Sau đây là nội dung bài viết:
Vừa qua, đề Ngữ văn thi vào lớp 10 đại trà và 10 chuyên của tỉnh Khánh Hòa đã gây xôn xao dư luận, đa phần trong đó là các bình luận, nhận xét rất tiêu cực.
Với đề thi tuyển sinh vào lớp 10 đại trà, dư luận chú ý vào hiện tượng rớt dòng trong hai dòng 3, 4 của ngữ liệu đọc hiểu (bài thơ Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con... của Nguyễn Phong Việt).
![]() |
Đề Ngữ văn gây tranh cãi |
So với đề thi tuyển sinh vào lớp 10 một số tỉnh vẫn sử dụng ngữ liệu đọc hiểu trong sách giáo khoa, hoàn toàn không đáp ứng được định hướng đánh giá năng lực thì ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Khánh Hòa được tôi đánh giá rất cao. Ngữ liệu này cùng các câu hỏi thành phần khi kết hợp với câu nghị luận xã hội, nghị luận văn học hoàn toàn có thể hình thành một trục chủ đề về tình cảm gia đình.
Tôi cho rằng đề thi đã trung thành với nguồn trích dẫn, trong tài liệu không có đính chính về lỗi in ấn nghĩa là người làm đề không sai. Câu hỏi 3 (thông hiểu) trong phần đọc hiểu chứng minh người ra đề quan niệm rất chính xác về sự phân biệt giữa câu thơ và dòng thơ – vấn đề được làm rõ cả trong từ điển (xem định nghĩa về “câu thơ” trong Đại từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Như Ý chủ biên) và sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, bộ cơ bản.
Xem xét kĩ hơn, hai dòng thơ có hiện tượng rớt dòng và nội dung các câu hỏi không liên quan. Trong phần đọc hiểu, phạm vi trả lời cho câu hỏi 2 chỉ gói gọn trong dòng thơ thứ 2 của ngữ liệu, câu 3 trích 2 dòng thơ khác, câu 4 đã định hướng rõ vấn đề. Cả câu nghị luận xã hội cũng đã nêu vấn đề khác để học sinh trình bày ý kiến. Việc tập trung vào một tiểu tiết không đáng đã vô tình xóa hết nỗ lực mang đến những thông điệp đẹp đẽ mà đề thi muốn chuyển tải. Thật đáng buồn!
Đánh giá về đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên lại tập trung vào lời dẫn “Nếu phải ở trong nước sôi” để kết luận vội vàng là đề thi phản cảm, thậm chí số ít nhà nghiên cứu Ngữ văn còn “nâng quan điểm” khi nhận xét đề thi này phản giáo dục. Từ góc nhìn của người có nhiều trải nghiệm với công tác biên soạn đề thi tuyển sinh vào lớp 10 cũng như theo dõi khá sát việc đánh giá đề thi những năm gần đây, tôi cho rằng đây là những nhận xét quá khắt khe, chưa thật công tâm!
Với đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên, để hiểu lời dẫn “Nếu phải ở trong nước sôi” phải đặt trong ngữ cảnh cụ thể của đề thi, gắn với vấn đề nghị luận được nêu rất rõ trong đề. Chúng tôi hoàn toàn đồng thuận với quan điểm được nhiều thầy cô giáo nêu ra: trong thực tế, chỉ với học lực khá – giỏi môn Ngữ văn của một học sinh lớp 9, cũng không hiểu lời dẫn ấy theo nghĩa đen. Do vậy, việc cố tình cắt vụn, gán ghép theo khả năng/ ý đồ tiếp nhận của bản thân là không hợp lí.
Rất đáng giận!
Hai xu hướng đáng lo ngại trong đánh giá đề thi Văn
Từ sự việc trên, tôi nhận thấy có hai xu hướng rất lo ngại trong việc đánh giá, nhận xét đề thi.
Thứ nhất,dư luận thường tập trung vào nội dung ý nghĩa của ngữ liệu hoặc ý nghĩa của câu hỏi.
Người ra đề có chủ đích của họ, câu hỏi cũng đặt trong ngữ cảnh cụ thể. Điều đó có nghĩa tính chất phong phú đa dạng trong sự tiếp nhận của độc giả không nên thể hiện vào việc nhận xét đề thi.
Thứ hai,người nhận xét thường đưa ra đánh giá đề “hay/ cũ” hoặc “không hay/ không mới”. Chúng tôi cho rằng những xu hướng trên đây chưa công bằng, tạo áp lực vô lí với người ra đề, thậm chí gây hoang mang trong xã hội.
Đánh giá đề thi cần chú ý đến việc người ra đề có bám sát ma trận không, lựa chọn ngữ liệu có phù hợp với định hướng đánh giá năng lực và sự tiếp nhận của học sinh hay không, độ phân hóa trong đề thi như thế nào. Khi đi chệch định hướng, lại để cảm xúc cá nhân chi phối, thêm vào tâm lí vốn dễ bị lôi kéo bởi đám đông, thay vì đánh giá các câu hỏi trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Khánh Hòa có mức độ phân hóa rất tốt, vấn đề nghị luận xã hội có thể khơi gợi nhiều suy nghĩ (và cả cảm xúc) cho học sinh, quá nhiều người lại chú ý đến những yếu tố vụn vặt vốn không ảnh hưởng nhiều đến đề thi.
Đằng sau một đề thi là những cá nhân đã rất vất vả khi phải chịu cảnh “làm dâu...nghìn họ”, “quyền rơm vạ đá”. Vẫn biết cần rộng đường dư luận và luôn trân trọng các ý kiến phản biện, thế nhưng, sự thông cảm, chia sẻ, thấu hiểu để có những góp ý mang tính xây dựng, giúp đồng nghiệp vững tin trong quá trình làm nghề còn lắm nỗi phức tạp, gian truân luôn là điều rất cần thiết. Đó là chưa tính đến yêu cầu cần có am hiểu nhất định về kiểm tra đánh giá, về thực tế dạy học Ngữ văn ở phổ thông trước khi nhận xét đề thi.
“Ném đá hội đồng” hay “mưa lời khen” không thể giá trị, ý nghĩa bằng những lời đánh giá chân thành, khách quan!
Cao Minh Mẫn
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)
UBND TP Hà Nội đồng ý điều chỉnh lịch thi, thời gian làm bài thi... tuyển sinh vào lớp 10 trong tình hình dịch Covid-19.
" alt=""/>Cần đánh giá công bằng với đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 'nếu em ở trong nước sôi'"Thực ra với trận thua này, tôi vẫn cảm ơn khi nhiều người chúc đội đã chơi tốt và chỉ thua 0-1. Nhưng chẳng có gì phải chúc mừng đâu, chúc thì kỳ lạ quá.
Chúng tôi thua Nhật Bản ở Asian Cup 2019 và lại thua 0-1 ở đây. Các cầu thủ đã nỗ lực hết sức nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng năng lực cá nhân giữa hai đội có khoảng cách",HLV Park Hang Seo mở lời trong buổi họp báo.
![]() |
HLV Park Hang Seo thừa nhận khoảng cách lớn giữa tuyển Việt Nam và Nhật Bản |
"Nhật Bản thì tôi không đánh giá được sự phát triển của họ. Còn Việt Nam thì xưa nay chúng ta chủ yếu đá với các đối thủ tại Đông Nam Á, nhưng nay ta gặp các đội hàng đầu châu Á nên tôi nghĩ cầu thủ đã có phần thiếu tự tin".
HLV Park Hang Seo thừa nhận tuyển Việt Nam đang chịu nhiều áp lực sau 5 trận thua liên tiếp. Ông Park nhấn mạnh mình chưa bao giờ cảm thấy khó khăn khi kiếm 1 điểm như lúc này.
Tuyển Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa mới có thể giành điểm |
"Chúng tôi đã có 5 trận thua. Việc stress, bị áp lực vì kết quả không tốt thì đó là sự thật. Cuộc đời bóng đá của tôi giờ mới hiểu kiếm 1 điểm khó thế này. Vào vòng 3 World Cup mới hiểu các đội tuyển thật sự là mạnh thật.
Với vai trò là HLV, tôi sẽ cố gắng hết sức. Để Việt Nam vào vòng 3 như thế này thì phải cố gắng, xây dựng phương án, đặt mục tiêu để làm thế nào có những kết quả tốt", chiến lược gia người Hàn Quốc cho biết.
Bóng đá Việt Nam phải chọn hướng đi
"Tôi nghĩ thế này, đây là đầu tư từ bóng đá trẻ, từ hệ thống đào tạo trẻ. Chứ nói là cứ đưa đội tuyển người lớn ra rồi quyết định ngay ở đội lớn thì rất khó. Chúng ta cũng biết là mấy năm bóng đá Việt Nam mới rút ngắn khoảng cách đó.
Tôi hy vọng chúng ta có kế hoạch đào tạo bóng đá trẻ, ngay từ lứa nhỏ, từng giai đoạn, từng hệ thống kết hợp.
Tôi đã làm việc ở Việt Nam 4 năm rồi, gần như chúng ta không có tiền đạo nữa. Sau Anh Đức, Đức Chinh... gần như sau đó chúng ta không thấy tiền đạo nào tiềm năng cả. U22 Việt Nam cũng thế. Chúng ta không thấy tiền đạo nào tốt. Bao giờ giải quyết vấn đề đó thì thật sự khó nói",thầy Park trải lòng.
Khoảng trống kế thừa ở tuyển Việt Nam |
"Rất ít cầu chủ U22 thi đấu ở V-League. Cầu thủ không chỉ thời gian ngắn đưa năng lực của họ đi lên được đâu. Nếu không thi đấu thì năng lực đi xuống. Sắp tới SEA Games, làm thế nào để hướng tới mục tiêu bảo vệ HCV?. Còn đá ở Asiad thì áp lực lớn. Tôi nghĩ chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc từ lúc này", ông Park tỏ ra lo lắng khi lứa trẻ của Việt Nam không có gương mặt nổi bật.
Cuối cùng, chiến lược gia người Hàn Quốc chốt lại: "Các trận vừa qua là một quá trình tuyển Việt Nam tích lũy để thực hiện tốt hơn năng lực của cầu thủ.
Còn AFF Cup, chúng ta phải bảo vệ ngôi vô địch. Sau trận tới, chúng tôi sẽ sang Singapore và tiếp tục nỗ lực. Tình hình hiện nay là Văn Lâm, Văn Toản, Hùng Dũng, Trọng Hoàng, Văn Hậu đều chấn thương. Khoảng trống rất lớn của các cầu thủ chủ chốt, và chúng ta phải tìm những cầu thủ mới có thể thay thế được để tiếp tục nỗ lực".
Video tuyển Việt Nam 0-1 Nhật Bản (Nguồn FPT Play):
Song Ngư
ĐT Iran đã tạo nên màn lội ngược đòng ngoạn mục trước Lebanon nhờ hai pha ghi bàn ở cuối trận, ở lượt trận thứ 5 bảng A vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á.
" alt=""/>Việt Nam 0Trong khi đó, Nguyễn Trung Thành, lớp 9A3 Trường THCS Đại Kim dự kiến được 6 điểm nhưng đây là kết quả mà em thấy phù hợp với năng lực của mình.
Hoàng Văn Minh (Trường THCS Kim Liên) cho biết, với đề thi chuyên Toán gồm 5 bài, cậu không đủ thời gian làm hết câu 2 bài 5.
Theo Minh, đề thi năm nay khó nhất là ở câu 3, liên quan đến số hữu tỉ và 2 ý cuối bài hình.
“Em hay lo câu cuối cùng của đề thi thì lần này, em lại làm được ý thứ nhất. Em nghĩ đề này mình làm được khoảng 5 điểm”.
Trần Minh Phúc (Trường THCS Lê Lợi) đánh giá, đề thi năm nay khó hơn một chút so với đề năm ngoái. Cậu ước chừng mình được khoảng 5,5 điểm do chưa hoàn thành câu 1 bài 3, câu cuối bài hình và câu số 2 bài 5.
TS Trần Nam Dũng (Phó Hiệu trưởng Trường PTNK, Đại học Quốc gia TP.HCM), nhận định đề bài khá đẹp, phân đều các phân môn đại số, hình học, số học, tổ hợp với tỷ lệ tương ứng là 4:3:2:1. Mức độ đề vừa sức, không có câu nào quá khó hoặc đánh đố. Với đề thi này nếu áp dụng ở TP.HCM hoàn toàn có thể lựa chọn được thí sinh tốt. Còn với học sinh Hà Nội, nhiều em học toán tốt có thể cho là đề dễ.
Dưới đây là đề thi môn chuyên Toán vào lớp 10 của Sở GD-ĐT Hà Nội năm 2021:
VietNamNet cập nhật đáp án đề thi Toán vào lớp 10 chuyên Toán của Hà Nội năm 2021 TẠI ĐÂY
Đề thi vào lớp 10 chuyên Toán năm 2021 của Hà Nội luôn được đánh giá cao về độ khó so với nhiều địa phương khác.
" alt=""/>Đề thi chuyên Toán vào lớp 10 tại Hà Nội 2021