Bác sĩ Zhong nhận thấy nồng độ oxy trong máu cậu bé quá thấp nên ông bắt đầu thổi khí vào phổi trẻ qua ống nội soi phế quản. Trong thời gian kéo dài 30 phút, bác sĩ Zhong vừa thực hiện phẫu thuật vừa thổi khí.
Khi ca mổ gần kết thúc, ông nói với đồng nghiệp: “Tôi không thể tiếp tục được nữa”. Sau đó, ông ngã xuống sàn nhà. “Lúc đó, tôi có cảm giác như bị đè nén ở ngực và tê cứng tứ chi. Tôi đổ mồ hôi rất nhiều, quần áo và găng tay dính chặt vào người”, bác sĩ Zhong sau này kể lại.
Sau đó, các đồng nghiệp tiến hành cấp cứu giúp bác sĩ Zhong hồi tỉnh. Ý nghĩ đầu tiên của ông là hỏi thăm về bệnh nhi của mình: "Tôi không sao. Hãy kiểm tra xem lượng thông khí phổi của cậu bé có ổn không”, ông nói.
Ca phẫu thuật thành công sau khi các bác sĩ loại bỏ ít nhất 10 miếng hạt nhỏ ra khỏi phổi của em bé. Cha mẹ của đứa trẻ đã khóc nức nở và gửi lời cảm ơn đến vị bác sĩ tận tâm cùng ê-kíp của ông khi biết tin.
Những câu chuyện về các bác sĩ nỗ lực hết mình và nảy ra sáng kiến để cứu sống bệnh nhân đôi khi phải mạo hiểm sức khỏe bản thân thường xuyên gây chú ý ở Trung Quốc.
TheoSCMP, hai năm trước, hai bác sĩ đã sử dụng thiết bị phẫu thuật tạm thời để cứu sống một hành khách bị ốm trên chuyến bay từ Quảng Châu đến New York (Mỹ). Người đàn ông lớn tuổi bị phì đại tuyến tiền liệt nên các bác sĩ đã lấy nước tiểu của ông qua ống hút.
Theo đại diện trung tâm, số lượng khách hàng Đông Đô IVF Center đón tiếp trong thời gian qua đã lên đến hơn 60.000 khách hàng. Trong đó có nhiều trường hợp khó: vô sinh hiếm muộn 15-20 năm, phụ nữ lớn tuổi, có nhiều bệnh lý phức tạp kèm theo; nam giới không có tinh trùng, tinh trùng bất động; nữ giới có tử cung dị dạng, AMH thấp, sảy thai liên tiếp khi mang thai tự nhiên... Thậm chí có tỷ lệ không nhỏ các trường hợp đã làm IVF nhiều lần nhưng chưa may mắn, suy buồng trứng nặng đã thành công và sinh con bằng chính trứng tự thân của người mẹ khi thăm khám và điều trị tại Đông Đô IVF Center.
Với hơn 20 năm chuyên sâu trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ CKI. Tăng Đức Cương cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tại Đông Đô IVF Center đã đón chào hơn 8.500 “em bé IVF” trong những năm vừa qua.
BS. Tăng Đức Cương - Giám đốc Đông Đô IVF Center, Bệnh viện Đông Đô chia sẻ: “IVF là một hành trình và đích đến là hạnh phúc”. IVF giúp rút ngắn thời gian mong con của các gia đình. Đông Đô IVF Center tin rằng, sự tận tâm với khách hàng trong tất cả các giai đoạn chính là chìa khóa thành công, để mỗi năm chúng tôi cùng các bố mẹ chào đón hàng nghìn em bé chào đời bằng kỹ thuật IVF”.
Theo đại diện Bệnh viện Đông Đô, Đông Đô IVF Center quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên viên phôi học cao cấp và các nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm ngay từ bước đầu thăm khám, cá thể hóa phác đồ điều trị cho từng khách hàng. Thời gian qua, Đông Đô IVF Center đã góp phần mang lại niềm hạnh phúc cho hàng vạn gia đình trên khắp Việt Nam. Trong đó có nhiều ông bố bà mẹ đến từ các quốc gia khác trên thế giới.
Đại diện trung tâm cho biết, Đông Đô IVF Center đang làm chủ nhiều kỹ thuật tiên tiến chuẩn quốc tế, đặc biệt ứng dụng những giải pháp mới giúp cải thiện hiệu quả điều trị và thực hiện IVF với tỷ lệ thành công vượt trội lên tới 80%.
Cụ thể, công nghệ Timelapse tích hợp trí tuệ nhân tạo trong nuôi cấy phôi đang là một trong những phương pháp hiện đại nhất hiện nay được ứng dụng tại Đông Đô IVF Center. Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ các chuyên gia đánh giá và lựa chọn được phôi có tiềm năng nhất, nâng cao tỷ lệ phôi làm tổ từ đó làm tăng tỷ lệ thành công trong điều trị IVF. Ngoài ra, phương pháp hoạt hóa tinh trùng bằng Cumulus và lựa chọn tinh trùng toàn vẹn cũng được xem là bước đột phá lớn giúp tăng hiệu quả tạo phôi, cải thiện chất lượng phôi, thân thiện và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Sở hữu hệ thống phòng sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế, phòng Labo Đông Đô IVF Center thường xuyên được các đối tác quốc tế đến thăm và đánh giá cao về quy trình chuyên môn. Các chuyên gia phôi học thực hiện được nhiều kỹ thuật tiên tiến nhất phục vụ quá trình IVF như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), hỗ trợ phôi thoát màng (AH), nuôi phôi ngày 5… và tham gia trực tiếp thử nghiệm sản phẩm mới hướng tới tỷ lệ thành công 100% trong kỹ thuật đông - rã phôi/noãn.
Không chỉ sở hữu trang thiết bị hiện đại, trung tâm còn luôn chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhất. Riêng không gian tại Đông Đô IVF Center luôn được làm mới để đem tới cảm giác ấm áp, thân thiện như ở nhà, giúp bố mẹ thoải mái và yên tâm hơn. Cùng với đó, đội ngũ các y bác sĩ, chuyên gia phôi học, hỗ trợ sinh sản và nhân viên chăm sóc khách hàng luôn đồng hành, chia sẻ cùng các gia đình trong suốt quá trình điều trị. Trung tâm cũng kỳ vọng chi phí khám, điều trị ưu đãi, phác đồ điều trị hiệu quả sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí và thời gian.
Tìm hiểu chi phí khám và thực hiện thụ tinh ống nghiệm cùng những chương trình hỗ trợ tại Đông Đô IVF Center, vui lòng liên hệ Hotline: 1900 1965 hoặc truy cập website: https://ivfdongdo.com để biết thêm chi tiết. |
Bích Đào
" alt=""/>Đông Đô IVF Center chữa hiếm muộn với nhiều công nghệ hiện đạiĐược truyền máu, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, cầm cự duy trì chức năng sống trong vài ngày, nhưng để ổn định, cần rất nhiều lượng máu hiến từ nhiều người…
Theo vị bác sĩ, không ít người vẫn cho rằng hiến máu sẽ đen đủi, chưa nói chuyện hiến máu dịp Tết. Anh nhớ lần lên Lai Châu công tác cách đây 16 năm, có trường hợp 3 bố con ăn phải lá rừng, bị tan máu, trên đường đi cấp cứu một bé mất đột ngột, người bố và bé còn lại được đưa đến viện.
Thầy thuốc huy động gia đình hiến máu để truyền cho bệnh nhân, người nhà còn yêu cầu bác sĩ phải cam đoan: "Nếu người nhận máu qua đời thì cũng không ảnh hưởng sức khỏe người hiến. Người dân khi đó vẫn quan niệm: Máu của mình cho người khác mà họ bị làm sao thì sẽ bị… ma dính theo".
25 năm làm bác sĩ, hiến máu đã thành thói quen, gần như Tết năm nào bác sĩ Dũng cũng tham gia. Có nhiều năm, bác sĩ Dũng là người “xông đất” phòng hiến máu Viện Huyết học.
10 năm về trước, cứ dịp cận Tết thường bị khan hiếm máu, thầy thuốc có đủ điều kiện sẽ hiến máu ngay trước Tết phục vụ điều trị, cấp cứu cho bệnh nhân, vì thế trong Tết họ không thể tiếp tục hiến. Về sau, khi kho máu dự trữ đủ, bác sĩ Dũng và nhiều đồng nghiệp thường xuyên hiến máu vào dịp Tết, ngay khi kết thúc ca trực của mình. “Cứ khi giao ca xong (7h30), tôi lại xuống tầng 2 hiến máu, như một thói quen”, anh chia sẻ.
“Hơn 10 năm nay, cứ trực Tết từ mùng 1 đến mùng 4 tôi đều tham gia hiến máu”, anh kể. Đặc biệt, trong 10 năm liền, đây cũng là vị bác sĩ có bề dày 5 năm liền trực đêm 30 tới sáng mùng 1, chỉ nghỉ 1 năm không trực đêm Giao thừa, rồi tiếp tục chuỗi nhiều năm trực mùng 1 và hiến máu.