Bóng đá

Soi kèo phạt góc Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-01 23:31:14 我要评论(0)

Chiểu Sương - 26/01/2025 04:39 Kèo phạt góc giá vàng sjcgiá vàng sjc、、

èophạtgócAstonVillavsWestHamhngàgiá vàng sjc   Chiểu Sương - 26/01/2025 04:39  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Mỹ chuẩn bị siết xuất khẩu chip sang 140 công ty Trung QuốcHuỳnh AnhHuỳnh Anh

(Dân trí) - Mỹ sắp công bố chính sách siết kiểm soát với ngành bán dẫn Trung Quốc. Động thái này nhằm kìm hãm tham vọng tự chủ ngành bán dẫn của Bắc Kinh.

Nguồn tin của Reuters cho biết Mỹ sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm sang 140 công ty Trung Quốc. Danh sách mới nhất gồm 20 doanh nghiệp bán dẫn, 2 công ty đầu tư và hơn 100 nhà sản xuất máy công cụ để làm chip.

Cụ thể, doanh nghiệp Mỹ sẽ phải xin giấy phép đặc biệt nếu muốn bán hàng cho các công ty trong danh sách hạn chế này.

Các sản phẩm bị siết gồm chip bộ nhớ băng thông cao (HBM), vốn cần thiết cho các ứng dụng huấn luyện trí tuệ nhân tạo (AI), 24 máy công cụ và 3 phần mềm dùng trong sản xuất chip.

Việc này sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip như Naura Technology, Piotech hay SiCarrier Technology.

Mỹ cũng dự kiến áp đặt thêm hạn chế với SMIC, vốn đã nằm trong danh sách đen thương mại từ năm 2020 nhưng vẫn được cấp phép hàng tỷ USD giá trị hàng hóa được xuất khẩu.

Mỹ chuẩn bị siết xuất khẩu chip sang 140 công ty Trung Quốc - 1

Mỹ sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm sang 140 công ty Trung Quốc (Ảnh: DW).

Tuy nhiên, lần này Mỹ tiếp tục siết chặt hơn, nhắm vào cả các công ty đầu tư như Wise Road Capital và Wingtech Technology Co, những đơn vị hỗ trợ tài chính cho ngành chip Trung Quốc.

Một số công ty bị đưa vào danh sách này là Swaysure Technology, Qingdao SiEn, Shenzhen Pensun Technology... Các công ty này đang làm việc với Huawei Technologies, đại gia viễn thông Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt nhiều năm nay. Huawei hiện là tâm điểm trong tham vọng về chip tiên tiến của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ áp dụng lệnh kiểm soát mới đối với thiết bị sản xuất chip được sản xuất tại các quốc gia như Singapore và Malaysia.

Động thái trên là một trong những nỗ lực quy mô lớn cuối cùng của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm kìm hãm tham vọng ngành chip của Trung Quốc.

Việc này diễn ra chỉ vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. Tổng thống đắc cử Trump được dự báo giữ nguyên các chính sách mạnh tay của ông Biden với Trung Quốc.

Vài năm gần đây, Trung Quốc tăng cường tự chủ ngành bán dẫn, khi bị Mỹ và nhiều nước khác siết xuất khẩu sản phẩm liên quan. Tuy vậy, doanh nghiệp ngành chip Trung Quốc vẫn xếp sau những gã khổng lồ như Nvidia hay ASML.

Nvidia (Mỹ) hiện thống trị trong mảng chip phục vụ các hoạt động liên quan đến AI. Còn ASML (Hà Lan) gần như là nhà cung cấp duy nhất về máy quang khắc tiên tiến để sản xuất chip.

Theo Reuters, Bloomberg" alt="Mỹ chuẩn bị siết xuất khẩu chip sang 140 công ty Trung Quốc" width="90" height="59"/>

Mỹ chuẩn bị siết xuất khẩu chip sang 140 công ty Trung Quốc

Thủ tướng: "Thời gian là tiền bạc, sao cứ loay hoay mãi"Hoài ThuHoài Thu

(Dân trí) - Nhắc tình trạng lãng phí thời gian Tổng Bí thư đề cập, Thủ tướng cho rằng thời gian, trí tuệ và quyết đoán là yếu tố quyết định thành công. "Phải mạnh dạn, quyết sai thì chịu trách nhiệm", ông nói.

Vấn đề này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra tại phiên thảo luận tổ sáng 23/11 về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng nhận định hai luật này rất quan trọng bởi thực tế thiếu vốn nên cần cơ chế chính sách để huy động nguồn vốn tối đa, hiệu quả. Quá trình đó phải có quy định của pháp luật để cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm biết thế nào là đúng luật mà làm, không đúng mà tránh.

Cơ chế, chính sách nếu đúng hoàn cảnh sẽ nhân đôi sức mạnh

Theo người đứng đầu Chính phủ, Việt Nam là nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn dù xếp thứ 34 trên thế giới, nhưng sức chống chịu với cú sốc bên ngoài còn hạn chế.

Vì thế, việc có cách thức phù hợp huy động các nguồn lực từ Nhà nước, nhân dân, xã hội, trái phiếu… rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Thủ tướng: Thời gian là tiền bạc, sao cứ loay hoay mãi - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23/11 (Ảnh: Phạm Thắng).

Theo ông, muốn xây dựng kỷ nguyên mới như Tổng Bí thư Tô Lâm nói, đòi hỏi phải đổi mới tư duy, vận hành và quản lý dựa trên tổng kết thực tiễn theo nguyên tắc cái gì được thì phát huy, chưa được phải sửa ngay, vướng mắc phải tháo gỡ.

"Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển" là quan điểm được lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh.

Việc huy động nguồn lực, theo Thủ tướng, bắt nguồn từ nội lực là chính. Và nội lực bên cạnh yếu tố con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử, còn là cơ chế, chính sách.

"Cơ chế, chính sách nếu đúng hoàn cảnh, phù hợp xu thế sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh, làm thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế", Thủ tướng nói và dẫn chứng cơ chế khoán 10, khoán 100 giúp Việt Nam từ nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo.

Với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa được trình Quốc hội, Thủ tướng cho rằng mô hình quản lý có nhiều, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn có yếu tố lịch sử. Nhận định mô hình hiện tại chưa ổn định, song Thủ tướng cho rằng điều này có thể hiểu được do đất nước đang trong quá trình phát triển. Do đó, trong quá trình làm cần nghiên cứu mở rộng dần với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, "cái gì được thì giữ, không được thì loại".

Hoạt động của doanh nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh phải theo quy luật thị trường, quy luật cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính được.

"Can thiệp thế sẽ làm méo mó thị trường. Không phải cơ quan hành chính mà can thiệp là không đúng quy luật, không phù hợp tư duy và sự phát triển. Nên quản lý các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam", Thủ tướng nêu quan điểm.

Dẫn chứng, Thủ tướng cho rằng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nên giao cho Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về quyết định của mình, miễn sao bảo toàn và phát triển vốn, không để thất thoát, tham nhũng, tiêu cực. Nếu ngay mô hình đã đặt tên "quản lý" thì sẽ nặng về quản lý, dẫn đến "không quản được thì cấm", theo lời Thủ tướng.

Song ông cũng lưu ý quy định của pháp luật phải rõ để người làm có thể sáng tạo và không e sợ.

Phải mạnh dạn, quyết sai thì chịu trách nhiệm

Về vấn đề phân cấp, phân quyền, Thủ tướng cho rằng vốn của doanh nghiệp, đầu tư vào đâu do Hội đồng quản trị quyết định và chịu trách nhiệm, không cần thiết phải đi xin thêm một cấp hành chính nữa.

"Phải rõ ràng, mạnh dạn, không sợ. Quyết định sai thì chịu trách nhiệm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: Thời gian là tiền bạc, sao cứ loay hoay mãi - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cơ chế, chính sách nếu đúng hoàn cảnh có thể nhân đôi, nhân ba sức mạnh (Ảnh: Phạm Thắng).

Ông cho rằng thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời là yếu tố quyết định cho thành công cho một vấn đề cụ thể nào đó. Dẫn quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí, trong đó có lãng phí thời gian, Thủ tướng cũng đặt vấn đề: "Thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi?".

Ông đề nghị phân cấp mạnh mẽ và quy định rõ trong luật để doanh nghiệp biết được làm những gì, cho họ có không gian sáng tạo.

Đồng tình với cơ quan thẩm tra rằng khi đánh giá doanh nghiệp cần đánh giá tổng thể giá trị mang lại chứ không đánh giá từng việc một, Thủ tướng nêu quan điểm, trong 10 việc được giao, có thể 2-3 việc doanh nghiệp làm chưa tốt, thua lỗ nhưng "tổng thể vẫn dương" là bảo toàn và phát triển vốn.

"Doanh nghiệp tư nhân làm rất nhanh, mối quan hệ dân sự họ xử lý rất hay. Ta cứ đấu thầu cả nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục. Làm sao rút ra quy luật chứ. Kinh doanh không phải ngày một, ngày hai nên phải đánh giá tổng thể. Tổng vẫn dương mà xử lý họ là chưa phù hợp tình hình, quy luật", Thủ tướng nêu quan điểm và đề nghị rà soát thiết kế công cụ để khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy "không quản lý được thì cấm".

Theo ông, dự thảo luật nên quy định quản lý doanh nghiệp tới đâu, còn lại để họ quản lý cấp dưới, giống như mô hình Trung ương quản lý tỉnh, còn tỉnh quản lý huyện, huyện quản lý xã.

"Trung ương mà xuống tận xã làm thì tắc, mà tắc là lãng phí. Vì thế, Trung ương không làm thay tỉnh, tỉnh không thay huyện, huyện không làm thay xã", Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Quản lý doanh nghiệp cũng cần theo cơ chế này.

" alt="Thủ tướng: "Thời gian là tiền bạc, sao cứ loay hoay mãi"" width="90" height="59"/>

Thủ tướng: "Thời gian là tiền bạc, sao cứ loay hoay mãi"

Tin quan trọng với hàng triệu nhà đầu tư chứng khoánMai ChiMai Chi

(Dân trí) - Nhà đầu tư nếu không muốn bị gián đoạn giao dịch thì sẽ phải cập nhật thông tin cá nhân theo căn cước công dân gắn chip trước thời điểm 1/10.

Các công ty chứng khoán (CTCK) trong ít ngày gần đây đồng loạt gửi thông báo đến khách hàng về yêu cầu cập nhật thông tin tài khoản giao dịch theo căn cước công dân. 

Căn cứ theo Luật Căn cước số 26/2023/QH15 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7) và yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), thông tin của nhà đầu tư cần được cập nhật để khớp đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, căn cước công dân gắn chip. 

Trong thông báo gửi nhà đầu tư, VNDirect đề nghị nhà đầu tư là khách hàng của họ thực hiện cập nhật hoặc điều chỉnh giấy tờ chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân không gắn chip sang căn cước công dân gắn chip nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý và tránh bị gián đoạn giao dịch trong quá trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ.

Tin quan trọng với hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán - 1

Nhà đầu tư phải cập nhật thông tin theo CCCD nếu không muốn gián đoạn giao dịch (Ảnh minh họa: Hải Long).

Công ty Chứng khoán SSI nêu rõ hơn về mốc thời gian cuối cùng áp dụng. Theo thông báo của SSI, Công văn số 4501 của UBCKNN yêu cầu thông tin định danh nhà đầu tư trên tài khoản chứng khoán cần phải khớp đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư.

Theo đó, nhằm tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý và tránh bị gián đoạn giao dịch, SSC đề nghị khách hàng cập nhật thông tin chứng minh thư nhân dân sang căn cước hoặc căn cước công dân gắn chip trước ngày 1/10.

Nhà đầu tư có thể cập nhật thông tin trực tuyến qua trang quản lý thông tin khách hàng của doanh nghiệp hoặc cập nhật thông tin trực tiếp tại các chi nhánh/phòng giao dịch công ty chứng khoán trên toàn quốc ..

Tương tự, Công ty chứng khoán VPS cũng lưu ý khách hàng, từ ngày 1/10, nếu thông tin tài khoản không trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nhà đầu tư có thể gặp giới hạn về dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến và phải đến trực tiếp tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng lưu ý sẽ chỉ cung cấp dịch vụ giao dịch online với các tài khoản có thông tin nhà đầu tư khớp đúng với căn cước công dân tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chẳng hạn, trước đây khi mở tài khoản nhà đầu tư đăng ký thông tin bằng chứng minh thư, thì tới đây họ cần cập nhật mới theo căn cước công dân.

Còn Công ty Chứng khoán VIX thì yêu cầu việc thực hiện cập nhật, điều chỉnh thông tin nhận diện trên tài khoản giao dịch chứng khoán tại VIX bằng căn cước công dân gắn chíp hoặc căn cước trước ngày 30/9.

VIX nêu rõ, kể từ ngày 1/10, trong trường hợp khách hàng chưa thực hiện cập nhật thông tin để chuẩn hóa dữ liệu, công ty này sẽ buộc phải dừng cung cấp các dịch vụ giao dịch trực tuyến trên tài khoản giao dịch chứng khoán theo yêu cầu của UBCKNN. Lúc này, mọi giao dịch trên tài khoản giao dịch chứng khoán sẽ thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch, đồng thời, khách hàng vẫn phải tiếp tục thực hiện chuẩn hóa thông tin tại quầy giao dịch của VIX.

Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của UBCKNN, nhà đầu tư mở mới tài khoản cũng được yêu cầu phải sử dụng căn cước công dân gắn chíp hoặc căn cước để thực hiện mở tài khoản.

Hiện tại số lượng nhà đầu tư chứng khoán đang tăng nhanh bất chấp việc các công ty chứng khoán đã thực hiện rà soát, lọc các tài khoản ảo, không phát sinh giao dịch. Vào hồi tháng 10/2023, có tới 545.386 tài khoản bị đóng.

Theo số liệu cập nhật từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSDC), trong tháng 7, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 330.000 tài khoản, gấp 3 lần so với tháng trước và là mức tăng cao nhất trong vòng 2 năm.

Lũy kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tăng gần 1,1 triệu tài khoản. Tính đến cuối tháng 7, tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của cá nhân trong nước đạt 8,31 triệu đơn vị trên tổng số 8,38 triệu tài khoản trên thị trường (bao gồm cả tổ chức và cá nhân nước ngoài), cao nhất từ trước đến nay.

 " alt="Tin quan trọng với hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán" width="90" height="59"/>

Tin quan trọng với hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán