Nhiều trường quan tâm hơn đến vấn đề an toàn trường học với các học sinh mà mình quản lý. Ảnh minh họa: Thanh Hùng.
Còn cô Đặng Thị C, một giáo viên tiểu học ở Thanh Hóa thì cho rằng, vấn đề lo ngại nhất hiện nay chuyện xâm hại tình dục trẻ em.
Vì vậy, các trường phải kiểm soát được tâm lý các nhân viên trong trường. Cụ thể là các nhân viên không có dấu hiệu bất thường, sẽ khiến phụ huynh và học sinh yên tâm hơn.
“Chúng tôi cũng luôn học sinh không cho người lạ tới quá gần, không đi theo người lạ hay ăn đồ ăn họ cho, đặc biệt không cho người khác tùy tiện động vào cơ thể” – cô Chung chia sẻ.
Còn cô Trần Thị Cậy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ninh Sở (Hà Nội) nhìn nhận, vấn đề an toàn cho học sinh trong trường mới chỉ dừng lại trong những bài học trên lớp.
“Sau câu chuyện xâm hại tình dục ở các trường thời gian gần đây, chúng tôi luôn yêu cầu giáo viên quan sát, sâu sát học sinh nhiều hơn và nhắc nhở phụ huynh cũng quan tâm con hơn. Đặc biệt, việc bảo vệ trường học luôn được tăng cường, không cho người lạ vào trường”.
Lo từ bữa ăn tới lúc đi vệ sinh
Cô Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thịnh Quang (Hà Nội) thì cho rằng, an toàn cho học sinh đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều khía cạnh.
Theo cô Hương, hầu hết phụ huynh phụ huynh hiện nay đều đưa con tới trường sớm và đón con rất muộn. Trong khi đó chưa tới giờ làm việc thì chưa phải trách nhiệm của nhà trường. Vì vậy trường luôn nhắc giáo viên nhắc nhở học sinh chơi ở khu vực sân trường không bị khuất tầm mắt và khu vực xung quanh phòng bảo vệ khi chờ phụ huynh tới đón. Ngoài ra, giáo viên phải trực tiếp khóa cửa lớp, đảm bảo không có người ở lại, tránh chuyện cô về nhưng học sinh vẫn chơi ở trong lớp.
“Chúng tôi quy định, sau khi tan học trường sẽ khóa cửa hệ thống các khu vệ sinh, để tránh nguy cơ không chỉ người ngoài mà có thể chính ngay những cán bộ, giáo viên trong trường” - cô Hương cho biết.
Còn cô Trần Thị Cậy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Ninh Sở, Hà Nội thì cho rằng một mối lo ngại cũng rình rập học sinh là vấn đề an toàn thực phẩm khi hằng ngày các em mua đồ ăn uống trôi nổi từ các hàng rong.
Theo cô Cậy, quan sát xung quanh cổng trường có rất nhiều loại đồ ăn như thịt bò khô, thịt lợn, nem rán…được bày bán tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ, với giá chỉ từ 2000 đến 5000 đồng. Vì vậy trường chỉ còn cách hạn chế tối đa điều này bằng cử giáo viên ra ngoài cổng trường để đón học sinh, yêu cầu các em không mang những thực phẩm không rõ nguồn gốc vào trường ản để ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, trường cũng thành lập một nhóm học sinh có trách nhiệm đi kiểm tra, nhắc nhở, khuyên nhủ bạn mình khi thấy các bạn khác sử dụng các đồ ăn này.
Bảo vệ cũng phải có "chuẩn"
Còn cô Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP HCM) để bảo vệ an toàn cho học sinh, tất cả đội ngũ trong trường phải làm hết trách nhiệm của mình.
“Đối với giáo viên và bảo mẫu khi trẻ đi ra khỏi lớp phải biết trẻ đi đâu, làm gì, có đi vào nhà vệ sinh hay không, nếu đi vệ sinh thì đi bao lâu. Còn bảo vệ phải quan sát tất cả các hoạt động đi ra đi vào của người lạ. Thực hiện ghi chép cẩn thận và nắm rõ những người vào trường liên hệ công tác, giao nước, giao thực phẩm, chứ không phải chỉ ngồi trực ở cổng trường rồi quan sát”.
Cô Hà cho biết, trước đây trường cho phụ huynh đưa học sinh vào lớp, nhưng hiện nay phụ huynh chỉ được đứng ở cổng.
“Chúng tôi làm vậy nhiều học sinh bây giờ đi học đã đeo các loại trang sức. Nếu phụ huynh đưa con vào trường lại là mối nguy với học sinh khác ”- cô Hà cho biết.
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thịnh Quang lại cho rằng, trường có tiêu chí rõ ràng trong việc tuyển chọn bảo vệ, vì môi trường giáo dục nhân viên bảo vệ phải có những tiêu chí riêng . Do đó, trước khi tuyển bảo vê sẽ xác minh cụ thể lý lịch, nhân cách và cách giao tiếp ứng xử, lời ăn tiếng nói với phụ huynh và học sinh.
Theo cô Hương, bảo vệ phải là nơi đầu tiên phải quản lý mọi vẫn đề ra vào của trường. Nếu khách đến trường liên hệ công tác hay làm việc, bảo vệ phải thông báo tới các bộ phận liên quan khi có phản hồi của các bộ phận, mới cho khách vào.
Song song với quy định này trường cũng đưa ra quy định giáo viên không được tiếp phụ huynh trong giờ học. Trong trường hợp đột xuất như học sinh ốm đau, phụ huynh xin đón sớm, cả phụ huynh và giáo viên phải viết giấy bão lãnh và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Còn cô Đặng Thanh Chung cho rằng, việc tuyển chọn bảo vệ sẽ có sự sàng lọc bằng việc khám kiểm tra sức khỏe tâm sinh lý trước khi ký hợp đồng.
“Ngoài hội tụ đủ yếu tố như sức khỏe, trình độ nghiệp vụ, các bảo vệ trường học cần phải có cái tâm. Nhân viên bảo là người đầu tiên tiếp xúc với học sinh khi vào trường. Nếu học sinh chào bác bảo vệ, bác cũng vui vẻ đáp lời sẽ hình thành thói quen chào hỏi, thận thiện với những người khác. Ngược lại nếu bảo vệ khó chịu, hay la mắng sẽ vô tình khiến học sinh sợ, không dám chào, hay mất dần thói quen thích chào hỏi người lớn”.
Thanh Hùng - Lê Huyền
" alt="Nhà trường đau đầu nghĩ kế đảm bảo an toàn cho học sinh" />Nhà trường đau đầu nghĩ kế đảm bảo an toàn cho học sinh
Ai có dịp về xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương sẽ được nghe giọng nói rất riêng biệt của người dân xã này. Người dân ở đây nói hụt hẳn đi âm chính, “ua” thành “u”, “tỏi” thành “tuổi”, “quyết” thành “quýt”. Chẳng hạn, nhà có khách, họ nói “Chú cứ ở đây chơi, tui đi mu mớ rau muúng về luục, ăn canh cu mãi chán rùi”. Ai mới đến đây lần đầu, thấy buồn cười nhưng về sau lại thấy đáng yêu vì đó mới là người Cổ Dũng. Trời cho họ tiếng nói ấy, giọng nói ấy.
Mỗi miền Bắc, Trung, Nam có giọng nói riêng, khiến ta yêu quý từng vùng đất ấy. Miền trung nằng nặng mà đằm thắm, miền Nam lệch vần mà dễ thương, miền Bắc có vẻ chuẩn hơn nhưng khô khan không mấy ấn tượng…
Nói chung, mỗi vùng, mỗi miền có giọng nói riêng, tất cả những giọng nói đó tạo nên nền văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc quê hương. Nói nôm na đó là nền văn hóa đa âm, đa sắc rất quý.
Cần rèn học sinh đọc đúng, viết đúng nhưng đừng cố nắn cách phát âm
Nếu theo ý kiến của ông Phạm Văn Khanh, Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục tỉnh Tiền Giang và những người ủng hộ ông thì đi dạy học, chúng ta cứ phải nắn giọng cho học sinh đọc và nói chuẩn theo ý mình sao.
Chẳng hạn, dạy học ở Nam Bộ, khi học sinh đọc “Đêm nay, ăng đứng gaác ở trại, trăng ngàng và gió núi bao la khiếng lòng ăng mang mác…” thì giáo viên cứ phải chỉnh a. Nếu thế thì ông Phạm Văn Khanh nghe biên tập viên Hoài Anh đọc thời sự trên VTV1 toàn là sai cả. Ông có biết rằng biên tập viên Hoài Anh được yêu mến còn nhờ có giọng đọc pha chút Nam Bộ.
Người ta có câu “chửi cha không bằng pha tiếng”. Câu nói này có ngụ ý hãy tôn trọng giọng nói riêng vùng miền.
Trong quá trình dạy tiếng Việt, các thầy cô giáo luôn chú ý sửa lỗi đọc và lỗi chính tả cho học sinh, giúp các em đọc đúng, viết đúng. Nhưng ai cũng ngầm hiểu có thể giọng nói vùng miền không chuẩn - thực ra cái chuẩn ở đây rất khó xác định vùng nào chuẩn nhưng chẳng qua ta nghe quen và thuận tai theo số đông - nên các em đọc “ngọng” nhưng các em viết chuẩn âm, chuẩn nghĩa là đạt yêu cầu.
Giả sử, học sinh Nam Bộ đọc “Sa Pa là moóng quà tặng dêệu kì mờa thiêng nhiêng dềnh cho đâấc nưước ta”, thì giáo viên đừng cố nắn các em. Nếu nắn các em đọc “Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta” thì các em không còn là dân Nam Bộ nữa, và điều đó là không hay.
Sách giáo khoa hiện hành luôn coi trọng chính tả vùng miền
Nếu ai quan tâm tới chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thì sẽ thấy tiết chính tả luôn có bài tập chính tả phương ngữ. Các bài tập này có mục tiêu là luyện viết đúng âm đầu, vần dễ lẫn cho học sinh. Các bài tập chính tả này có kí hiệu riêng để từng vùng lựa chọn.
Một bài chính tả trong sách Tiếng Việt 3 tập 1
Chẳng hạn, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chọn bài tập 2a để phân biệt l/n, s/x, ch/tr,… Còn các tỉnh Nam Bộ và nam Trung Bộ thì chọn bài tập 2b để viết đúng v/d, an/ang… Lại có bài tập phân biệt dấu hỏi, dấu ngã dành cho những địa phương phát âm lệch hai thanh điệu đó…
Không thể dạy học sinh cả ba miền hát cùng giọng, nói cùng giọng
Ông Phạm Văn Khanh viện dẫn học sinh cả ba miền hát quốc ca sai như ông dẫn chứng là không đúng.Thứ nhất, ông cho rằng vùng Hà Nội mà hát ngọng l/n là hoàn toàn sai. Hà Tây (cũ) thì có thể.
Vấn đề lệch chuẩn âm đầu nặng nhất ở Bắc Bộ phải nói là là Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh… Quả đúng là rất cần rèn cho học sinh những tỉnh này đọc và nói đúng các âm đầu l/n. s/x… Mấy năm trước, giáo dục Hải Dương đã từng phát động phong trào tránh phát âm lệch chuẩn.
Thứ hai, ông cho rằng Quảng Nam, Đà Nẵng hát “Đoèn quên Việt Nem đi…” là cũng hoàn toàn không đúng. Các tỉnh miền Trung có giọng riêng nhưng không phải như ông Khanh tả.
Thứ ba, khu vực Sài Gòn, thường hát là “Đoàng quââng Diệc Naam đi chung long cứu quốc, bước chân dồn dang trên đường gập gâầng xa…” chứ không như ông nói.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là những điều bao quát chứ không thể đưa vào đó chi tiết nhỏ là dạy phát âm chuẩn giọng. Nếu dạy học sinh ba miền phát âm chuẩn giọng theo ý kiến ông Phạm Văn Khanh và một số người đồng quan điểm, thì vài chục năm nữa, từ Bắc xuống Nam, nước ta chỉ có một giọng nói thôi hay sao?
Tóm lại, chương trình dạy học có mục tiêu giúp học sinh đọc hay, viết đúng nhưng cần phải giữ bản sắc văn hóa vùng miền. Bài viết này vừa là để trao đổi, vừa là tham gia góp ý với chương trình giáo dục của nước nhà.
Tùng Sơn
" alt="Nói học sinh ba miền đều hát “sai” Quốc ca là không đúng" />
...[详细]
Switch bảo mật công nghiệp đầu tiên trên thế giới bao gồm AC Power
Dòng sản phẩm ISG2030GXF-D : DC power
Dòng sản phẩm ISG2030GXF-A bao gồm AC Power
Switch bảo mật standalone AP - WSG-1200C
Switch bảo mật “SG2400 Series” cung cấp các dịch vụ mạng ổn định hơn với thiết kế phần cứng được cải tiến hỗ trợ lên đến 56 cổng và đường uplink 10G, cung cấp bộ nhớ flash nâng cao và bộ nhớ tích hợp dung lượng cao, đồng thời hỗ trợ thiết kế tiêu thụ điện năng thấp bằng công nghệ CNTT xanh - Green IT. Sản phẩm được triển khai công nghệ đám mây khác biệt với ba chức năng cấu hình không chạm (zero-touch configuration), đó là cài đặt cấu hình tự động, sao lưu cấu hình tự động và khôi phục cấu hình tự động.
Công cụ bảo mật đa chiều MDS (Multi-dimension Security) sử dụng phương pháp kiểm tra thông minh dựa trên hành vi để phát hiện lưu lượng độc hại và chặn lưu lượng độc hại mà không cần bất kỳ cập nhật mẫu tấn công hoặc dấu hiệu nào. Nó sử dụng một công nghệ vượt trội để ngăn chặn việc phát hiện sai, cung cấp hiệu ứng “zero day attack” tuyệt vời và cung cấp “tốc độ dây đầy đủ” nhanh và ổn định trong khi vẫn đảm bảo thực hiện các chức năng bảo mật.
Đội ngũ HDN ở Việt Nam sẵn sàng chờ liên hệ của bạn để trải nghiệm sản phẩm và hỗ trợ tốt nhất. Đây là đầu mối liên hệ của chúng tôi tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ HDNVINA@handream.net http://www.handream.net/vi https://www.facebook.com/Handreamnet-Vietnam-101180171789925 #101 Floor 1, Thien Son Plaza, No. 800 Nguyen Van Linh, Tan Phu Ward, Dist 7, HCMC, VietNam Phòng 101 lầu 1, Tòa nhà Thiên Sơn Plaza, 800 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM, Việt Nam." alt="HDN công bố dòng sản phẩm Switch bảo mật mới" />