Samsung đã chính thức giới thiệu Bixby 2.0 trong hội nghị dành cho các nhà phát triển của hãng tại San Francisco, Mỹ hôm 18/10. Hãng tuyên bố, trợ lý ảo đời thứ hai này sẽ "đóng vai trò như trung tâm kiểm soát hệ sinh thái thiết bị của bạn". Điều đó đồng nghĩa, cũng giống như các trợ lý ảo Alexa của Amazon và Google Assistant, các ứng dụng thông minh trong ngôi nhà thông minh của bạn có thể nằm dưới sự điều khiển của phiên bản Bixby mới nhất.
Để Bixby có thể bật và tắt các món đồ như bộ ổn nhiệt thông minh hoặc đèn thông minh, Samsung sẽ phát hành bộ kit phát triển phần mềm Bixby mới dành cho các chuyên gia phần mềm từ ngày 18/10. Công ty Hàn Quốc cho biết thêm, trợ lý ảo đời mới cũng sẽ được tích hợp vào các ti vi Samsung bán ở Mỹ và Hàn Quốc. Samsung cam kết, bất kể loại thiết bị hỗ trợ Bixby là gì, trợ lý ảo này sẽ cải thiện đáng kể khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và dự đoán nhu cầu của người dùng.
Sau khi trình làng cùng với bộ đôi điện thoại flagship Galaxy S8 và Galaxy S8 Plus hồi tháng 3, Bixby đã không chiếm được cảm tình của đông đảo khách hàng Samsung. Nút chuyên biệt dành cho Bixby trên các thiết bị Galaxy đã bị công ty vô hiệu hóa sau khi người dùng lo ngại rằng họ có thể vô tình kích hoạt nó. Samsung vẫn từ chối cho phép các chủ nhân thiết bị Galaxy tái sắp xếp nút đó.
"Bixby hiện đã có mặt ở hơn 200 quốc gia với hơn 10 triệu người dùng thường xuyên. Nhưng đây chỉ là sự khởi đầu ... Hiện, chúng tôi sẵn sàng nâng cấp Bixby đến nấc thang tiếp theo. Bixby 2.0 là sự tái phát minh nền tảng đầy táo bạo, nhằm chuyển các trợ lý ảo từ một đối tượng xa lạ thành một công cụ thông minh giữ vai trò thiết yếu trong cuộc sống thường nhật của mọi người", Eui-Suk Chung, một lãnh đạo Samsung nói.
Mặc dù Bixby 2.0 hiện hỗ trợ tới hơn 200 ngôn ngữ, nhưng trợ lý ảo này vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt như phiên bản Bixby đời đầu. Các trợ lý ảo Siri, Cortana, Google Assistant và Alexa đều qua mặt Bixby xét về sự nhớ mặt, gọi tên của công chúng. Hai tháng trì hoãn phát hành ở Mỹ không giúp ích cho Bixby vì trợ lý ảo này vẫn gặp rắc rối trong việc hiểu tiếng Anh. Hiện tại, giới quan sát vẫn đang chờ xem các tính năng mới bổ sung cho Bixby có đủ sức giúp trợ lý ảo của Samsung lôi kéo được những người đang sử dụng một trong các đối thủ của nó.
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
" alt=""/>Sợ thua kém đối thủ, Samsung trình làng Bixby 2.0Đây là kế hoạch Google dành cho Project Wing. Hôm 17/10, hãng tìm kiếm công bố thử nghiệm dịch vụ giao hàng bằng drone cùng 2 doanh nghiệp của Úc là một chuỗi đô ăn Mexico và 1 công ty dược. Không phải lần đầu nhóm Project Wing dùng drone để gửi cho mọi người bánh burritos. Năm trước, hãng bắt tay với Chipotle tại Đại học công nghệ Virginia nhưng tại một khu vực mở chứ không có địa chỉ cụ thể, theo James Burgess, một trong các quản lý dự án.
" alt=""/>Drone của Google giao bánh burritos đến tận nhà khách hàngNhững trào lưu từng xuất hiện
Mặc dù MU là game online đầu tiên tiến đánh thị trường Việt, nhưng trào lưu đầu tiên lại là của các game 2D kiếm hiệp. Sự thành công của Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo tiền lệ cho những game online cùng thể loại xuất hiện và trở thành kim chỉ nam cho thành công của các NPH game thời điểm đó.
Vốn là cộng đồng quen thuộc các bộ phim kiếm hiệp của Kim Dung, game thủ Việt nhanh chóng tiếp nhận những game 2D kiếm hiệp, để được thỏa sức bôn tẩu giang hồ, hành hiệp trượng nghĩa. Yêu cầu cấu hình của các game thời điểm đó cũng phù hợp với hầu hết máy tính tại các tiệm internet trên khắp cả nước. Đó là thời điểm ăn nên làm ra của rất nhiều game 2D như Phong Thần Vạn Tiên Trận, Chinh Đồ, Võ Lâm Truyền Kỳ... Trào lưu 2D kiếm hiệp đã làm chủ thị trường game Việt một thời gian dài mà chỉ có Audition của VTC là tạo được cộng đồng riêng trước con sóng này.
Sau đó vài năm, khi 2D kiếm hiệp dần bão hòa, trào lưu game 3D lại lên ngôi theo xu thế của thị trường game. Thực tế ngày từ trước đã có một số game như Shaiya, Priston Tales khai mở đường, nhưng thời điểm đó cấu hình máy tính chưa thể đáp ứng được để phổ biến các game này, và game thủ cũng chưa sẵn sàng đón nhận. Nhưng thời điểm 2007, 2008 thực tế là khởi điểm cho trào lưu game 3D, với những đại diện tiêu biểu là Cabal, Đột Kích, Audition và Thiên Long Bát Bộ.
Tại sao trào lưu webgame lên ngôi?
Không thể phủ nhận, webgame đã “giải khát” cho thị trường rất nhiều ở thời điểm game bất ngờ bị cấm. Sự biến mất của những game client mới đã tạo điều kiện cho webgame lên ngôi và trở thành trào lưu mới tại thị trường nước nhà. Tuy nhiên đây không phải là một xu thế tốt. Cái gì mang tính thay thế tạm thời thì phải đến lúc nó được trả về với đúng giá trị.
Ngày mà những game client còn làm mưa làm gió, webgame chỉ đóng vai trò “món tráng miệng” chứ không làm được điều gì nổi bật. Nhưng chính việc game thủ nạp tiền vào trong thời điểm khát game, và webgame nhanh thu hồi vốn, nhanh sinh lời, lại không tốn quá nhiều tiền đầu tư, khiến cho nó trở thành lựa chọn số một của những NPH nhỏ mới xuất hiện. Có quá nhiều NPH cũng là lí do mà webgame cũng xuất hiện với cấp số nhân, nhưng chất lượng thì chưa thấy đâu.
" alt=""/>Có phải webgame đã đến lúc thoái trào?