![]() |
GS Peter Shergold AC, Chủ tịch Hội đồng ĐH Western Sydney và GS. TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM tại lễ Tốt nghiệp - Ảnh: Hiếu Minh. |
Thay đổi tầm nhìn học viên
Lưu Nguyễn Phú An - tân cử nhân kinh doanh Viện ISB - chia sẻ, 4 năm học ở Viện giúp bản thân tiến bộ rất nhiều, không chỉ lĩnh vực chuyên môn mà còn với các kĩ năng thiết yếu cho công việc sau này.
Phú An nói rằng, bạn tin tưởng chọn chương trình đào tạo của Viện ISB vì được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh trong 4 năm, tạo ưu thế cạnh tranh cho sinh viên trên thị trường tuyển dụng.
![]() |
Rạng ngời niềm vui của các tân cử nhân, tân thạc sĩ tại lễ Tốt nghiệp - Ảnh Hiếu Minh |
Một trong những điều tâm đắc khác của Phú An khi học tại Viện ISB là cơ hội trải nghiệm đa quốc gia, có thể giao lưu với các giáo sư, tiến sĩ ở ngoài nước, được tham gia chương trình trao đổi quốc tế, từ đó có thêm góc nhìn khác về thế giới, giúp thay đổi tầm nhìn, và cách tiếp cận những vấn đề trong cuộc sống.
“Khi đã chú tâm và có một môi trường rèn luyện, lại được đặt dưới áp lực và có mục tiêu rõ ràng, thì gần như chuyện gì cũng làm được.” - Phú An nói - “Tiếng Anh không phải rào cản, tiếng Anh là cánh cửa rất tốt để bước ra thế giới bên ngoài”.
Nguyễn Thị Phương Hảo - Tân thạc sĩ ĐH Western Sydney - cho biết quyết định chọn Viện ISB để học Thạc sĩ, do đội ngũ giảng viên chất lượng - phân nửa là các GS, TS đến từ Trường ĐH Western Sydney (Úc) - trong khi học phí vẫn tương tự các trường ĐH khác.
Với Hảo, điều lớn nhất đọng lại sau hơn 2 năm học thạc sĩ tại Viện ISB là phát triển tư duy và suy nghĩ, rất khác so với giai đoạn mới ra trường. Hảo biết lên kế hoạch cụ thể hơn cho một chiến lượng kinh doanh, biết cách giải quyết vấn đề tốt hơn so với nhiều năm trước đây.
Năng lực sinh viên là trên hết
PGS.TS Trần Hà Minh Quân - Viện trưởng Viện ISB - cho rằng, thành công lớn nhất mỗi sinh viên tham dự các chương trình đào tạo của Viện không hẳn là kiến thức, mà là năng lực của từng bạn trẻ đã tích lũy được.
Ông Quân cho rằng, kiến thức truyền tải, có thể sẽ lạc hậu trong tương lai, nhất là khi xã hội thay đổi rất nhanh dưới áp lực của thời đại toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Riêng trong lĩnh vực kinh tế, những kiến thức có thể thay đổi nhanh hơn, bởi lý thuyết hay các mô hình kinh doanh ngày hôm nay có thể thành công, nhưng cũng có thể thất bại ngay ngày hôm sau.
Do đó, sinh viên của Viện ISB được trang bị năng lực vững chắc trước khi ra trường, trong đó có các kĩ năng như tự học, tự phát triển, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, và nhất là kĩ năng thành thạo ngoại ngữ.
Mang tới người học trải nghiệm tối ưu
GS. TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM chia sẻ, “Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng đặt ra cho mình những thách thức riêng, đó là làm thế nào để có thể tạo ra được nhiều lứa sinh viên có tài năng để luôn giữ chất lượng trường nằm trong top các trường đại học hàng đầu Việt Nam và trong khu vực. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã liên tục nâng cao chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, phát triển quan hệ quốc tế nhằm mục đích đem tới cho người học, trong đó có sinh viên của Viện ISB, những trải nghiệm tối ưu”. Trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, Viện ISB được thành lập với mong muốn đem lại cho sinh viên môi trường giáo dục hiện đại, năng động cùng phương thức học tập tiên tiến, đa dạng, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn cầu. Viện ISB cung cấp các chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm cùng các công nghệ, trang thiết bị hiện đại, Sinh viên ISB còn có cơ hội chuyển tiếp và nhận bằng từ các trường đại học đối tác uy tín trên thế giới. Tìm hiểu thêm tại https://isb.edu.vn |
Thiên Tôn
" alt=""/>342 Cử nhân, Thạc sĩ Viện ISB tốt nghiệp chương trình đào tạo bằng Anh ngữĐược biết, cả hai là khách mời đặc biệt của đoàn ngoại giao Pháp đến Trung Quốc và sẽ cùng Tổng thống Emmanuel Macron tham dự các sự kiện giao lưu văn hóa.
Bên cạnh vợ chồng diễn viên Củng Lợi, nhiều nghệ sĩ Trung Quốc khác cũng góp mặt trong buổi tiệc ngoại giao Trung - Pháp, trong đó có nam diễn viên hài Hoàng Bột. Anh là đại sứ quảng bá và là khách mời khai mạc của buổi tiệc này.
Với tư cách là khách mời quen thuộc của các liên hoan phim tầm cỡ tại châu Âu và là một trong “tứ đại hoa đán”, Củng Lợi được “chọn mặt gửi vàng” trong nhiều sự kiện quan trọng. Nữ diễn viên từng dùng bữa cùng cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac năm 1997, tham dự dạ tiệc ngoại giao Trung - Pháp vào năm 2019.
Trong khi đó, chồng nữ diễn viên - ông Jean-Michel Jarre là nhà soạn nhạc, nhà sản xuất tài năng và được xem là 1 trong 20 nhân vật quan trọng của nền văn hóa Pháp. Tuy nhiên, cái tên Jean-Michel Jarre được khán giả Trung Quốc biết đến nhiều hơn sau khi kết hôn với Củng Lợi.
Vào tháng 5/2019, Củng Lợi và Jean-Michel Jarre lần đầu tiên tay trong tay xuất hiện tại Liên hoan phim Cannes. Cả hai sau đó lên tiếng xác nhận tái hôn. Trong một cuộc phỏng vấn, Jean-Michel Jarre tiết lộ rằng ông và Củng Lợi đã bén duyên sau khi gặp nhau tại nhà một người bạn ở Paris. Vài năm trở lại đây, vợ chồng Củng Lợi thường xuyên sánh vai nhau trong nhiều sự kiện nghệ thuật.
![]() |
Tổng thống Donald Trump thông báo Trung Quốc cam kết các hợp đồng mua sản phẩm nông nghiệp sau khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20. (Ảnh: DPA) |
Trong tháng 5, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí tái khởi động thương lượng, và Mỹ đã hoãn áp thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, không có kế hoạch nào được thông báo về các cuộc đàm phán trực tiếp giữa hai bên.
"Nếu hai bên muốn tìm kiếm một thỏa thuận, tất cả các mức thuế đã áp đặt phải được dỡ bỏ", phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng khẳng định ngày 4/7. "Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề đó rất rõ ràng và nhất quán".
Theo một bài bình luận của Taoran Notes - một blog của Nhật báo Kinh tế dưới một bút danh trên mạng xã hội WeChat, việc dỡ bỏ toàn bộ các mức thuế trừng phạt mà Mỹ áp dụng là yêu cầu "quan trọng nhất" và điều đó sẽ không thay đổi trong các cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên.
Trước đó, quan chức Mỹ khẳng định một số mức thuế sẽ vẫn có hiệu lực sau khi đạt thỏa thuận, như một phương tiện để thực thi thỏa thuận đó.
Trung Quốc đã đặt ra 3 ranh giới đỏ cho một thỏa thuận thương mại với Mỹ khi đàm phán song phương sụp đổ hồi tháng 5. Theo đó, ngoài dỡ bỏ hết các mức thuế, mọi giao dịch mua đều phải phù hợp với nhu cầu thực tế của đất nước và thỏa thuận phải dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Theo bình luận của Taoran Notes, các hợp đồng Trung Quốc mua nông sản của Mỹ chính là "tấm thẻ đặc biệt" trong thương lượng, và mọi hoạt động nhập khẩu đều phụ thuộc vào việc đàm phán có bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau hay không.
Trung Quốc dường như đang cân nhắc mua một số mặt hàng nông nghiệp của Mỹ, nhưng đến giờ chưa có dấu hiệu nào cho thấy có các hợp đồng "cực lớn" mà Tổng thống Trump thông báo Trung Quốc đã hứa sẽ thực hiện.
Thanh Hảo
" alt=""/>Trung Quốc 'chơi rắn', đòi Mỹ bỏ hết thuế mới tiến tới thỏa thuận