Đội hình "vứt đi" trị giá 300 triệu bảng của Ten Hag ở Man Utd
TheĐộihìnhquotvứtđiquottrịgiátriệubảngcủaTenHagởvideo ban thango thống kê, HLV Ten Hag đã chi tới hơn 600 triệu bảng để tăng cường lực lượng trong 2,5 năm ở Man Utd. Đây là chiến lược gia chi tiêu nhiều nhất trên thị trường chuyển nhượng thời hậu Sir Alex Ferguson. Tuy nhiên, hầu hết các gương mặt được HLV người Hà Lan mang về Old Trafford đều thất bại.
Sau khi HLV Ten Hag bị sa thải, tờ The Sun đã bình chọn đội hình tệ nhất của chiến lược gia người Hà Lan mang về sân Old Trafford.
Trong khung gỗ, thủ thành dự bị Altay Bayindirđược xướng tên. Man Utd đã chi 4,3 triệu bảng để chiêu mộ người gác đền Thổ Nhĩ Kỳ từ Fenerbahce. Thế nhưng, HLV Ten Hag lại không hề đếm xỉa tới anh, kể cả trong những trận đấu cúp. Tính ra, trong hai mùa giải ở Man Utd, Altay Bayindir mới xuất hiện 2 lần trong các trận đấu với Newport County và Barnsley.
Ở hàng thủ, Jonny Evanstrở lại Man Utd theo dạng chuyển nhượng tự do nhưng không tạo được dấu ấn do tuổi tác đã cao. Sergio Reguilonchỉ được mượn về từ Tottenham trong thời gian ngắn trước khi bị trả lại không thương tiếc.
De Ligtvừa được HLV Ten Hag mang về trong mùa Hè 2024 với mức phí 42 triệu bảng từ Bayern Munich. Tuy nhiên, cầu thủ này cho thấy anh chỉ ngang tầm Maguire khi thi đấu thiếu ổn định từ đầu mùa. Người còn lại Tyrell Malaciađược HLV Ten Hag chiêu mộ từ Feyenoord với giá 15 triệu bảng. Tuy nhiên, hậu vệ cánh người Hà Lan chủ yếu nằm trong bệnh viện dưỡng thương, chứ không xuất hiện nhiều trên sân cỏ.
Trên hàng tiền vệ, Ten Hag đã biến cầu thủ đẳng cấp thế giới như Casemirotrở nên tầm thường sau khi chiêu mộ với giá 60 triệu bảng từ Real Madrid. Sofyan Amrabattừng chơi rất hay ở World Cup 2022 trước khi tới Man Utd theo dạng cho mượn với phí 7,7 triệu bảng. Tuy nhiên, cầu thủ người Morocco thi đấu rất tệ ở Old Trafford.
Mason Mountcũng được mang về với giá 60 triệu bảng từ Chelsea nhưng giờ đây, anh giống như "cục nợ" của đội bóng khi chấn thương liên miên và không hẹn ngày trở lại. Mount chưa đóng góp quá nhiều cho Quỷ đỏ.
Trên hàng công, Antonychính là bản hợp đồng tệ hại nhất thời Ten Hag. Cầu thủ này được Man Utd mua về từ Ajax với giá 86 triệu bảng. Tuy nhiên, dấu ấn của ngôi sao người Brazil chỉ là những tình huống "múa may" thừa thãi, thiếu hiệu quả, chứ không tạo ra tác động tích cực trên sân.
Joshua Zirkzeevừa cập bến Man Utd từ Bologna với giá 36,5 triệu bảng mùa Hè vừa qua. Tuy nhiên, ngoài bàn thắng trong trận ra mắt, tiền đạo người Hà Lan tỏ ra khá lạc nhịp trong lối chơi của Man Utd. Người cuối cùng là Wout Weghorst, cầu thủ tỏ ra khá vụng về trên hàng công và nhanh chóng rời Old Trafford sau 6 tháng.
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1
- Bình thường khi vào trạm nhiên liệu tôi vẫn xuống xe báo cho nhân viên ở đó biết xe tôi chạy bằng diesel; tôi đi lại nhiều, cũng chỉ hay ghé một vài trạm nhất định nên nhân viên cũng đã quen mặt quen xe.
Tuy nhiên hôm trước, lúc xe ghé vào cây xăng thì tôi có cuộc điện thoại gấp nên không xuống xe ngay, và nhân viên mới ở đó đã bơm nhầm xăng vào bình dầu của xe tôi.
Tôi được biết trong tình huống bơm nhầm như vậy thì không được nổ máy mà phải rút hết nhiên liệu ra và sục rửa cả bình dầu lẫn ống dẫn, để tránh làm hỏng động cơ.
Nhưng nhân viên cây xăng và một số chủ xe khác ở đó nói rằng nếu trước khi bơm xăng, trong bình vẫn còn nhiều dầu, thì có thể chạy thẳng tới gara xử lý, không cần gọi xe cứu hộ, vì xăng nhẹ hơn dầu, sẽ nổi lên trên, chưa lọt vào buồng đốt ngay được.
Không yên tâm với phương án này nên khi đó, tôi vẫn chọn giải pháp không nổ máy và gọi xe cứu hộ tới cẩu xe về gara để xử lý. Tuy nhiên, tôi cũng băn khoăn không biết lập luận như trên của nhân viên cây xăng có đúng không, rất mong được giải đáp.
Độc giả Hoàng Tiến
" alt="Phải làm gì khi lỡ bơm nhầm xăng cho xe máy dầu?" /> - Những chiếc bánh chưng gói vội bởi những bàn tay không chuyên được sắp vào thùng. Bánh được xếp thành từng lớp ngay ngắn. Những cây bánh tét được tận dụng để lấp đầy những khoảng trống trong thùng. Một lớp lá đậy bên trên. Nước được châm đầy.
Lửa bùng lên. Mọi người quây quần bên ánh lửa. Nồi bánh chưng của người Việt trên đất Úc sôi lên sùng sục mang thanh âm ngày Tết ...
Chị Hương lau lá Chiều 28 Tết. Bên ngoài ngôi nhà ở khu vực Inala (Brisbane - Quensland Úc) vắng lặng. Không một bóng người. Thỉnh thoảng, tiếng kêu của loài quạ vang lên phá tan cảnh tịch mịch vốn có ...
Bên trong mọi người rộn ràng gói bánh Bước vào bên trong, thật bất ngờ. Trên chiếc bàn dài, hai thúng nếp đã ngâm, một nồi đậu xanh bóc vỏ, một nồi thịt sống đã xắt thành miếng ướp tẩm gia vị được đặt ở phía cuối.
Gói lá chuối nặng gần 0,5kg nhập từ Thái Lan có giá 3AUD Hai bên - nam có nữ có, mọi người đang mân mê từng mảng lá. Thử xếp vào khung rồi lấy ra xếp vào. Những động tác không thuần thục cho thấy đây không phải là những người gói bánh chuyên nghiệp. Có lẽ khi tha hương, hình ảnh quê nhà đã khiến cho ai nấy cũng náo nức, muốn tự tay mình tạo ra một sản phẩm cho ngày Tết.
Anh Thái luộc lá Một chị trong nhóm cho biết, phải đến chiều thứ 7 chúng tôi mới tập trung lại được. Những ngày khác ai nấy đều tất bật với công việc. Chúng tôi cùng nhau họp mặt mỗi người góp một tay tạo cho nhau ngày Tết tha hương trên đất khách.
Tiếng cười nói đã vang lên. Mỗi người một câu, mỗi người một ý tưởng góp lại khiến không khí của buổi gói bánh sinh động hơn. Những chiếc bánh được thành hình, tuy không đẹp, tuy không gọn gàng nhưng đó cũng cho thấy tấm lòng của những người con xa xứ hướng về quê mẹ.
Xếp lá "Sản phẩm đầu tiên hình thành rồi". Tiếng hô vang lên của anh Đỗ Hải Hiệp (46 tuổi) - chủ nhà, khiến cho nhiều người trầm trồ khen ngợi. Anh cầm chiếc bánh với nụ cười rạng rỡ yêu cầu chúng tôi bấm máy. Một bức ảnh vui của ngày Tết xa nhà.
Anh Hiệp cũng kịp vui mừng với chiếc bánh chưng đầu tiên Anh Hiệp cho biết, năm nào cũng vậy, anh và những người bạn đồng hương tụ lại với nhau. Năm nay nhà người này, sang năm nhà người khác, cứ thế xoay vòng.
Tính ra thì cũng mười mấy cái Tết tha hương rồi. Anh nói, nhớ lắm. Nhớ những ngày Tết quê nhà với nồi bánh chưng cuối năm. Thức trắng đêm canh nồi bánh. Châm nước, châm củi. Buồn ngủ nhưng vui...
Gói bánh tét. Xếp bánh vào thùng Anh Hiệp, quê miền Bắc. Vợ anh, chị Thanh Thảo là một dược sĩ. Cả hai hiện làm việc cho các công ty của Úc.
Mẹ anh đã già, anh đưa sang sống cùng anh và 2 cháu... Những người bạn họp mặt hôm nay có người là bạn ở quê nhà, có người mới kết bạn trên đất Úc. Tất cả đối với anh như máu mủ ruột thịt. Phải xa quê mới thấy tình đồng hương là vô cùng quí giá...
Những chiếc bánh tiếp tục hình thành. Nhìn các anh gói mới thấy, bánh ở Úc rất khó gói bởi ở đây nguồn lá vô cùng đắt đỏ. Chất lượng của lá không tốt như lá ở Việt Nam.
Lá được nhập từ Thái Lan với giá 3AUD/một bịch 0,5kg. Lá này được ướp lạnh để trữ lâu ngày. Ngoài ra có loại lá tươi khoảng 16AUD/kg. Nhưng dù là là ướp lạnh hay lá tươi, đặc điểm chung bánh sẽ không mang màu xanh và phảng phất mùi thơm của lá. Dù sao có vẫn hơn không. Trong khi đó, lá dong thì hiếm và đắt nên các anh phải dùng thêm lá tre để bẻ góc cho chiếc bánh được gói dễ dàng.
Trong lúc nhiều người mải mê với chiếc bánh chưng thì một mình chị Châu lay hoay với những đòn bánh tét. Chị xếp lá, rải nếp, trải đậu xanh và sắp thịt rồi bó thành một đòn bánh tét khá đẹp. Như vậy, tuy xa quê hương nhưng ở đây màu sắc Bắc Nam vẫn có đủ.
Đỏ lừa Nếp, đậu, thịt được châm thêm đều đặn. Chỉ có lá. Phía xa chị Hương 30 tuổi quê Hải Phòng đang cặm cụi lau từng chiếc lá. Ở gần đó, anh Thái đang tiếp tục cho những bịch lá chuối lạnh ngắt vào nồi để luộc.
Lá được lau khô và chuyển đến. Những chiếc bánh tiếp tục hình thành. Chị Thảo - vợ anh Hiệp cho biết ,chị đã ngâm 12kg nếp, 6kg đậu và 10kg thịt. Chị dự trù sẽ được khoảng 30 bánh nhưng cuối cùng, trên chiếc bàn con, 32 chiếc bánh chưng và 6 đòn bánh tét được chuyển vào nồi và đỏ lửa.
Bánh đã gói xong. Mọi người quây quần trò chuyện. Những kỷ niệm ở quê nhà được mọi người nhắc lại. Ai nấy cũng ngậm ngùi. Tiếng nhạc xuân bắt đầu vang lên.
Tết Tết Tết Tết đến rồi
Tết đến trong tim mọi người
Không khí bắt đầu sôi động. Rồi những bản nhạc xuân tiếp tục vang lên. Mọi người ai nấy đều vui vẻ, rạng rỡ. Bổng mọi người im bặt.
Con biết bây giờ mẹ chờ tin con,
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương,
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về,
Nay én bay đầy trước ngõ mà tin con vẫn xa ngàn xa.
...
Trông bánh chưng chờ trời sáng
Ðỏ hây hây những đôi má đào
Tiếng hát trầm và buồn. Những lời ca xoáy sâu vào tâm tư người nghe khiến ai cũng chạnh lòng. Nhiều cái Tết vắng nhà rồi, biết khi nào mới có dịp trở về quê đúng vào ngày Tết?
Nhìn mọi người, đôi mắt ai cũng ươn ướt. "Nỗi buồn xa quê luôn làm quặn thắt tâm can. Nhưng biết làm sao được khi cuộc mưu sinh vẫn đè nặng cuộc sống hôm nay". Anh Hiệp trải lòng với chúng tôi...
3 đứa trẻ nghèo bật khóc trước sự cố ngày cuối năm
Nhà nghèo, cả năm nuôi được ít gà, gần Tết đàn gà bị rù lông rồi chết. 3 đứa con khóc hết nước mắt khiến người mẹ cứ ngẩn ngơ...
" alt="Nồi bánh chưng Tết 2019 của người Việt ở Úc" /> - Những ngày qua, thông tin về việc chùa Ba Vàng tổ chức ‘thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ’ thu số tiền lớn gây xôn xao dư luận.
Trong đó, bà Phạm Thị Yến là nhân vật thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người.
Mặc dù không có chức vị cao nhưng người phụ nữ này có sức ảnh hưởng rất lớn tại chùa Ba Vàng.
Bà Phạm Thị Yến trong một buổi giảng pháp. Ảnh cắt từ clip. Trao đổi với VietNamNet, bà Phạm Thị Thúy (SN 1967, trú tại Khu 3, phường Giếng Đáy, TP.Hạ Long) - chị gái ruột của bà Phạm Thị Yến khẳng định, bà Yến không có khả năng ‘hô mưa, gọi gió’, ‘thỉnh vong’ hay chữa bệnh bằng tâm linh như các trang web rầm rộ đăng tải.
Bà Thúy kể: ‘Mẹ tôi là nạn nhân của trò cúng ‘oan gia trái chủ’.
Ngày còn khỏe mạnh, mẹ của bà Thúy là người tin vào Phật pháp, thường xuyên tu tập, ăn chay. Khi bị tai biến mạch máu não, gia đình hết lòng chạy chữa, đưa cụ xuống bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương điều trị.
Nhờ tích cực tập vật lý trị liệu, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tình hình của cụ tiến triển tốt, tập đi lại nhẹ nhàng.
Sau đó, không hiểu con gái (tức bà Yến) dùng cách gì, khiến cụ mê muội, tin vào việc ‘cúng oan gia trái chủ’. Cụ quyết định dừng điều trị thuốc, đóng tiền để giải nghiệp ở chùa Ba Vàng, khiến tình hình sức khỏe ngày càng trầm trọng.
Một thời gian sau, cụ còn phát hiện thêm khối u ác tính trong ruột. Các con đưa cụ cấp cứu tại bệnh viện tỉnh, sau đó chuyển xuống bệnh viện ở Hà Nội chữa bệnh. Cụ điều trị khoảng 20 ngày, bà Thúy có việc gấp nên nhờ bà Yến thay phiên chăm sóc vài hôm.
Tuy nhiên, bà Yến đang cùng nhóm phật tử đi du lịch xuyên Việt nên gọi ‘thân tín’ trong đạo tràng của mình xuống chăm sóc mẹ.
‘Lúc này tình trạng mẹ tôi khá yếu, huyết áp và tiểu đường liên tục tăng cao. Thường xuyên phải có người túc trực trông nom, sử dụng thuốc để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu.
Một hôm, đám người ‘thân tín’ bí mật đưa mẹ trốn viện ở Hà Nội về chùa Ba Vàng với lý do hưởng phúc thọ nhân dịp Bát Quan Trai giới (một phương pháp tu hành của phật tử tại gia, áp dụng trong một ngày một đêm (24 giờ) - pv).
Chẳng ngờ, đêm đó bà nằm một mình ở chùa Ba Vàng, huyết áp đột ngột lên cao nhưng không ai bên cạnh cho uống thuốc.
Khi đưa về đến nhà, bà đã rơi vào trạng thái nguy kịch. Cô Mai (thân tín của bà Yến - nv) kêu, cụ khó qua khỏi, có lẽ chỉ chờ chết.
Sau câu nói đó, tình trạng mẹ tôi xấu hơn. Huyết áp bà tăng vọt lên 240 mmHg, cấm khẩu rồi qua đời’, bà Thúy nhớ lại.
Chứng kiến em gái ngày càng lún sâu vào chuyện mê tín, đau lòng hơn, chính sự cuồng tín đó là một phần gây nên cái chết của mẹ nên bà Thúy nhiều lần khuyên nhủ em gái nhưng bà Yến bỏ ngoài tai.
"Tôi nói với em gái, nếu ‘thỉnh oan giá trái chủ’ linh nghiệm, vậy tại sao mẹ làm lễ rồi vẫn mắc bệnh huyết áp, mắt bị mờ, mổ cũng không khỏi. Chưa kể còn bị ung thư’, bà Thúy nói tiếp.
Kể từ ngày đó, bà Yến gần như cắt đứt liên lạc với người thân.
Vẫn lời bà Thúy, thủa nhỏ bà Yến học giỏi, là người con hiếu thảo, kính trên nhường dưới, sống tình cảm với anh, chị em ruột thịt. Ngày mới kết hôn, bà Yến có cuộc sống yên ấm bên người chồng hiền lành, đức độ, luôn yêu chiều vợ con.
Từ ngày vướng vào ‘sự nghiệp giải oan gia trái chủ’, bà Yến hoàn toàn thay đổi tâm tính, lạnh nhạt với người thân.
Người phụ nữ này cho biết, thời gian đầu, bà cũng lên chùa Ba Vàng làm công quả, hỗ trợ nhà chùa vì cảm thấy rất thư thái. Nhưng sau bà không đặt chân lên đó lần nào nữa.
‘Tôi bị đau bụng, sức khỏe giảm sút, nhóm đệ tử của Yến ngọt nhạt khuyên tôi ‘thỉnh vong’, tiêu trừ nghiệp chướng.
‘Vong’ phán số tiền tôi nợ tiền kiếp là 11 triệu 500 nghìn đồng. Tôi nói không có tiền, ‘vong; sẵn sàng hạ giá, đưa ra con số 700 nghìn đồng và cuối cùng là 500 nghìn đồng. Tôi cảnh giác, cho rằng hành vi đòi tiền của 'vong' có nhiều khuất tất nên từ chối nộp’, bà Thúy chậm rãi kể.
Bà Thúy cũng cho biết ở Hồng Gai có nhiều người vì tin vào phép ‘thỉnh vong’ của bà Yến.
‘Một phụ nữ làm nghề kinh doanh gỗ ở Hà Nội bị cảm chạy vào trong dẫn đến đến hỏng thị lực. Chị lên Ba Vàng nghe giảng pháp, bị dọa là nợ tiền kiếp nhiều, nếu cúng số tiền 150 triệu đồng sẽ tiêu tan nghiệp chướng, khỏi bệnh.
Chị chuẩn bị mang tiền lên chùa thì vô tình gặp tôi. Tôi biết chuyện giải thích rõ với chị. Nghe tôi phân tích, người này từ bỏ luôn ý định mang tiền giải nghiệp.
Sau này gặp lại, chị kể được bác sĩ tích cực sử dụng phác đồ phù hợp nên mắt chị bắt đầu nhìn được mờ mờ’, bà Thúy chia sẻ thêm.
Bà Phạm Thị Yến vắng mặt bất thường ở chùa Ba Vàng?
Những ngày gần đây, bà Phạm Thị Yến, người trực tiếp tham gia giảng về ‘vong báo oán’ và ‘oan gia trái chủ’ để thu tiền giải nghiệp, không còn xuất hiện ở chùa Ba Vàng.
" alt="Bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng qua lời kể chị gái ruột" /> - Anh Ôn - chủ nhân của chiếc Xiaomi SU7 - là một trong số những khách hàng đặt mua sớm mẫu xe điện của thương hiệu nổi tiếng về điện thoại thông minh và nhiều thiết bị điện tử gia dụng nội địa. Nhận xe sau hơn một tháng chờ đợi, nhưng vừa mới đây, Ôn đã đổi tên tài khoản mạng xã hội thành "chủ nhân của chiếc Xiaomi SU7 tệ nhất".
Ôn nhận xe tại một trung tâm giao xe ở thành phố Tương An, tỉnh Phúc Kiến vào ngày 5/5. Ngày 6/5, anh này đăng video lên mạng xã hội, nói rằng xe bị hỏng khi đang chạy tốc độ cao sau khi vừa rời khỏi đại lý và mới đi được 39 km. Ôn cho biết xe đã được đưa lên xe chuyên chở về lại trung tâm. Hỏng hóc xảy ra đúng hôm 5/5.
- - Giáp Tết là “thời điểm vàng” cho nhiều sinh viên mong muốn đi làm thêm để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Nhiều công việc chỉ yêu cầu sự chăm chỉ, nhanh nhẹn với mức thu nhập khá được các 9x lựa chọn.
Từ pha chế, bồi bàn đến bán mứt
Nguyễn Minh Thành (cựu sinh viên ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ) đang là du học sinh Đài Loan chia sẻ: “Mình sang đây học đã 2 năm. Ngoài giờ học, mình làm bưng bê cho một quán ăn. Bên này họ cũng tổ chức Tết âm lịch như ở Việt Nam, nhưng không phải là Tết chính của họ.
Những ngày giáp Tết quán khá đông khách, bình thường mình được trả 136 Đài Tệ/1giờ (tương đương khoảng 90.000 tiền Việt/1giờ) đến cuối tháng được thêm tiền thưởng Tết nữa. Nếu chăm chỉ thì tháng Tết, mình kiếm được khoảng 15-20 triệu tiền Việt, hoặc có thể hơn nữa nếu chăm chỉ”.
Nguyễn Minh Thành làm thêm tại quán ăn Hàn Quốc trong thời gian du học ở Đài Loan. Ảnh: NVCC
Thành cho biết thêm: “Lương nói ra như thế thì cao nhưng chi tiêu bên Đài cũng đắt, được cái những ngày giáp Tết này được thưởng và nếu ai may mắn gặp được ông chủ dễ tính thì cũng thoải mái. Ví dụ biết mình là người Việt, ông chủ cũng cho nghỉ sớm hơn các nhân viên khác để về nước ăn Tết với gia đình”.
Mứt Tết và me Tết là mặt hàng không thể thiếu trong dịp Tết truyền thống ở nước ta. Tranh thủ thời gian vừa thi xong và vào dịp giáp Tết, Nguyễn Thị Yến (sinh viên trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) đã tự bỏ tiền ra để kinh doanh 2 mặt hàng này và đem về nguồn thu không nhỏ.
“Ban đầu em cũng lo sợ lấy hàng về không ai mua, nhưng kết quả lại ngược lại, mứt với me bán rất chạy, trong khoảng thời gian hai tuần em bán được hơn 100 hộp mứt (bán lẻ lãi 40.000/1 hộp, bán sỉ lãi 20.000/1hộp) vì em nhận đổ buôn nữa.
Tổng lãi thu về hơn 3 triệu. Còn me em bán 80.000/1kg (lãi 20.000/1kg) vì nhập tận đầu mối, tổng lãi bán me thu về được gần 5 triệu. Cả mứt và me đến thời điểm này em được gần chục triệu”, Yến chia sẻ.
Do nhân viên về quê nhiều, khách lại đông hơn so với những thời điểm khác trong năm nên giáp Tết, không ít nhà hàng, quán cà phê tại Hà Nội chấp nhận trả lương gấp 3-4 lần để tìm người thay thế. Các bạn sinh viên không quá khó để tìm một vị trí làm việc phù hợp với mức lương tương đối tốt.
Nguyễn Thanh Vân (sinh viên Học viện Ngân Hàng) và Trần Xuân Hòa (sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội), chọn cho mình công việc pha chế và bán hàng tại một quán trà sữa trên đường Tô Hiệu.
Thanh Vân và Xuân Hòa. Ảnh: Trần Thanh Xuân Hòa cho biết, giáp Tết, do khách đông nên việc phục vụ khá vất vả, bù lại, mức lương bạn nhận được cao hơn (lúc bình thường là 75 nghìn/ca/5h; cận tết Hòa nhận được từ 100 - 200 nghìn/ca).
Ngoài ra còn có thể đổi ca và thưởng Tết. Vì cận Tết, sinh viên được nghỉ học nên hai bạn có thể làm 3 ca/ngày. Tổng thu nhập từ 5 triệu trở lên, đây là số tiền không nhỏ nên Hòa tỏ ra khá thích thú với công việc này.
Lĩnh 780.000/ngày nhờ làm shipper
Đó là số tiền kiếm được nhiều nhất trong ngày nhờ làm shipper (người chuyển hàng) mà Nguyễn Tiến Dũng (SV trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) nhận được.
Dù trời mưa rét nhưng Dũng vẫn tranh thủ đi ship khi có đơn khách đặt. Ảnh: Trần Thanh
Dũng chia sẻ : “Những ngày cận Tết, khách đặt hàng nhiều, trung bình một ngày em nhận được 4-5 đơn, mặt hàng ship chủ yếu là tủ nhựa nên thi thoảng em còn được khách boa (thưởng) thêm tiền công lắp đặt.
Có hôm em nhận được 7-8 đơn, cộng cả tiền boa, số tiền kiếm được lên tới 780.000/ ngày. Nếu đi ship đều, trung bình một tháng cũng được 6-7 triệu.
Vì là shipper ruột của cửa hàng, em lại là sinh viên nên chị chủ sắp xếp các đơn cho em đi ship vào buổi chiều, còn thời gian buổi sáng em đi học”.
Dũng kể, nghề shipper là nghề nhặt nhạnh, kiếm tiền lẻ, nhưng khéo léo tính toán, có thể kiếm được 200- 300 nghìn/ngày. Cái khéo của shipper là biết cách chọn tuyến đường, di chuyển nhanh sao cho giao được nhiều đơn nhất.
Nghe qua thì nghề này có vẻ đơn giản, chỉ cần thạo đường có chút vốn để đặt cọc tiền cho khách, khéo léo một chút là có thể “ấm túi” vài triệu/tháng, nhưng có những nỗi vất vả, rủi ro riêng mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Việc bị khách "bỏ bom", mắng mỏ là chuyện bình thường.
Bạn Đỗ Tiến Đạt, sinh viên ĐH Xây Dựng, kể lại: “Do mới làm shipper ít có kinh nghiệm, một lần em nhận được đơn ở chợ Ninh Hiệp, khách yêu cầu em đặt cọc 520.000 nghìn và đưa cho một hộp xốp khá to, cùng địa chỉ người nhận.
Khi em định mở hàng kiểm tra, khách kêu chỉ là quần áo trẻ con và đã bọc dán kỹ rồi giờ gỡ ra mất thời gian nên em không nghi ngờ, chằng hàng lên xe và phóng đi ngay.
Nhưng tới địa chỉ ghi trong giấy, em hỏi mới biết họ không hề đặt mua hàng gì cả. Em hoảng hốt gọi lại cho người thuê ship thì thuê bao không liên lạc được. Lấy tay xé thùng xốp ra mới biết bên trong toàn quần áo cũ, rách nát.
Ngay sau đó em quay lại chỗ nhận hàng hỏi mọi người và tả vóc dáng tên lừa đảo nhưng không ai biết, tìm lại bài đăng trên nhóm thì hắn xóa mất rồi. Lắm khi nghĩ chảy nước mắt, thấm thía đồng tiền mồ hôi công sức nó đáng quý như thế nào”.