Với hoạt động hợp tác giữa US-SEGA/WISE và FUNIX, trong thời gian tới, các suất học bổng khóa học CNTT có tổng trị giá 50.000 USD sẽ được trao cho đối tượng học viên là người lao động đang thất nghiệp hoặc có mong muốn chuyển đổi nghề nghiệp. Các khóa đào tạo kéo dài từ 3 - 6 tháng, bao gồm chương trình: Lập trình viên full-stack; Lập trình viên web, di động, java; Kiểm thử phần mềm…
Chương trình được kỳ vọng sẽ giúp thu hẹp khoảng cách kỹ năng, kiến thức cho thanh niên, người lao động… trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bằng cách học hỏi và phát triển những kỹ năng mới, người lao động nói chung và công nhân nói riêng có thể định vị bản thân để tận dụng những cơ hội mới đang có trên thị trường việc làm. Sau khóa học tại FUNiX, học viên được hỗ trợ tuyển dụng, nhận mức lương khởi điểm từ 8 - 12 triệu đồng/ tháng. Chương trình không phân biệt tuổi tác, vùng miền, giới tính…
Người lao động, nhất là các công nhân có nhu cầu, có thể đăng ký trực tuyến để tham gia học bổng chuyển đổi số tại đây. Các ứng viên sẽ được phỏng vấn để xét trao học bổng.
Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) nhấn mạnh, thông qua việc đào tạo các kỹ năng số, bao gồm các kỹ năng, khả năng, kiến thức và thói quen làm việc, chương trình “Cơ hội mới” được kỳ vọng sẽ giúp công nhân tiếp cận và sử dụng công nghệ số thành thạo, từ đó có nhiều cơ hội nhận được những công việc phù hợp.
Bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia USAID tại Việt Nam chia sẻ: “USAID mong muốn hỗ trợ Việt Nam chuyển dịch tới một nền kinh tế dựa vào công nghệ. Điều này đòi hỏi thay đổi đáng kể trong tập kỹ năng của lực lượng lao động, trong đó kỹ năng số là kỹ năng thiết yếu để có thể nắm bắt những cơ hội mới trong kỷ nguyên số”.
Tham dự diễn đàn đã trao đổi những trải nghiệm của bản thân, Hoàng Văn Đắm (24 tuổi, Hà Nội), một công nhân từng làm việc tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, đã chuyển nghề lập trình thành công sau khóa học ở FUNiX cho hay, hiện anh đang là lập trình viên tại công ty BraveBits - một đối tác tuyển dụng và đào tạo của FUNiX. Theo Hoàng Văn Đắm, môi trường làm việc hiện tại chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ tốt và có thu nhập cao hơn nhiều so với công việc trước kia.
Là chương trình thí điểm trong khuôn khổ hoạt động “Nguồn nhân lực cho Đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp” (USAID - WISE), cơ hội mới mong muốn quy tụ các chương trình, sáng kiến nhằm tạo cơ hội mới cho công nhân như Hoàng Văn Đắm, giúp họ tham gia sâu hơn vào các ngành nghề sử dụng kỹ năng số thông qua đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao.
Dự án tập trung hỗ trợ người lao động, công nhân đang hoặc có nhiều khả năng bị thất nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19. Mục tiêu trong giai đoạn đầu của dự án sẽ có khoảng 300 công nhân tham gia đào tạo với nữ giới chiếm 20%, giúp ít nhất 150 công nhân có việc làm tốt hơn sau khóa học trực tuyến tại FUNiX.
Ông Hoàng Việt Thắng, Giám đốc Trung tâm Cung ứng nguồn lực số FUNiX cho biết, trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, thị trường cần được bổ sung nhân lực từ các tổ chức đào tạo phi truyền thống như FUNIX. Các kỹ năng mới được trang bị không chỉ giúp cho người học duy trì công việc hiện tại với hiệu quả cao hơn mà còn có thể mang đến những cơ hội việc làm.
Từ tháng 11/2021, FUNiX cùng 113 doanh nghiệp công nghệ triển khai dự án “Chuyển đổi số công nhân”, đào tạo lập trình miễn phí cho đối tượng này. Tiếp đó, vào tháng 2/2022, FUNiX cùng USAID phát động dự án "Mở rộng chuyển đổi nhân lực số" thông qua đào tạo trực tuyến. Dự án trao học bổng cho các đối tượng học viên là nữ giới hoặc tới từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 và tình trạng biến đổi khí hậu. Sau khi tốt nghiệp, 100% học viên được cam kết cơ hội thực tập, làm việc tại hơn 100 công ty công nghệ đối tác của FUNIX trên toàn quốc. |
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nhận định công tác chuyển đổi số trong tập đoàn là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Thực hiện nhiệm vụ Hội đồng Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro lần thứ 54 đã giao, trải qua quá trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn, ngày 24/03/2023, Vietsovpetro đã ký kết hợp đồng số với Liên doanh nhà thầu FPT - PetroSouth.
Ông Trương Quốc Lâm, Chánh Văn phòng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đánh giá dự án này là một bước đi quan trọng trong “Lộ trình chuyển đổi số tại Vietsovpetro” theo nghị quyết đã được thông qua của hai phía. Đồng thời, ông nhận định mức độ “trưởng thành số” của Vietsovpetro như vậy là rất cao trong hệ sinh thái chuyển đổi số của PVN, tương lai, Vietsovpetro sẽ thành công trong việc tái tạo mô hình phát triển kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững.
Ngoài ra, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng lưu ý, cần xây dựng và phát triển nội dung văn hóa số và truyền thông số trong lộ trình của dự án chuyển đổi số tại Vietsovpetro.
Theo ông Vũ Mai Khanh, Tổng Giám đốc Vietsovpetro, ban lãnh đạo Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro cam kết hỗ trợ tối đa, để dự án được triển khai một cách hiệu quả với sự tham gia của đơn vị tư vấn.
Theo định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong những năm gần đây, nhằm bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra đồng bộ, khoa học, năng suất, Vietsovpetro đặc biệt chú trọng phát triển các công tác về chuyển đổi số, văn hóa doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực. Ông Khanh lưu ý, việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số và phát triển hệ thống CNTT tiến hành song song với công việc sản xuất kinh doanh và phát triển các giải pháp IT đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khuôn khổ các nội dung mà Hội đồng hai phía đã phê duyệt. Bên cạnh đó, Vietsovpetro cần lập quy trình khảo sát nội bộ để thống nhất về định hướng, quan điểm chỉ đạo và bố trí nguồn lực nội bộ phù hợp để phối hợp thực hiện tốt và đúng tiến độ các hạng mục của dự án.
Đại diện Liên danh Nhà thầu FPT - Petro South, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT chia sẻ: “Vietsovpetro và FPT chia sẻ nhiều điểm chung. Đầu tiên, cả hai doanh nghiệp cùng được gây dựng vào thời kỳ đất nước gian khó, sau đó trải qua giai đoạn hội nhập, chuyển dịch cùng sự thay đổi của thế giới và đang cùng bước vào giai đoạn kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động. Thứ hai, hai doanh nghiệp đang cùng tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp những giá trị thiết thực cho nước nhà, góp phần phát triển kinh tế, kiến tạo cuộc sống hạnh phúc hơn cho người dân”.
Với những tương đồng, cộng hưởng kinh nghiệm thực tiễn FPT đã tích lũy qua các dự án tư vấn chuyển đổi số cho nhiều lĩnh vực trọng yếu như dầu khí, năng lượng, điện lực và quá trình chuyển đổi số trong chính nội tại FPT, ông Nguyễn Văn Khoa tin chắc rằng dự án sẽ đạt thành công, trở thành điển hình của ngành dầu khí Việt Nam, đưa Vietsovpetro trở thành một trong những thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến lên trở thành doanh nghiệp số.
Được biết, tiến độ tổng thể của dự án được thực hiện trong khoảng 9 tháng với bốn mốc chính. Trong đó, giai đoạn một là khởi động dự án. Giai đoạn hai là Đánh giá hiện trạng và năng lực số/năng lực phát triển số của Vietsovpetro trong đó có đánh giá xu hướng/kết quả chuyển đổi số trong hoạt động của các công ty Dầu Khí thượng nguồn. Giai đoạn ba là Xây dựng tầm nhìn và chiếu lược/Chương trình chuyển đổi số cho Vietsovpetro. Giai đoạn bốn là xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống CNTT đáp ứng chương trình Chuyển đổi số của Vietsovpetro.
Đồng thời, các chuyên gia từ FPT cũng nêu cụ thể các quy trình chung của dự án như quy trình khảo sát, quy trình phê duyệt tài liệu, quy trình quản lý thay đổi, quy trình tiếp nhận và xử lý vướng mắc.
Đặc biệt với khối doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn FPT đã thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị, kinh doanh, hướng đến trở thành doanh nghiệp số. Mới đây, Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) - đối tác của Tập đoàn FPT mới đây được chứng nhận trở thành Tổng công ty nhà nước được chứng nhận “hình thành doanh nghiệp số” sau khi Bộ TT&TT hoàn thiện đánh giá mức độ chuyển đổi số. Trong đó, hai trụ cột: Trải nghiệm số cho khách hàng và Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp đạt mức cao.
dữ liệu số.