Ngoại Hạng Anh

Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-17 04:35:30 我要评论(0)

Ông Nguyễn Văn Yến (thị trấn Quỳ Hợp,íquyếtlàmchèđâmbántrămchaimỗingàydânthịtrấnsốngổdubaothoitiet Ndubaothoitietdubaothoitiet、、

Ông Nguyễn Văn Yến (thị trấn Quỳ Hợp,íquyếtlàmchèđâmbántrămchaimỗingàydânthịtrấnsốngổdubaothoitiet Nghệ An) khá nổi tiếng với quán nước chè nhỏ nhìn ra hồ Thung Mây. Khác với những quán nước khác, ông Yến không dùng nước sôi pha chè, mà hoàn toàn giã bằng tay để lấy nước. Cách chế biến đặc biệt cũng chính là tên gọi của thứ nước giải khát độc đáo ở huyện miền núi này.

"Nói là chè đâm, bởi phải đâm (giã) trong cối để lấy ra cái tinh túy của chè", ông Yến nói.

Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn - 1

Ông Yến phải sử dụng khá nhiều sức với chiếc chày nặng 3,5kg dùng giã chè (Ảnh: Hoàng Lam).

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc giã chè, ngay cả con trai 25 tuổi của ông Yến cũng không đủ sức làm. Ông Yến nâng cái chày được làm bằng gỗ nghiến của mình lên, bảo: "Cái chày này nặng 3,5kg. Động tác giã phải nhanh, dứt khoát, đủ mạnh. Người không quen không làm được đâu".

Ở thị trấn Quỳ Hợp, ông Yến không phải là người duy nhất bán chè đâm. Thứ nước giải khát này được kế thừa của đồng bào Thái trên địa bàn huyện. Mặc dù đều chế biến từ lá, cành chè xanh giã nát nhưng mỗi nhà lại có bí quyết riêng, đảm bảo hương vị thơm, ngon, đậm đà, đặc trưng nhất.

Mỏi tay làm món chè đâm xanh như ngọc để giải khát (Video: Hoàng Lam).

Chị Trần Thị Thu An (thị trấn Quỳ Hợp) có một khoảnh vườn chuyên trồng chè, vừa phục vụ nhu cầu uống chè xanh của gia đình, vừa cung cấp cho các cơ sở chế biến chè đâm trên địa bàn.

Theo chị An, chè đâm phải sử dụng loại chè cổ, giống bản địa, không phải là chè công nghiệp. Quá trình chăm sóc chè không được bón phân hóa học hay dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Cây chè trên 30 năm tuổi, trồng ở vị trí thoáng nắng sẽ cho vị ngon nhất.

Chè phải được thu hoạch và sử dụng trong ngày, không để qua đêm mới giữ được hương vị ngon nhất khi đâm.

Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn - 2

Chè được giã nhuyễn trước khi hòa nước, lọc bỏ bã (Ảnh: Hoàng Lam).

Chè sau khi được lựa chọn kỹ, rửa sạch, đưa vào cối giã. Quá trình giã sẽ được chế thêm nước đun sôi để nguội và đá lạnh nhằm giữ hương vị, màu sắc. Sau khoảng 10 phút, quá trình giã hoàn thành, đến công đoạn pha chế.

Với 7 năm kinh nghiệm chế biến chè đâm, ông Yến cho rằng, để chè giữ đúng vị, màu sắc đẹp phải sử dụng nước mưa đun sôi, để nguội, pha loãng hỗn hợp vừa giã. Nếu sử dụng nước giếng hoặc nước máy, chè sẽ bị bầm, không giữ được màu xanh ngọc.

Ông Yến dùng đũa đánh đều bã chè, hòa tan vào nước. Hỗn hợp này sau đó sẽ được lọc lấy nước, bỏ bã.

Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn - 3

Chè đâm có màu xanh ngọc, vị chát khi chạm môi nhưng ngọt hậu (Ảnh: Hoàng Lam).

"Mùa hè, trung bình mỗi ngày tôi giã, bán khoảng trên 100 chai nước, mỗi chai 10.000 đồng, mùa đông khoảng 40-50 chai. Chúng tôi cũng đóng chai, bảo quản trong thùng xốp lạnh gửi ô tô cho khách ở thị xã Thái Hòa, Vinh (Nghệ An). Tuy nhiên, nước chè đâm chỉ sử dụng trong vòng 24 tiếng với điều kiện bảo quản mát", ông Yến chia sẻ.

Theo ông Yến, làm chè đâm không cần nhiều vốn, chỉ cần chịu khó, tỉ mỉ trong chế biến. Thứ nước giải khát độc đáo này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông.

Anh Ngô Văn Hùng (trú thị trấn Quỳ Hợp) cho biết, chè đâm là thức uống giải khát được anh và các thành viên trong gia đình sử dụng hàng ngày.

Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn - 4

Anh Ngô Văn Hùng và món giải khát khoái khẩu (Ảnh: Hoàng Lam).

"Nước chè đâm khi chạm môi sẽ có vị đắng, mùi thơm đặc trưng. Nhấp ngụm nước chè, chậm rãi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt hậu. Không chỉ giải khát, nước chè đâm có tác dụng giải rượu rất tốt. Tối có uống nhiều rượu đến đâu, sáng mai làm một cốc chè đâm, tự nhiên thấy khoan khoái, tỉnh táo hẳn ra", anh Hùng chia sẻ.

Với những người dân sành uống, chè đâm phải được thưởng thức chung với kẹo lạc, cu đơ. Vị ngọt, chát, thơm, bùi của chè đâm sẽ "dậy" hơn khi ăn kẹo lạc.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Công Phượng vừa có khoảng thời gian gần 4 tháng chơi bóng ở Hàn Quốc, giải đấu K-League, trong màu áo Incheon United. Tuy không đủ duyên để đi hết hợp đồng 1 năm như đã ký ban đầu, nhưng chân sút tuyển Việt Nam đã có những kỷ niệm đáng nhớ cũng như những người bạn tốt ở nơi đây.

{keywords}
Kim Jeung Ho đăng ảnh nhớ Công Phượng

Kim Jeung Ho, hậu vệ mang số áo 44, chính là người bạn thân nhất của Công Phượng trên đất Hàn, bên cạnh một số đồng đội khác như Lee Jeong Bin (8), Kim Jin Ya (13),...

{keywords}
Kim Jeung Ho là bạn thân nhất của CP23 khi anh sang chơi bóng ở Hàn Quốc

Vào ngày 1/6 vừa qua, Công Phượng chính thức nói lời chia tay Incheon United, và nhanh chóng bay đến Thái Lan để hội quân cùng tuyển Việt Nam chuẩn bị đá King's Cup với trận đấu gặp tuyển Thái Lan vào lúc 19h45 tối nay, 5/6.

{keywords}
Anh chàng luôn nhiệt tình giúp đỡ Công Phượng

Trên trang cá nhân của mình, Kim Jeung Ho, người đã giúp đỡ Công Phượng không ít khi CP23 chân ướt chân ráo tới đây, đã chia sẻ những hình ảnh, clip đầy tình cảm ấm áp giữa 2 người cùng lời nhắn: "Tớ nhớ cậu. Luôn mong những điều tốt nhất cho cậu cho dù ở bất cứ nơi đâu. Tớ sẽ luôn cổ vũ cho cậu".

{keywords}

{keywords}

Đây là hình ảnh trên sân tập được Kim Jeung Ho đăng tải. Những hình ảnh thực sự đẹp và ấm áp

Kim Jeung Ho chính là anh chàng đã đứng hình khi được Công Phượng... hôn trong video phát sóng trên đài Hàn Quốc. Và ngay cả trong hình ảnh hậu vệ số 11 đăng tải cũng có hình ảnh 2 người diễn cực sâu, đủ cho thấy sự thân thiết cũng như độ lầy lội của họ...

{keywords}
Hình ảnh Kim Jeung Ho bên cạnh CP23 trong lần đầu tiên anh ra mắt Incheon United, ở vòng 2 K-League

Bên cạnh đó, người bạn thân khác là Lee Jeong Bin cũng gọi Công Phượng là người bạn tốt nhất của mình và chúc CP23 luôn gặp may mắn, thuận lợi...

{keywords}

{keywords}

Bên cạnh Jeung Ho, một người bạn khác gần gữi CP23 ở Incheon là Lee Jeong Bin (8). Công Phượng có thể chưa chinh phục được K-League nhưng anh đã có thêm những người bạn tốt, đáng tự hào

Còn đây là cảnh nhí nhố của Công Phượng cùng Kim Jeung Ho trên xe hơi trong loạt hình ảnh được hậu vệ số 44 gửi lời nhớ CP23. Thật ấm áp và đáng yêu, không phải ai cũng có được 'gia tài' như chân sút HAGL.

Mai Nguyễn

" alt="Bạn thân Incheon đăng ảnh tình cảm, nhắn Công Phượng: Tớ nhớ cậu" width="90" height="59"/>

Bạn thân Incheon đăng ảnh tình cảm, nhắn Công Phượng: Tớ nhớ cậu

Chia sẻ cảm xúc khi nhận được giải thưởng danh giá này, cô bộc bạch: "Đây là niềm hạnh phúc, vinh dự của tôi. Bên cạnh sự ghi nhận, động viên, khích lệ thì tôi nghĩ phần thưởng này cũng là phần thưởng chung dành cho tập thể Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp Nghệ An".

Từ lần khóc xin chuyển lớp dạy tới danh hiệu tiêu biểu của cô giáo xứ Nghệ - 1

Cô giáo Hoàng Thị Hoài An hiện công tác tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp Nghệ An (Ảnh: NVCC).

Cơ duyên đến với giáo dục thường xuyên

Năm 1988, khi lựa chọn nguyện vọng đại học, cô Hoài An đã phân vân giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh. Bố mẹ cô An mong muốn cô sẽ theo nghiệp sư phạm, nên cô đã quyết định sẽ trở thành giáo viên.

"Ngẫm lại, tôi vẫn cảm thấy mình đã lựa chọn đúng đắn. Người ta hay nói là "nghề chọn người". Cũng thật may mắn khi nghề đã chọn đúng tôi", cô An hoài niệm.

Nhớ lại thời gian đầu được phân công về thực tập giảng dạy tại Trường THPT Lê Hồng Phong (Nghệ An), cô Hoài An đã từng suýt… xin đổi lớp. Cô nhớ lại: "Tôi được phân công vào lớp 11D - được xem là lớp học cá biệt của trường.

Vì quá áp lực, tôi đã khóc và xin phép thầy trưởng khoa cho đổi lớp chủ nhiệm vì tôi sợ mình sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ".

Từ lần khóc xin chuyển lớp dạy tới danh hiệu tiêu biểu của cô giáo xứ Nghệ - 2
Vừa qua, cô Hoàng Thị Hoài An đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng danh hiệu "Nhà giáo tiêu biểu" năm 2024 (Ảnh: NVCC).

Sau đó, thầy trưởng khoa đã tích cực động viên cô An rằng, nếu giáo viên nào cũng được phân vào một lớp học có các em học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ thì các em học sinh cần được uốn nắn, dạy dỗ, sẽ do ai phụ trách?

"Và nếu chỉ dạy những lớp học sinh gương mẫu, năng lực thực của giáo viên đó sẽ không bao giờ được phát huy", cô Hoàng Thị Hoài An nhớ lại lời dặn dò năm xưa.

Hiểu được vấn đề, cô Hoài An đã lập tức chấn chỉnh tinh thần và bắt tay lên kế hoạch giảng dạy cho các em học sinh lớp chủ nhiệm. Tổng kết cuối năm học, lớp 11D của cô đã từ lớp học xếp cuối toàn trường, vươn lên vị trí thứ 3.

"Cho đến thời điểm hiện tại, các em học sinh của lớp đầu tiên tôi chủ nhiệm vẫn thường mời tôi về họp lớp vào những dịp đặc biệt. Từ những khoảnh khắc này, tôi lại càng thêm tin và yêu nghề giáo. Bởi lẽ, trong hành trình dạy và học, đôi khi ranh giới giữa thầy và trò thật mong manh - tôi dạy các em, và các em cũng dạy tôi những bài học quý giá của cuộc đời", cô Hoài An nói.

Thời gian sau, cô Hoài An được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An phân công về Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp Nghệ An.

Từ lần khóc xin chuyển lớp dạy tới danh hiệu tiêu biểu của cô giáo xứ Nghệ - 3

Cô Hoài An (bên trái) trao giải cuộc thi "Bé tự tin tỏa sáng cùng Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nghệ An và nông dân nhí - cảm nhận của em" (Ảnh: NVCC).

Những ngày đầu về giảng dạy, dù còn đôi phần lo lắng, nhưng cô An nhận ra rằng các học sinh giáo dục thường xuyên cần những người thầy cô có thể nâng đỡ, dìu dắt: "Trong giáo dục, cái tâm và tình thương chính là chìa khóa mở ra những thành công.

Vì thế, tôi đã không ngừng hoàn thiện bản thân: từ việc theo đuổi văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh cho đến việc học thêm các khóa tâm lý. Tất cả đều nhằm trang bị những hành trang tốt nhất để đồng hành cùng các em", cô An tâm sự.

Hiện tại, cô Hoàng Thị Hoài An vừa là Thạc sĩ Quản lý giáo dục vừa là Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp Nghệ An. Cô đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong công tác giáo dục.

Lớp kỹ năng sống thay đổi nhiều học sinh

Năm 2016, khi loại hình vừa học vừa làm từ xa của ngành giáo dục thường xuyên được đưa vào giảng dạy, cô Hoài An cùng đồng nghiệp đã phải đối mặt với nhiều thách thức về tính hiệu quả của mô hình này.

Thời điểm ấy, cô An đề xuất với ban lãnh đạo xây dựng đề án bồi dưỡng giá trị sống và kỹ năng sống, năng khiếu cho học sinh các cấp học. Các khóa học sẽ dành riêng cho từng độ tuổi, từng cấp học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

Mặc dù nhiều thầy cô vẫn còn băn khoăn với tính khả thi của đề án này, nhưng với niềm tin và trái tim ân cần nghề giáo, cô An đã quyết tâm đưa dự án này vào hoạt động. Năm 2016, có khoảng 460 học sinh tham gia khóa học. Cho đến năm 2024, khóa học đã có hơn 10.000 học sinh.

Từ lần khóc xin chuyển lớp dạy tới danh hiệu tiêu biểu của cô giáo xứ Nghệ - 4

Cô An (thứ 2, từ trái sang phải) trong lễ tổng kết khóa học kỹ năng "Hè vui chơi - Hè sáng tạo 2024" (Ảnh: NVCC).

"Khóa học được xây dựng theo phương pháp trải nghiệm và lấy học sinh làm trung tâm. Đối với các khóa học kỹ năng sống, chúng tôi sẽ tập trung vào 4 nhóm kỹ năng: giao tiếp, hòa nhập, tự phục vụ và tự bảo vệ bản thân. Còn đối với khóa học giá trị sống thì chúng tôi lấy yêu thương và biết ơn làm giá trị cốt lõi", cô Hoài An chia sẻ.

Cô An mở các khóa học với tên gọi khác nhau dành cho các lứa tuổi như: hành trình lớn khôn, chuyển hóa cơn nóng giận, đánh thức trái tim yêu thương, giáo dục giới tính, mỹ thuật sáng tạo,...

Chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình thực hiện khóa học, cô An cho hay, trong quá trình giảng dạy, sẽ có những học sinh không nằm trong tầm kiểm soát của mình. Đối với những học sinh này, điều quan trọng nhất vẫn là sự bình tĩnh, nhẫn nại và kiên trì.

Cô nhớ lại, trong khóa học vào mùa hè năm 2023, có hai bạn học sinh đặc biệt: "Một bạn nữ trầm lắng, ít nói. Trong 1,2 hôm đầu tham gia khóa học, em học sinh nữ này không hề giao tiếp với chúng tôi. Và một bạn nam rất hiếu động, khả năng tập trung kém.

Nhiều giáo viên có phản ánh với tôi về việc không tiếp tục giảng dạy hai bạn nữa. Nhưng tôi hiểu rằng không phải em học sinh nào cũng có thể tốt lên sau vài ngày học. Tôi đã đề nghị các thầy cô kiên nhẫn theo dõi các em.

Sau đó, các thầy cô đã tích cực trò chuyện, kết nối với hai bạn học sinh. Kết thúc khóa học, cả hai bạn đều đã trở hòa đồng và mở lòng hơn. Nữ sinh sau đó đã quay một đoạn clip để cảm ơn chúng tôi. Vì sau khóa học, em ấy đã hiểu ra nhiều giá trị tích cực trong cuộc sống", cô An kể.

Mục tiêu đưa tiếng dân tộc vào chương trình giáo dục

Từ lần khóc xin chuyển lớp dạy tới danh hiệu tiêu biểu của cô giáo xứ Nghệ - 5
Cô Hoàng Thị Hoài An (thứ 2, từ phải sang trái) cùng các nghệ nhân giới thiệu về văn hóa phong tục tập quán của đồng bào Thái tại bản Hoa Tiến (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) (Ảnh: NVCC).

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở các vùng dân tộc, miền núi.

Cô Hoàng Thị Hoài An đã xây dựng đề án "Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Thái cho cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên lực lượng vũ trang đang công tác tại vùng dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An".

Trong quá trình triển khai, cô Hoài An đã cùng với đồng nghiệp thu thập, nghiên cứu các văn bản cổ, đến các bản làng để tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán để làm giàu nguồn tư liệu cho quá trình giảng dạy.

Cô An cũng tham gia với tư cách là đồng tác giả và chủ biên 3 bộ tài liệu tiếng dân tộc thiểu số bao gồm tiếng Thái Lai Tay, tiếng Mông, tiếng Thái Lai Pao để giảng dạy cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An.

"Nghệ An là tỉnh có các dân tộc thiểu số chính như Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông và Ơ Đu. Tôi muốn đưa cuộc sống của người dân tộc thiểu số hòa nhập hơn với cộng đồng; vì thế tôi bắt đầu từ việc giảng dạy các cán bộ, công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang", cô An nói.

Với tình yêu sâu đậm dành cho văn hóa bản địa, cô giáo xứ Nghệ ước mong đưa tiếng nói của đồng bào Thái, Mông trở thành môn học tự chọn trong trường tiểu học. Đó không đơn thuần là một môn học, mà là hành trình gìn giữ những nét văn hóa, phong tục đẹp đẽ của đồng bào dân tộc thiểu số.

Không dừng lại ở đó, trong tim cô Hoài An còn ấp ủ những hoài bão lớn hơn. Đó là mang những bài học kỹ năng sống đến với học trò vùng cao. Cô An mong rằng mình sẽ trở thành nhịp cầu nối những tâm hồn, là điểm tựa vững chắc cho các em phát triển hơn trong tương lai.

" alt="Từ lần khóc xin chuyển lớp dạy tới danh hiệu tiêu biểu của cô giáo xứ Nghệ" width="90" height="59"/>

Từ lần khóc xin chuyển lớp dạy tới danh hiệu tiêu biểu của cô giáo xứ Nghệ