Ngay lập tức, các bác sĩ thiết lập đường truyền Catheter tĩnh mạch trung tâm để truyền dịch tích cực, giảm đau và hạ mỡ máu bằng insulin tĩnh mạch liên tục.
Sau 3 ngày điều trị, nam bệnh nhân đã hết đau bụng, mức độ mỡ máu về giới hạn cho phép, người bệnh bắt đầu ăn lại bằng đường miệng.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Mai Giang Nam - Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực và chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn - cho biết viêm tụy cấp do tăng mỡ máu gặp khoảng 30-35% trong tổng số bệnh nhân viêm tụy cấp nhập viện. Với mức triglyceride >5.6 mmol/L, bệnh nhân có nguy cơ bị viêm tụy cấp, nếu triglyceride >11.3 mmol/L, nguy cơ mắc viêm tụy cấp là 5%. Tỷ lệ này tăng lên 10-20% khi mức triglyceride > 22.6 mmol/l.
Nếu bệnh nhân không được điều trị nguy cơ viêm tụy cấp tái phát, dẫn đến viêm tụy mạn gây suy tuyến tụy nội tiết và ngoại tiết.
Bác sĩ Nam khuyến cáo để phòng bệnh viêm tụy cấp, người dân không nên dùng thức uống có cồn (rượu, bia). Người dân nên ăn uống khoa học, vệ sinh, giảm tinh bột, hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường nhiều rau xanh, trái cây, luyện tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
Những người mắc bệnh đái tháo đường, thừa cân béo phì, mỡ máu, sỏi mật nên khám định kỳ để quản lý tốt bệnh nền, tránh để biến chứng gây viêm tụy cấp.
Công tác thúc đẩy CĐS trên lĩnh vực năng lượng cũng được sở quan tâm. Các đơn vị quản lý, kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cung ứng điện, kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn. Hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.
Thời gian qua, Bộ Công Thương và Sở Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ngành Điện lực Bắc Ninh triển khai các hoạt động CĐS trong lĩnh vực năng lượng. Theo đó, đơn vị tích cực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ CĐS, góp phần nâng cao chất lượng cung ứng điện, giúp khách hàng tiết kiệm điện năng...
Trong hoạt động quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh, ngành Công Thương đã áp dụng hiệu quả các phần mềm như: quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TDOfice); theo dõi bảo hiểm xã hội; quản lý nhân sự; quản lý tài sản cố định; phần mềm một cửa điện tử hiện đại; hệ thống kê khai thuế; hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính; hệ thống lưu trữ; phần mềm kế toán; cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia.
100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp chứng thư số nhân; xử lý tạo hồ sơ công việc và sử dụng chữ ký số trên hệ thống 123/123 thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của Sở được công khai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và Cổng thông tin điện tử của Sở. 100% hồ sơ được giải quyết sớm và đúng thời hạn theo quy định. Các dịch vụ công được kết nối liên thông trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: CĐS không còn là lựa chọn, mà trở thành hướng đi bắt buộc đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, Sở Công Thương tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp, như: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện CĐS. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động các cơ quan về mua sắm trực tuyến tại các sàn thương mại điện tử Việt Nam, nhất là các sản phẩm OCOP Bắc Ninh.
Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật; phát triển các hệ thống nền tảng; xây dựng cơ sở dữ liệu; phát triển các ứng dụng, dịch vụ; bảo đảm an toàn thông tin. Áp dụng, khai thác có hiệu quả các nền tảng số dùng chung do Trung ương và địa phương triển khai.
Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý CĐS cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan và các đơn vị trực thuộc, trở thành lực lượng nòng cốt lan tỏa, thúc đẩy CĐS.
Thanh Ngân(Báo Bắc Ninh)
" alt=""/>Ngành Công Thương Bắc Ninh chuyển đổi số mạnh mẽ, toàn diện