Văn bản trên nêu rõ: Trước tình hình diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh Covid-19, trong đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn sắp tới, với tinh thần đảm bảo sự an toàn và sức khoẻ cho học sinh luôn phải đặt lên hàng đầu và nhằm giúp các địa phương, đơn vị, cơ sở giáo dục chủ động trong việc xây dựng triển khai đồng bộ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020, chuẩn bị năm học 2020-2021; giúp phụ huynh, học sinh an tâm, chủ động sắp xếp công việc, học tập, UBND TP.HCM kiến nghị hai nội dung:
Thứ nhất, chỉ đạo thống nhất trong cả nước về việc cho phép kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến hết tháng 3-2020.
Thứ hai, điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020, tiếp tục học kỳ 2 từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2020; dời kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7.
Theo thống kê, TP.HCM hiện có hơn 1,7 triệu học sinh với hơn 80.000 giáo viên. Đây là thành phố có lượng học sinh lớn nhất cả nước. Trong đó có số học sinh tới từ nhiều địa phương
Trước đó, học sinh TP.HCM đã có kỳ nghỉ kéo dài từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/2 (bao gồm thời gian nghỉ Tết nguyên đán và dịch virus corona).
Nếu được thông qua, học sinh TP.HCM sẽ có kỳ nghỉ dài nhất với gần 2,5 tháng. Cùng với điều chỉnh kế hoạch năm học tới hết tháng 7, các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp cũng phải thay đổi.
Được biết, hiện nay Bộ GD-ĐT hiện đang xây dựng các phương án tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020 để trình Chính phủ. Theo đó, kỳ thi có thể sẽ được tổ chức trong tháng 7 năm 2020, tuy nhiên ngày thi chính thức chưa được quyết định vì còn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh Covid-19. Phải chờ xác định được thời gian kết thúc năm học thì mới tính được thời gian thi.
Trong số 63 tỉnh thành, đã có 59 địa phương quyết định cho học sinh nghỉ hết tháng 2. Riêng Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên và Thái Bình vẫn chưa có quyết định mới sau thông báo nghỉ học đến ngày 23/2. Theo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp mà Hà Nội vừa ban hành, thành phố này dự kiến vẫn tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào ngày 1/6 như mọi năm.
Đề xuất của UBND TP.HCM trình lên Chính phủ cho học sinh, sinh viên cả nước nghỉ học hết tháng 3 để phòng Covid-19 nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Chị Thái Tuyết Dung - một luật sư - mong muốn Chính phủ và các Bộ không chấp nhận đề xuất này để việc học trở lại bình thường. Theo chị Dung, lý do công văn đưa ra là “diễn biến phức tạp”, nhưng truyền thông lại đưa tin dịch Covid-19 ở Việt Nam đã không còn phức tạp. Do vậy, chị Dung cho rằng đã đến lúc mở cửa lại trường học để chứng tỏ hiệu quả của nỗ lực chống dịch vừa qua, cũng là cách để chúng ta cần làm quen, học cách phòng chống dịch bệnh. Nếu phụ huynh nào chưa yên tâm thì có thể giúp con học tại nhà.
Nhà báo Hoàng Tư Giang cũng đồng quan điểm, bởi theo đánh giá của WHO, Việt Nam đã chống dịch Covid-19 rất tốt và có thể nói làm tốt nhất thế giới (theo nhìn nhận của ông) khi đã dùng gần như mọi biện pháp có thể trong đợt dịch này. Giờ là lúc mở cửa lại trường học để chứng tỏ hiệu quả của nỗ lực chống dịch và để tăng lòng tin của người dân đối với hiệu quả đó bởi nếu tiếp tục đóng cửa trường học thì thật khó thuyết phục. Cá nhân ông cũng nghi ngờ về hiệu quả chống dịch nếu trường học bị đóng cửa. Điều quan trong nhất là cần làm quen, thích nghi với Covid-19 để có tâm lý, chính sách không hoảng sợ, bất an quá đà.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ nên đồng ý với kiến nghị của TP.HCM cho học sinh, sinh viên nghỉ hết tháng 3 vì tình hình dịch không đơn giản. Hơn nữa, UBND TP.HCM đã trình lên Chính phủ là có cơ sở, vì vậy không được chủ quan, sẽ rất nguy hiểm cho xã hội và nhất là các con trẻ.
Một bạn đọc nêu “bản thân em thì không muốn nghỉ quá lâu, nhưng nghỉ hay không thì cần căn cứ vào tình hình dịch bệnh. Nếu nghiêm trọng thì vẫn cần phải nghỉ, nhất là thành phố quá đông dân như TP.HCM”.
Lê Huyền
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 trên địa bàn. Theo đó, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 với hơn 100.000 học sinh tham dự, dự kiến được tổ chức vào ngày 1/6.
" alt=""/>TP.HCM chính thức kiến nghị Chính phủ cho nghỉ học hết tháng 3 tránh dịch covidChiến lược gia người Hải Phòng khẳng định U19 Việt Nam không chơi phòng ngự, mà sẵn sàng đá tấn công, pressing tầm cao trước đối thủ.
“Các bạn biết lứa U19 thực sự chưa ổn định. Nếu chúng ta đưa mục tiêu cầu hòa với cầu thủ là không thể được. U19 Việt Nam xác định đá hòa thì khả năng thua là rất lớn. Chúng ta vừa tổ chức phòng ngự vừa tấn công chứ không chỉ phòng ngự”,HLV Đinh Thế Nam nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy U19 Việt Nam không có gì phải e ngại đến mức tính toán về hiệu số phụ với U19 Thái Lan. Tại giải đấu năm nay, U19 Thái Lan cho thấy họ là đội bóng không thực sự mạnh, được thể hiện rõ nhất ở trận thắng 2-0 trước Brunei.
Trong khi đó, U19 Việt Nam có sự trở lại của các trụ cột, giúp HLV Đinh Thế Nam có thêm sự lựa chọn cho các phương án về lối chơi.
Trận đấu với U19 Thái Lanchắc chắn có sức hút lớn với khán giả nên U19 Việt Nam quyết tâm thể hiện một trận cầu cống hiến, giành chiến thắng để vào bán kết với ngôi nhất bảng A.
Cuộc đọ sức giữa U19 Việt Nam vs U19 Thái Lan diễn ra lúc 20h00 ngày 10/7.
Đội hình dự kiến U19 Việt Nam: Văn Bình, Hồng Phúc, Văn Sơn, Hoàng Cảnh, Bảo Long, Văn Tú, Đức Việt, Văn Khang, Văn Trường, Đình Bắc, Quốc Việt.
" alt=""/>Nhân định U19 Việt Nam vs Thái Lan