1. Cô giáo 9x Thúy Ngân
Dù mới ra trường chưa lâu nhưng Bùi Thuý Ngân (sinh năm 1991) đã có kinh nghiệm hai năm đứng lớp. Hiện Ngân là một trong những giáo viên trẻ tuổi nhất của trường tiểu học Tân Định,ữngcôgiáoxinhxắnviếtchữđẹpnhưlịch thi đấu bóng đá hôm nay việt nam Hà Nội.
Ngân kể rằng, ngày đầu tiên đi dạy khi được giao phụ trách lớp 4 sau tiết dạy đầu tiên, cô giáo trẻ đã phải chạy ra hành lang khóc vì cô giảng một đằng, trò nói chuyện một nẻo. Thế nhưng càng dạy, càng thấy yêu thương lũ học trò nhỏ. Không hiểu thấy cô mắt đỏ hoe hay biết mình có lỗi, nhóm học trò quậy nhất truyền tay thư xin lỗi gửi cô Ngân. "Bây giờ tôi vẫn giữ dòng thư xin lỗi viết nguệch ngoạc đó như kỷ niệm lần đầu đi dạy khó quên", giáo viên 23 tuổi chia sẻ.
Chia sẻ về lý do chọn nghề giáo, Ngân cho biết, ban đầu cô có ý định kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi nghe những lời khuyên của cha mẹ và gia đình, theo học và giảng dạy một thời gian, cô cảm thấy công việc này rất phù hợp với mình và ngày càng yêu nghề hơn. “Đúng là nghề chọn mình”, Ngân nói.
Vì dạy tiểu học nên từ khi ở trường cao đẳng, Ngân đã dành nhiều thời gian rèn chữ. Cô cho biết, viết chữ đẹp cần sự rèn luyện và một chút năng khiếu nhưng không cần quá khổ luyện, cầu kỳ. Nét chữ của cô giáo trẻ này luôn được học trò ngưỡng mộ, học theo.
Ngân cho biết, học sinh lớp 1 mới tập viết chữ nên nghe và đánh vần rất chậm, nhiều khi chỉ cần chép y nguyên như trên bảng nhưng còn sai. Các em lại thích đùa nghịch, giơ tay thưa cô để mách tội nhau... bất kể khi đang dự giờ. Thỉnh thoảng, Ngân cũng bắt được một vài thư tình của học sinh trong giờ học khiến cô vừa tức lại vừa buồn cười.
Nói về nghề mà mình lựa chọn, Thuý Ngân chia sẻ cô không ít lần nản chí, muốn bỏ cuộc. Đặc biệt là khi trong lớp cô chủ nhiệm có một học sinh bị mắc bệnh máu trắng và mới mất. Song chính những kỷ niệm, tình cảm mà học trò dành cho cô cùng sự ngây thơ, trong sáng của các em đã khiến cô giáo trẻ thêm hào hứng, tươi trẻ và yêu nghề hơn.
2. Cô giáo Á khôi
Từng đạt danh hiệu Á khôi 1 Đại học Sân khấu điện ảnh năm 2010, tốt nghiệp đầu ra với số điểm cao thứ hai khoa Kinh tế kỹ thuật điện ảnh (ĐHSKĐA Hà Nội), nhưng cô gái xinh đẹp Bùi Hải Thanh lại lựa chọn trở thành một giáo viên luyện viết chữ đẹp, đơn giản chỉ để thỏa ước mơ làm cô giáo từ thuở nhỏ.
Hải Thanh chia sẻ, hiện tại cô vẫn làm công việc theo đúng ngành học tại Điện ảnh Quân đội, còn việc trở thành cô giáo luyện chữ như một cái duyên và cũng bắt đầu từ mơ ước thuở bé.
May mắn của Hải Thanh có là bố cô viết chữ rất đẹp và hay viết giấy khen cho đơn vị, vì thế từ nhỏ, Thanh đã được bố hướng dẫn tỉ mỉ cách viết chữ sao cho đẹp, “lúc đấy mình đã tin việc viết đẹp rất dễ, chỉ cần học đúng phương pháp mà thôi”.
Kể từ đó, Thanh bắt đầu việc luyện viết chữ đẹp, bắt đầu với công việc đi dạy cho con của một vài người quen và nhận được nhiều phản hồi khen ngợi của phụ huynh, cũng như sự yêu mến.
Cô Á khôi ĐH SKĐA tâm sự, chỉ sau 1 tháng đi dạy, lịch dạy học của Thanh gần như kín tuần, công việc cứ thế tiếp diễn trong suốt 2 năm qua, thậm chí Hải Thanh gần như không có ngày nghỉ, trừ lễ Tết.
Cho đến nay, Thanh đã dạy hàng trăm học sinh và tích lũy nhiều kinh nghiệm luyện viết chữ đẹp. Nhiều em nhỏ được Thanh dạy viết nhanh và đẹp, cả những học sinh lớn tuổi, có những người viết chữ từ rất xấu chỉ sau 5 ngày được cô giáo Hải Thanh rèn luyện đã không thể nhận ra nét chữ gần như hoàn toàn thay đổi của mình.
Mặc dù là nghề tay trái nhưng Á khôi ĐH SKĐA lại luôn tâm niệm luyện chữ đẹp là niềm đam mê, tình yêu và một phần cuộc sống của mình. Thanh bày tỏ: “Có lẽ mình cũng có một phần hy sinh cho công việc luyện chữ. Với mình, nó là tâm huyết và hạnh phúc khi được dạy học, được thay đổi nét chữ của một người, làm cho một người thấy điều tưởng như khó mà lại thật đơn giản”.
3. Cô giáo MC bản tin thời tiết
Cô Lan Phương là giáo viên môn Địa lý của trường THCS Đoàn Kết (Hà Nội), tuy nhiên, cô giáo xinh đẹp này được biết tới nhiều hơn với công việc của 1 MC dẫn bản tin thời tiết của Đài truyền hình Việt Nam.
Bén duyên với công việc truyền hình, tuy nhiên đây chỉ là nghề tay trái, công việc mà cô Phương thực sự yêu thích và gắn bó là nghề giáo. Năm 2013 vừa qua, cô Phương đã đoạt giải Nhất toàn quốc cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp" (kết hợp kiến thức của nhiều môn học với nhau - PV) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Theo giáo án này, trong các tiết học, học sinh sẽ thuyết trình về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bằng những slide ảnh tự thiết kế. Đồng thời, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, các em sẽ thu thập, tổng hợp các tư liệu lịch sử, địa lý và tự chứng minh được rằng: Những hành động của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm chủ quyền biển đảo.
Quyết tâm gắn bó với nghề giáo nên ngày từ khi ngồi ghế nhà trường, cô Lan Phương đã rèn chữ thật đẹp và để tự tin hơn khi đứng trên bục giảng. Trong tháng 6 vừa qua, hình ảnh nét chữ đẹp như in của cô sau khi được đăng tải trên 1 fanpage đã thu hút gần 15 nghìn lượt like và hàng nghìn lượt chia sẻ.
Xinh đẹp, nhiệt huyết và yêu nghề, cô giáo Lan Phương được nhiều người yêu quý. Trên mạng xã hội facebook, các em học trò còn còn lập hội "Những người yêu mến cô giáo Lan Phương trường THCS Đoàn Kết."
Theo Tiin