
Hướng tới nhu cầu doanh nghiệp,ảnxuấtđạitràổkết quả bong da hom nay Z-Drive sử dụng giao diện PCIe x8, mô-đun nhớ MLC NAND cấu hình RAID0, dung lượng từ 512 GB tới 2 TB, tốc độ đọc ghi lên tới 1,4 GB/giây.
Hướng tới nhu cầu doanh nghiệp,ảnxuấtđạitràổkết quả bong da hom nay Z-Drive sử dụng giao diện PCIe x8, mô-đun nhớ MLC NAND cấu hình RAID0, dung lượng từ 512 GB tới 2 TB, tốc độ đọc ghi lên tới 1,4 GB/giây.
Công việc mỗi ngày của bác sĩ Vương Văn Can là thăm khám bệnh và tư vấn cho người dân làng Đông Phương. Dù chỉ có một tay nhưng ông đi xe rất nhanh và vững vàng, theo Tân Hoa Xã Hồ Bắc.
Bác sĩ Vương đã hành nghề y được 36 năm, nhận được sự tin tưởng và mến yêu của dân làng vì tác phong làm việc, kỹ năng y tế và y đức của người thầy thuốc. Ông được biết đến rộng rãi với biệt danh "bác sĩ làng một tay".
Ông sinh năm 1964 trong một gia đình nông dân. “Điều kiện lúc đó rất khó khăn, trẻ em nông thôn muốn thoát ly phải thi đại học hoặc vào quân đội”. ông chia sẻ.
Năm 1982, Vương Văn Căn nhập ngũ. Trong quân đội, ông được cấp trên quý trọng vì sự chăm chỉ, chịu khó và trở thành nhân viên y tế. Sau một năm rưỡi huấn luyện chuyên nghiệp trong quân đội, ông đã nắm vững các kiến thức y tế và kỹ năng cứu hộ liên quan.
Năm 1988, ông xuất ngũ và trở về quê hương. Vào thời điểm đó, làng Đông Phương có dân số hơn 1.000 người nhưng chỉ có một nữ bác sĩ trong làng. Tình trạng thiếu bác sĩ và thuốc men trầm trọng khiến người dân gặp khó khăn trong khám chữa bệnh.
Bác sĩ Căn quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại Bệnh viện Nhân dân của quận và quay trở lại làng để hành nghề y.
Khi đó, các bác sĩ nông thôn không được trả lương. Bác sĩ Căn không khá giả nhưng nhất quyết chỉ thu tiền thuốc cơ bản của dân làng. Ông tâm niệm: "Miễn phí những gì có thể miễn phí và giảm tối đa nếu có thể".
Để trang trải cuộc sống, gia đình ông đã trồng cây trên 7 mẫu đất, nuôi chục con gà và 4 con lợn.
Biến cố bất ngờ xảy ra
Mọi việc tưởng chừng như đang đi đúng hướng thì một biến cố bất ngờ đã xảy ra.
Tháng 3/1995, khi đang đi khám bệnh, bác sĩ Căn ngã từ xe đạp xuống một con mương. Lúc đó, cánh tay phải của ông đau đến thấu tim. Ông đến trung tâm y tế thị trấn để kiểm tra và được chẩn đoán là cánh tay của ông không bị gãy.
Tuy nhiên, sau một tháng, cơn đau ở cánh tay phải tiếp tục gia tăng. Ông được chẩn đoán mắc bệnh u xương ác tính, thường được gọi là ung thư xương. Vì bệnh tình đã ở giai đoạn nặng nên ông phải cắt cụt tay.
Sau ca phẫu thuật, Vương Văn Căn cảm thấy vô vọng và mất phương hướng. Tuy nhiên, vào mùa đông năm 1995, một người dân làng bị bệnh nặng đã đến nhờ ông Vương giúp đỡ. "Bác sĩ Vương, ông có thể làm bất cứ điều gì ông muốn, tôi tin tưởng ông", người này khẩn thiết nói.
Lời nói như thức tỉnh Vương Văn Căn. “Là một cựu quân nhân, tôi phải đứng lên, gánh vác trách nhiệm và tiếp tục phục vụ nhân dân”, ông nhớ lại.
Để thực hành kỹ thuật châm cứu bằng một tay, ông luyện tập cần mẫn với chiếc tay còn lại. Để giảm những cơn đau di chứng từ phẫu thuật, ông nhiều lúc đã tự tiêm thuốc cho mình.
Gian khổ luyện tập, bác sĩ Vương chỉ mất hơn một tháng để trở lại công việc ban đầu của mình.
Hơn 30 năm qua, ông đã dùng qua 11 chiếc xe đạp cà tàng và 1 chiếc xe ba bánh điện để đi chữa bệnh cho dân làng. Trong điện thoại di động của ông lưu 1.436 số điện thoại, phần lớn là người dân làng đến chữa bệnh.
"Dù là 23h đêm hay 1h sáng, bác sĩ Vương luôn túc trực. Khi ốm, chúng tôi sẽ gọi bác sĩ Vương đầu tiên”, một người dân cho biết.
Giờ đây, phòng khám ở làng Đông Phương nơi Vương Văn Căn làm việc cũng đã được xây dựng theo tiêu chuẩn cao hơn và điều kiện làm việc đã được cải thiện rất nhiều.
Bác sĩ Vương cũng có một tổ ấm hạnh phúc với một trai, một gái và cả hai đều đi theo nghiệp của cha.
Bà Tạ Thị Hợi, ngụ thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) sử dụng điện thoại thông minh để kết nối với con cháu.
Bà Hợi cho biết: “Chiếc điện thoại thông minh này là con gái tôi mua cho. Zalo, Facebook, YouTube cũng là con gái giúp tôi tạo tài khoản rồi hướng dẫn cách sử dụng. Ban đầu tôi thấy khó sử dụng, điện thoại to quá cầm không quen, chức năng phức tạp hơn điện thoại có sẵn bàn phím nhưng dùng vài tuần tôi quen dần”.
Từ ngày biết dùng điện thoại thông minh đến giờ, bà Hợi thường lên mạng tìm hiểu thêm kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân. Ngày nào bà cũng kết nối trò chuyện với con cháu, người thân qua Zalo, không tốn phí điện thoại, còn được thấy hình ảnh trực tiếp, nguôi nỗi nhớ người thân ở quê.
Nhiều năm nay, ông Trần Văn Án, ngụ phường Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) quen việc sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ điện thoại thông minh kết nối internet, ông liên lạc với bạn bè, kết nối với con cháu, thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ. Bây giờ đọc báo, xem chương trình giải trí, mở lại các chương trình đã phát trên ti vi, tham gia lập hội, nhóm trên Facebook, Zalo, like, chia sẻ bài viết… ông tự tin, thành thạo sử dụng.
Có nhiều người cao tuổi khi mới tiếp cận thiết bị công nghệ thông tin còn hạn chế do tuổi cao, mắt kém, tay chậm..., nhưng được sự động viên của con cháu, họ dần làm quen và thành thạo sử dụng điện thoại, máy tính.
Chị Trần Thị Thu Vân - con gái ông Trần Văn Án, ngụ phường Vĩnh Thanh Vân chia sẻ: “Nhờ sự động viên thường xuyên của con cháu trong gia đình, ba tôi có thể sử dụng điện thoại thông minh. Thay vì nhờ các con xem dùm số tiền tiết kiệm hiện đang có như trước, giờ ba tôi có thể chủ động xem ngay trên điện thoại thông qua ứng dụng ngân hàng trực tuyến và có thể thao tác thanh toán trực tuyến mà không cần sử dụng tiền mặt”.
Những tiến bộ về công nghệ thông tin giúp người cao tuổi vượt qua nhiều trở ngại để kết nối với bạn bè, người thân. Theo tư vấn của nhân viên siêu thị Thế Giới Di Động tại TP. Rạch Giá, khác với thế hệ điện thoại đời cũ có sản phẩm điện thoại dành cho người già với loa to, chữ lớn…, điện thoại thông minh tích hợp tất cả các tính năng ưu việt.
Người sử dụng có thể vào cài đặt để tăng cỡ chữ, tăng âm lượng phù hợp người dùng cao tuổi, điện thoại thông minh tích hợp tính năng tìm kiếm giọng nói. Cùng với đó là hạn chế tải ứng dụng không cần thiết để người cao tuổi không bị rối mắt khi dùng. Những chiếc điện thoại giá từ 3-5 triệu đồng trên thị trường hiện nay khá phù hợp với người cao tuổi.
Công nghệ giúp người cao tuổi nâng cao chất lượng đời sống, từ đó thu hút người cao tuổi thích ứng và tích cực xây dựng thói quen sử dụng thiết bị công nghệ để trở thành công dân số trong thời đại công nghệ số.
Ngoài sử dụng thiết bị công nghệ để cập nhật thông tin, kết nối với người thân, nhiều người cao tuổi còn ứng dụng giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số để đăng ký khám, chữa bệnh thay cho bảo hiểm y tế. Tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, người cao tuổi từng bước tiếp cận với thiết bị công nghệ thông tin.
Ông Phan Quốc Thông - Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp An Thuận, xã Định An, huyện Gò Quao (Kiên Giang), việc người cao tuổi muốn tiếp cận các thiết bị công nghệ không khó bởi tại địa phương có các tổ công nghệ số cộng đồng sẵn sàng hướng dẫn người cao tuổi sử dụng thiết bị công nghệ thông tin để cập nhật thông tin, kiến thức bổ ích, góp phần cải thiện đời sống, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị.
Bài và ảnh: CẨM TÚ (Báo Kiên Giang)
" alt=""/>Kiên Giang đưa lợi ích công nghệ số gắn với người cao tuổi