Ảnh minh họa: Getty Images
Tại cuộc họp cổ đông thường niên vừa diễn ra hôm 26/2, CEO Apple Tim Cook cho biết công ty sẽ mở cửa hàng trực tuyến tại Ấn Độ - thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới – trong năm nay. Hãng cũng mở cửa hàng bán lẻ Apple Store vào năm 2021.
Cook cho biết vô cùng tin tưởng vào cơ hội tại Ấn Độ, quốc gia có sự năng động và nhân khẩu học không thể so sánh. Trước đó, trang tin TechCrunch tiết lộ Apple có kế hoạch mở cửa hàng online tại Ấn Độ trong quý III/2020.
Ấn Độ là thị trường hóc búa với Apple và một số công ty khác khi muốn bán sản phẩm cao cấp. Thị trường này tiếp tục tăng trưởng nhưng phần lớn người dân không đủ tiền mua thiết bị Apple. Thực tế, phần lớn smartphone bán ở đây đều có giá 150 USD hoặc thấp hơn, theo hãng nghiên cứu Counterpoint.
Với Apple, một thách thức khác là thuế nhập khẩu khá nặng đánh vào mặt hàng điện tử. Nó khiến iPhone còn đắt hơn nữa vì công ty bắt người dùng phải gánh chi phí này.
" alt=""/>Năm sau, Apple khai trương Apple Store tại Ấn Độ: Bao giờ đến Việt Nam?Ông Mã Hoàng Hải, CEO Công ty Rada, người đã có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực CNTT (Ảnh: Thái Anh)
Trao đổi với ICTnews, cho rằng đề xuất “Ai mất bằng lái xe phải thi lại” của Bộ trưởng Bộ GTVT là tư duy ngược trong quản lý và thiếu căn cứ pháp lý rõ ràng, CEO Công ty Rada phân tích, cơ quan quản lý chịu trách nhiệm thu thập và lưu trữ dữ liệu quản lý (ở đây là GPLX) của công dân và cần cấp lại cho công dân khi có yêu cầu. “Chúng ta có thể quy định mức phí cấp lại hoặc thậm chí là phạt hành chính (cho tái phạm 2, 3 lần) chứ không thể vin vào cớ mất giấy tờ để bắt/ép người ta đi thi lại như đề xuất được. Theo tôi được biết, ở Canada nếu bạn thay đổi địa chỉ chỉ cần thông báo tới cơ quan quản lý và họ sẽ gửi lại GPLX về đúng địa chỉ mới của bạn (tất nhiên là đã sửa theo thông tin cập nhật). Còn nếu bạn báo mất, họ sẽ cấp lại cho bạn GPLX với một mức phí theo quy định”, ông Hải nói.
Cũng theo nhận định vị chuyên gia này, mặc dù mới chỉ là đề xuất, chưa đi vào thực tiễn nhưng phương án “Ai mất bằng lái xe phải thi lại” mà Lãnh đạo Bộ GTVT đưa ra dường như đang làm ngược lại với định hướng và chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, với sự tiến bộ nhanh chóng hiện nay của công nghệ, chuyển đổi số, CMCN 4.0 thì rõ ràng việc đặt nặng tư duy “giấy tờ”, cấp phép, cấp lại… sẽ làm gia tăng chi phí cho người dân, gia tăng chi phí cho xã hội và cũng là cách làm thiếu hiệu quả trong thời đại mới. Đó là một phương án lạc hậu, cần sớm phải loại bỏ ra khỏi các biện pháp quản lý.
Ông Mã Hoàng Hải chia sẻ thêm: “Hiện nay, Bộ TT&TT đang tích cực xúc tiến phương án thanh toán qua tài khoản viễn thông để giúp cho những người dân tiếp cận nhanh chóng và thụ hưởng lợi ích từ các dịch vụ/tiện ích số mang lại, phục vụ cho các hoạt động dân sinh. Đề xuất phải thi lại khi bị mất GPLX của Lãnh đạo Bộ GTVT theo tôi nếu được triển khai sẽ gây rất nhiều khó khăn cho những người cần có GPLX trong sinh hoạt. Tôi chưa thể tính ngay được con số cụ thể là bao nhiêu nhưng cũng dễ thấy sự gia tăng chi phí là rất lớn trên bình diện từng cá nhân lẫn cho tổng thể cả xã hội”.
" alt=""/>CEO Rada: Đề xuất phải thi lại khi mất bằng lái xe là tư duy ngược trong quản lý