam Awards năm 2024 mang chủ đề "Phát triển bền vững: Xây dựng nền móng cho chu kỳ mới của bất động sản Việt Nam" diễn ra vào tối ngày 26/9 tại khách sạn The Reverie Saigon (TPHCM). Chương trình thu hút đông đảo quản lý cấp cao đến từ các doanh nghiệp thắng giải, hội đồng cố vấn giải thưởng cùng chuyên gia trong nước và quốc tế.
Trải qua nhiều vòng thẩm định từ hội đồng giám khảo là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, vượt qua sự cạnh tranh của rất nhiều các doanh nghiệp lớn, uy tín trong ngành, Cát Tường Group đã được Dot Property Vietnam Awards vinh danh "Sustainable Leadership Awards Vietnam 2024 - Doanh nghiệp bất động sản tiên phong phát triển bền vững tại Việt Nam 2024".
Ông Nguyễn Quốc Thảo - Thành viên HĐQT Cát Tường Group phát biểu tại lễ trao giải.
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Nguyễn Quốc Thảo - Thành viên HĐQT Cát Tường Group chia sẻ, Cát Tường Group tự hào khi được Dot Property Vietnam Awards 2024 đánh giá cao và vinh danh ở hạng mục giải thưởng "Doanh nghiệp bất động sản tiên phong phát triển bền vững tại Việt Nam 2024". Đặc biệt ý nghĩa hơn khi chủ đề năm nay lại chính là xây dựng nền móng cho một chu kỳ mới phát triển bền vững hơn của thị trường bất động sản Việt Nam.
"Sau khi hoàn thành sứ mệnh tiên phong của thập kỷ đầu tiên trọn vẹn, Cát Tường Group bước vào giai đoạn phát triển mới với sứ mệnh kiến tạo bất động sản nhân văn - nền vững. Ở chương mới này, chúng tôi mong muốn không chỉ phát triển những dự án bất động sản chất lượng, giá thành phù hợp mà hơn hết chính là tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội khi kiến tạo ngày càng nhiều hơn nữa những cộng đồng văn minh, hiện đại, bền vững và nhân văn", ông Thảo chia sẻ.
Chinh phục những hành trình mới
Trải qua gần 14 năm phát triển, Cát Tường Group từng bước khẳng định là doanh nghiệp phát triển bất động sản đa dạng các lĩnh vực từ đất nền các tỉnh, các khu dân cư, khu đô thị được quy hoạch bài bản, quy mô cho đến lĩnh vực bất động sản công nghiệp với Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (Aurora IP) đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Nam Định.
Những khu dân cư, khu đô thị đã giúp Cát Tường Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản có thể kể đến như: Cát Tường Phú Sinh (Đức Hòa - Long An), Cát Tường Phú Hưng (Đồng Xoài - Bình Phước), Cát Tường Western Pearl và Cát Tường Western Pearl 2 (Vị Thanh - Hậu Giang), Cát Tường Park House (Chơn Thành - Bình Phước)…
Khu nhà ở Cát Tường J-Home mở màn dòng sản phẩm Cát Tường An.
Nhằm định hình và chuyên nghiệp hóa sản phẩm bất động sản trong giai đoạn phát triển mới, Cát Tường Group đã chính thức ra mắt ba dòng sản phẩm cốt lõi là: dòng sản phẩm Cát Tường Phú (sản phẩm đất nền), dòng sản phẩm Cát Tường Minh (bất động sản công nghiệp) và dòng sản phẩm Cát Tường An (sản phẩm nhà ở).
Dòng sản phẩm nhà ở Cát Tường An hứa hẹn mang đến cho khách hàng và nhà đầu tư những dự án được đầu tư chuyên nghiệp, đa công năng với những vị trí đắc địa, mang đến cuộc sống an yên, nhân văn cho cư dân và giá trị gia tăng bền vững cho nhà đầu tư. Dự án đầu tiên của dòng sản phẩm này là khu nhà ở biệt lập Cát Tường J-Home tại TP Thuận An, Bình Dương sắp ra mắt thị trường.
" alt=""/>Cát Tường Group được vinh danh tiên phong phát triển bất động sản bền vững tại Dot Property AwardsSổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khi loại giấy tờ pháp lý này bị mất, nhiều người lo lắng sẽ mất tài sản liên quan như đất đai, nhà cửa.
Tuy nhiên theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2014, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Còn tại Điều 115 quy định rõ quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giấy chứng nhận chỉ là giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp. Tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng khác. Do đó, việc mất sổ đỏ chỉ là mất giấy tờ ghi nhận quyền tài sản chứ không mất tài sản.
Sổ đỏ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất (Ảnh: IT).
Quy trình cấp lại sổ đỏ
Điều 39 Nghị định 101/2024 quy định khi bị mất giấy chứng nhận thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có quyền đề nghị cấp lại.
Trình tự, thủ tục cấp lại sổ đỏ bị mất gồm:
Bước 1: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có Giấy chứng nhận bị mất phải nộp đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK được ban hành kèm theo Nghị định 101/2024 đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa; Văn phòng/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận đơn thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện:
- Kiểm tra thông tin về giấy chứng nhận đã cấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khai báo bị mất trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
- Trường hợp phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Nếu không thuộc trường hợp chuyển quyền thì văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; thực hiện đăng tin 3 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất giấy chứng nhận đã cấp, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả;
Bước 3: UBND cấp xã có trách nhiệm
Niêm yết công khai về việc mất giấy chứng nhận tại trụ sở và điểm dân cư nơi có đất trong 15 ngày; đồng thời tiếp nhận phản ánh trong thời gian niêm yết.
Trong vòng không quá 5 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, UBND cấp xã lập biên bản kết thúc niêm yết gửi đến văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai hủy giấy chứng nhận đã cấp; đồng thời cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; cấp lại giấy chứng nhận cho người được cấp.
Đối với trường hợp trang bổ sung của giấy chứng nhận đã cấp trước ngày Nghị định 101/2024 có hiệu lực thi hành bị mất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK và bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.
Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra thông tin của trang bổ sung trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với các thông tin cập nhật của giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên trang bổ sung.
" alt=""/>Mất sổ đỏ hay sổ hồng có nguy hiểm không?Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản phúc đáp liên quan đến đề nghị của Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên. Công ty đề nghị được tiếp tục sử dụng diện tích 4.337m2 tại dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend - Lộc An, huyện Bảo Lâm.
Theo Sở này, Luật Đất đai quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai về thời gian thực hiện dự án, hết thời gian được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất.
Kết luận thanh tra ngày 23/12/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng.
Căn cứ Nghị định số 10/2023 của Chính phủ, dự án Trung Nguyên Legend - Lộc An của Công ty Trung Nguyên thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà không được tiếp tục sử dụng đất 24 tháng kể từ ngày dự án bị chấm dứt hoạt động và không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác.
Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng khẳng định đề nghị của Công ty Trung Nguyên là không có cơ sở xem xét.
Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend chưa được hoàn thiện (Ảnh: An Khang).
Trước đó, Công ty Trung Nguyên do ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm Tổng giám đốc có đơn kiến nghị đến UBND tỉnh Lâm Đồng, đề nghị tiếp tục được sử dụng phần đất 4.337m2 tại dự án Trung Nguyên Legend - Lộc An.
Từ năm 2022, tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án vì chậm đưa đất vào sử dụng vi phạm quy định của Luật Đất đai 2013, chậm tiến độ đầu tư dự án vi phạm Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2020.
Tuy nhiên, văn bản kiến nghị của Công ty Trung Nguyên chỉ ra 4.337m2 do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng hợp pháp từ Công ty TNHH Trà Tiến Đạt II theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp vào tháng 4/2002. Còn 11.192m2 trong tổng diện tích 15.529m2 đất bị thu hồi tại dự án được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê.
Từ năm 2007 đến năm 2016, công ty đã sử dụng diện tích đất này để thành lập chi nhánh hoạt động. Đến năm 2017 (tức 15 năm sau khi nhận chuyển nhượng), công ty đưa 4.337m2 này cùng với 11.192m2 được Nhà nước cho thuê vào đầu tư dự án Trung Nguyên Legend.
Theo Công ty Trung Nguyên, phần diện tích 4.337m2 không thuộc trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê. Khi dự án bị chấm dứt hoạt động thì công ty phải được nhận lại diện tích đất này.
Doanh nghiệp kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng và sở ngành liên quan chấp nhận cho công ty được nhận lại quyền sử dụng đất. Đồng thời, công ty được chuyển nhượng phần diện tích này cho Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising.
" alt=""/>Lâm Đồng từ chối đề nghị của ông Đặng Lê Nguyên Vũ