Điều đặc biệt là người phát hiện ra lỗ hổng này là một chuyên gia bảo mật Việt Nam, anh Giang Tuấn Anh đang công tác tại Công ty cổ phần an ninh mạng Việt Nam (VSEC). Anh đã được tập đoàn Zoho vinh danh trên website tìm kiếm Bug Bounty của hãng.
Theo phân tích của các chuyên gia, lỗ hổng “CVE-2020-15394” cho phép hacker thực thi những câu lệnh SQL tùy ý mà không cần xác thực và lợi dụng một số “chức năng” của Postgresql (hệ quản trị cơ sở dữ liệu – PV) để thực thi lệnh hệ điều hành trái phép trên máy chủ, dẫn tới việc hacker chiếm quyền điều khiển cao nhất với máy chủ, bao gồm quyền system trên Windows và quyền root trên Linux.
Do có nhiệm vụ giám sát nên phần mềm ManageEngine Application Manager – MEAM chứa rất nhiều dữ liệu nhạy cảm như thông tin đăng nhập của các thiết bị được giám sát, SSH key… Chính vì thế, khi hacker chiếm được quyền trên phần mềm MEAM, chúng hoàn toàn có thể chiếm quyền điều khiển các thiết bị, máy chủ khác trong hệ thống mạng.
Chuyên gia bảo mật Giang Tuấn Anh chia sẻ: “Do tính chất phức tạp của MEAM nên việc debug tốn rất nhiều thời gian, nhất là phần tìm cách bỏ qua xác thực nhưng cuối cùng tôi cũng tìm được và xâu chuỗi các lỗ hổng riêng lẻ thành lỗ hổng có tác động cao”.
MEAM là một trong những phần mềm giám sát máy chủ và ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, 70% ngân hàng và hơn 500 khách hàng là doanh nghiệp vừa và lớn của các ngân hàng này sử dụng phần mềm này.
Việc phát hiện ra lỗi “CVE-2020-15394” trên phần mềm MEAM giúp cho hàng nghìn doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ bị tấn công và đánh cắp thông tin, dữ liệu. Hãng Zoho đã tiến hành vá lỗ hổng trong phiên bản 14750 trở lên.
Chuyên gia VSEC Giang Tuấn Anh là một trong số ít các kỹ sư bảo mật Việt Nam sở hữu 3 chứng chỉ quốc tế uy tín trong lĩnh vực an toàn thông tin gồm OSCE, OSCP, OSWE. |
Chuyên gia VSEC Giang Tuấn Anh là một trong số ít các kỹ sư bảo mật Việt Nam sở hữu 3 chứng chỉ quốc tế uy tín trong lĩnh vực an toàn thông tin gồm OSCE, OSCP, OSWE. Anh cũng là thành viên nòng cốt của nhóm triển khai VSEC VADAR - Dịch vụ giám sát an toàn thông tin toàn diện dành cho doanh nghiệp.
Giang Tuấn Anh hiện giữ vị trí Trưởng phòng Dịch vụ chuyên gia tại công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC). Đã có hơn 10 năm hoạt động trong ngành bảo mật, đơn vị uy tín này tin rằng người Việt Nam hoàn toàn có thể sánh ngang khu vực và thế giới trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt hồi đầu tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ, bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số.
Các chuyên gia an ninh mạng cũng nhiều lần nhấn mạnh, nguồn nhân lực, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Thời gian qua, bảng xếp hạng toàn cầu về Chỉ số an toàn thông tin mạng (GCI) do Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) đánh giá đã cho thấy, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, từ thứ hạng 100 năm 2017 lên thứ hạng 50.
Cùng với đó, Việt Nam cũng được đánh giá về tỷ lệ lây nhiễm mã độc di động thấp thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Mạng lưới đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin với sự tham gia rộng khắp của gần 200 cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, đặt dưới sự điều phối chung, thống nhất của Trung tâm VNCERT/CC thuộc Cục An toàn thông tin.
Đặc biệt, Việt Nam có những chuyên gia hàng đầu thế giới đang làm ở trong nước và nước ngoài. Các chuyên gia Việt Nam đã liên tục phát hiện ra lỗ hổng bảo mật trên nhiều sản phẩm lớn, tác động đến hàng trăm ngàn thiết bị và hàng chục triệu người dùng toàn cầu.
Đơn cử như, các chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã phát hiện ra lỗ hổng có mã “CVE-2020-1319” trên Windows; phát hiện một số lỗ hổng bảo mật cho phép hacker tấn công sâu, leo thang, kiểm soát hệ thống của Ủy ban châu Âu; phát hiện lỗ hổng bảo mật trên nền tảng thương mại điện tử lớn của Alibaba; phát hiện 8 lỗ hổng 0-Day trong các thiết bị định tuyến D-link…
M.T
ictnews Nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ TT&TT xác định rõ điều kiện đầu tiên, tiên quyết trong phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử là đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
" alt=""/>Chuyên gia Việt phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng trên phần mềm quốc tếĐây là thông tin đưa ra trong báo cáo về giáo dục ĐH các ước Đông Á – Thái Bình Dương, trongđó có Việt Nam, được công bố sáng nay.
Theo đánh giá của WB, thiếu kỹnăng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên mới tốt nghiệp là yếu kém luôn được nhàtuyển dụng nhắc tới.
Mặt khác, khảo sát của WB chothấy, đầu ra cho những nghiên cứu tại các trường ĐH Việt Nam vẫn còn nhiều hạnchế.
Theo bảng xếp hạng quốc tế và đầu ra cho các nghiên cứu, hệ thống giáodục ĐH Việt Nam không chú trọng vào nghiên cứu về chất lượng đầy đủ. Thậm chí, córất ít các trường ĐH đào tạo các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ.
Báo cáo kết quả khảo sát của WBcũng chỉ dẫn, có không tới 3% các doanh nghiệp tuyên bố hợp tác với các trườngĐH hoặc các viện nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm. Số giảng viên cáctrường ĐH ở Việt Nam có trình độ tiến sĩ chiếm chưa tới 20% tổng số giảng viên.Phần lớn công việc chính của họ cũng chỉ là giảng dạy chứ không có trách nhiệmnghiên cứu”.
WB cũng chỉ rõ giáo dục ĐH ViệtNam không tạo ra được những kết quả không mong đợi vì các yếu tố không liên kết:giữa các trường với công ty về vấn đề đào tạo lỹ năng và thúc đẩy nghiên cứu;giữa các cơ sở giáo dục ĐH với các viện nghiên cứu; giữa các cơ sở giáo dục ĐHvới nhau; giữa các cơ sở giáo dục ĐH với các cơ sở giáo dục dự bị.
Để tiếp tục tăng trưởng nhanh vàđạt được chiều sâu về công nghệ, WB đưa một số kiến nghị: Việt Nam cần phải ưutiên cho 3 vấn đề cho giáo dục ĐH, đó là giải quyết những thiếu sót về kỹ năngthông qua chất lượng ĐH tốt hơn và mang tính toàn diện hơn. Từng bước tăng sốlượng sinh viên tốt nghiệp; Tăng cường nghiên cứu liên quan đến nhu cầu kinh tếtại một số phòng ban và trường ĐH.
Việt Nam cũng cần hoàn tất quytrình trao quyền tự chủ cho các trường ĐH và tăng cường vai trò, chức năng củahội đồng nhà trường và quy trinh đảm bảo chất lượng bên ngoài.
Kiều Oanh