MeMo House được xây dựng trên một khu đất rộng hơn 200 m2 ở San Isidro, phía bắc tỉnh Buenos Aires, Argentina.
Ngôi nhà được xây dựng và thiết kế dựa trên yêu cầu của một khách hàng vốn đam mê cảnh quan, có niềm tin mạnh mẽ về tính bền vững và môi trường. Mục tiêu là làm sao để phát triển một dự án trong khi vẫn giảm thiểu đến mức tối đa việc mất không gian xanh.
3 khoảng sân vườn xuyên suốt chiều dài ngôi nhà.
Với tiêu chí như vậy, các kiến trúc sư thiết kế cả về kiến trúc và cảnh quan với 3 khoảng sân vườn xuyên suốt chiều dài ngôi nhà.
Thiết kế như vậy là kết quả của cam kết không để lãng phí một mét vuông đất nào đồng thời đáp ứng được yêu cầu có một lối dẫn ánh sáng thông qua sân trong. Cách bố trí như vậy cũng tạo ra một địa hình hết sức độc đáo với hệ thống đường dốc cây xanh nối liền khoảng không với tầng một và mái che tạo nên một sân vườn liên hoàn.
Phòng khách rộng rãi thông thoáng.
MeMo House được thiết kế với tiêu chí bền vững đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, các kiến trúc sư chia sẻ rằng họ tiếp cận con đường bền vững bằng cách chọn một khu đất bền vững. Tại đó, chủ sở hữu của ngôi nhà có thể đi bộ hoặc đạp xe, đồng thời, có thể sử dụng thảm thực vật trong khu vườn của chính mình. Nhờ đó khôi phục cảnh quan thiên nhiên và giảm lượng nước mưa thải ra.
Ngôi nhà có địa hình hết sức độc đáo với hệ thống đường dốc cây xanh nối liền khoảng không với tầng một và mái che tạo nên một sân vườn liên hoàn.
Để sử dụng nước hiệu quả, các kiến trúc sư đã tích hợp công nghệ xử lý nước thải hiệu quả. Họ giảm lượng tiêu thụ nước bằng cách sử dụng nước mưa để tưới cho thảm thực vật ở phần đất sân vườn, nhờ đó mà hơi ẩm sẽ làm mát ngôi nhà một cách tự nhiên.
Phòng bếp tràn ngập ánh sáng.
Liên quan đến hiệu quả năng lượng, ngôi nhà có các tấm pin mặt trời không chỉ để cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí.
Tầng 3 - cũng là tầng thượng có nhiều khoảng xanh trồng cây cỏ dại.
Ngôi nhà có 3 tầng với tầng một bao gồm gara để xe rộng rãi kết hợp sân vườn nhỏ, không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách, phòng bếp - ăn. Tầng 2 là không gian riêng tư với 2 phòng ngủ. Tầng 3 - cũng là tầng thượng có nhiều khoảng xanh trồng cây cỏ dại.
" alt=""/>Nhà phố xanh mướt với sân vườn liên hoàn nối 3 tầngÔng Amos Nangyo (giữa) dẫn đầu nhóm tình nguyện chống nạn bắt cóc ở Pala, Chad (Ảnh: AFP).
"Chúng tôi dẫn đường cho cảnh sát qua các khu rừng, nhưng chúng tôi mới là người đầu tiên truy bắt tội phạm sau mỗi vụ bắt cóc", Amos Nangyo, một trưởng nhóm ở Pala, thủ phủ vùng Mayo-Kebbi Ouest, giáp biên giới Cameroon, chia sẻ.
Trong những năm qua, khu vực biên giới Burkina Faso, Mali và Niger liên tục xảy ra xung đột. Trong đó, một khu vực được xem là "tam giác tử thần": kéo dài từ Mayo-Kebbi Ouest và Logone Oriental ở Chad đến vùng Bắc Cameroon và Lim-Pendé ở Cộng hòa Trung Phi.
Dữ liệu chính thức về "tam giác tử thần" rất khan hiếm. Bên cạnh đó, nhiều người không báo cáo các vụ việc vì sợ bị trả thù.
Chính quyền địa phương cho biết, tiền chuộc trả ở khu vực này đã lên đến 43 triệu franc CFA (khoảng 70.000 USD) vào năm 2022 và tăng lên 52,4 triệu franc CFA (khoảng 87.000 USD) vào năm 2023.
Tình hình bất ổn đã kéo theo các vấn đề xã hội khác như buôn bán vũ khí quy mô nhỏ, cướp bóc và buôn bán chất cấm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của các vụ bắt cóc là vì lợi ích kinh tế, không phải hận thù hay xung đột tôn giáo.
Theo một báo cáo gần đây của tổ chức Sáng kiến Toàn cầu, người dân ở phía bắc Cameroon đã bỏ ra khoảng 86 triệu franc CFA (hơn 140.000 USD) tiền chuộc trong 6 vụ bắt cóc từ tháng 2 đến tháng 5 năm ngoái.
Remadji Hoinathy, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh khu vực cho biết, "những yếu tố địa lí và con người" của khu vực này đã dẫn đến sự hoành hành của các nhóm vũ trang và tâm điểm của nạn bắt cóc.
"Nhiều người ở Chad đã lớn lên cùng những cuộc nổi loạn và làm quen với vũ khí. Họ tìm cách sống bằng súng ... họ có thể trở thành một phiến quân chống lại quân đội, hoặc làm lính đánh thuê, kẻ bắt cóc, tội phạm", ông Remadji nói.
Vào tháng 10/2023, các quan chức từ Cameroon và Chad đã gặp nhau ở Yaoundé để thảo luận về hợp tác song phương nhằm giải quyết tình hình tội phạm xuyên biên giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần phải có thêm hành động quyết liệt hơn để phá vỡ các mạng lưới tội phạm, bao gồm cả hợp tác khu vực có cấu trúc để tăng cường an ninh và tuần tra các khu vực rừng rậm phức tạp.
Nạn bắt cóc đáng báo động tạo nên nỗi sợ hãi cho nông dân, khiến họ không dám làm việc, và ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, lưu thông hàng hóa. Điều đó có thể gây ra "những tác động tiêu cực đến kinh tế toàn khu vực", theo một báo cáo của Global Initiative.
Trong lúc đó, các nhóm tự vệ địa phương vẫn cảnh giác để bảo vệ gia đình và cộng đồng của họ. "Đây là công việc tình nguyện nguy hiểm và chúng tôi hy vọng chính quyền sẽ có những phương án phù hợp để giúp đỡ chúng tôi," trưởng nhóm Nangyo nói.
Thùy Linh
Theo Guardian" alt=""/>Nạn bắt cóc ở "tam giác tử thần" châu PhiTại Diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển" do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức sáng 16/11, nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến về vấn đề giá nhà tăng cao trong thời gian qua.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cho rằng, thị trường bất động sản đang phục hồi nhưng còn chậm và không đồng đều giữa các phân khúc, khu vực. Trong 3 quý đầu năm, tốc độ tăng trưởng ngành kinh doanh bất động sản đạt 2,7%, mặc dù năm 2022 đạt 6,2%.
Theo ông, tính đến hết tháng 9, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng, chiếm gần 21% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, cho vay kinh doanh bất động sản tăng 16%, còn cho vay mua nhà ở chỉ tăng 4,6%.
Mặc dù cải thiện so với năm ngoái, nhưng mức tăng này vẫn thấp. Diễn biến cho thấy nhu cầu vốn đang tập trung vào phía cung thị trường, tức các nhà phát triển, đầu tư bất động sản. Trong khi đó, người dân ít có nhu cầu vay mua nhà đất.
Một khu chung cư tại Hà Nội (Ảnh: Trần Kháng).
Ông Lực cho rằng, lãi suất không phải nguyên nhân của tình trạng trên. Bởi thời gian qua, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà xuống mức rất thấp, giảm khoảng 3% so với năm ngoái.
"Lý do chính của người dân ít có nhu cầu vay mua nhà là giá nhà vẫn neo ở ngưỡng rất cao, dù nhiều chủ đầu tư tung ra các chính sách kích cầu, ưu đãi thời gian qua. Trong khi công việc, thu nhập của người dân thực tế vẫn rất khó khăn nên họ ngại phải vay một khoản tiền lớn để có thể sở hữu nhà ở. Người dân thấy giá nhà quá cao nên họ phải chọn cách trì hoãn và chờ đợi thị trường có sản phẩm giá phải chăng", ông nêu.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản đang có nhiều chuyển biến tích cực, dù tốc độ còn chậm nhưng điều này đã phản ánh những chính sách đúng đắn, giải pháp kịp thời của Chính phủ và các ngành chức năng.
Trong thời gian tới, với những kỳ vọng vào việc hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật thị trường sẽ có bước tiến mới như Quốc hội đã Trình Chính phủ về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận quyền sử dụng đất. Nếu việc này được thông qua các dự án sẽ được khơi thông, doanh nghiệp sẽ được tháo gỡ khó khăn về hướng tiếp cận đất đai.
Theo ông, một thực trạng mà thị trường bất động sản đang gặp phải là cơ cấu sản phẩm nhà ở đang chưa hợp lý, thiếu nhà giá rẻ, nhà ở vừa túi tiền. Riêng TPHCM, từ năm 2021 đến nay phân khúc nhà ở dưới 3 tỷ đồng hoàn toàn vắng mặt trên thị trường. Còn nhà ở xã hội, đến nay cũng chỉ có khoảng trên dưới 12.000 căn.
"Nhà cao cấp áp đảo thị trường trong khi sản phẩm bình dân vắng bóng dẫn đến thị trường phát triển thiếu ổn định và bền vững", ông Châu nói.
Chuyên gia cho rằng, một trong các nguyên nhân khiến xuất hiện dấu hiệu tạo nhiệt là do đầu cơ đất đai (Ảnh minh họa: Dương Tâm).
TS Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), cho biết vấn đề thiếu nguồn cung, chênh lệch giữa các phân khúc bất động sản và giá cả tăng làm cho khả năng tiếp cận nhà ở của người mua có thể giảm, đặc biệt là phân khúc nhà ở phù hợp thu nhập. Một trong các nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu "tạo nhiệt" là tình trạng đầu cơ đất đai, đẩy giá nhà ở và phát sinh giao dịch bất động sản thiếu minh bạch.
Theo ông, điều này đòi hỏi chính quyền địa phương có phương thức điều tiết thị trường, quản lý, giám sát chặt chẽ việc tổ chức đấu giá đất và đặc biệt là quản lý, giám sát, xử lý vi phạm của lực lượng môi giới bất động sản…
Ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng cần thiết xây dựng và áp dụng chính sách thuế bất động sản bởi công cụ này sẽ điều tiết thị trường khi bị đầu cơ sốt nóng hoặc khi khó khăn, đóng băng. Tuy nhiên, ông lưu ý cần có nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu giao dịch và giá bất động sản chính xác, thường xuyên cập nhật, tạo cơ sở áp dụng.
Đồng quan điểm đó, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách thuế là một công cụ quan trọng để điều tiết thị trường bất động sản, giúp duy trì sự ổn định, khuyến khích đầu tư và phát triển bền vững.
"Việc đánh thuế sẽ giảm tình trạng đầu cơ và tăng cường tính ổn định thị trường bất động sản. Việc áp dụng thuế chuyển nhượng giúp làm giảm sự tham gia của các nhà đầu cơ, vốn chỉ tìm cách tạo ra lợi nhuận nhanh chóng mà không có giá trị lâu dài cho nền kinh tế. Thị trường sẽ trở nên ổn định hơn, tránh được các cơn sốt đất và bong bóng bất động sản", ông Long nói.
" alt=""/>Chuyên gia: Người dân ngại vay mua nhà vì giá neo rất cao