“Lãi suất đầu vào hạ, nhưng lãi suất đầu ra, cho vay chưa hạ nhiều. Người vay mua nhà hiện vẫn chịu lãi suất 11-12%, thực sự khó khăn để ‘kéo’ thanh khoản bất động sản lên. Lãi suất cho vay phải giảm xuống dưới 10%, thị trường sẽ có tác động rõ nét hơn.
Còn với doanh nghiệp bất động sản, khi bài toán lãi suất cao, ở mức 11-13% sẽ ảnh hưởng đến chi phí cao. Doanh nghiệp có dự án muốn bán giá hợp lý, giá rẻ nhưng chi phí đầu vào, nhất là chi phí lãi suất vẫn cao; chi phí giá thành như vật liệu xây dựng, nhân công không giảm… buộc giá bán nhà phải cao. Khi giá bán cao tính thanh khoản không tốt được”, ông Quyết phân tích.
Cũng theo ông Quyết, mặc dù Chính phủ đã vào cuộc “gỡ” các vấn đề về trái phiếu, gia hạn khoản vay… rất tốt cho doanh nghiệp nói chung.
Nhưng theo ông, làm sao lãi suất cho doanh nghiệp vay cũng phải giảm xuống 9-10% để các doanh nghiệp dễ “thở” hơn. Khi đó, sẽ có các nguồn hàng đẩy ra thị trường với giá tốt hơn.
“Hy vọng tăng trưởng quý III, quý IV sẽ tốt hơn, khi đó sẽ kéo theo cả thị trường kinh tế tốt hơn, từ đó bất động sản cũng sẽ khởi sắc.
Trong quý III/2023 tới, với các tín hiệu tích cực sẽ không khiến thị trường “đóng băng” như trước. Tuy nhiên, để có sự đột biến, phá băng bất động sản ngay hay có giao dịch đột phá trên thị trường là chưa thể diễn ra. Song, tính thanh khoản sẽ được cải thiện tốt hơn so với thời gian này”, ông Quyết nhận định thêm.
Cũng chia sẻ với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá, lãi suất giảm sẽ có tác động tốt tới thị trường bất động sản.
Thế nhưng, với mức giảm lãi suất như hiện nay, theo ông Đính, nhà đầu tư, chủ đầu tư mới chỉ thấy “phấn khởi”, còn để thực sự tiếp cận dòng vốn vẫn phải tính toán vì mức lãi suất vẫn ở ngưỡng khó hấp thụ.
“Trong giai đoạn này mặt bằng giá “tụt” xuống, hấp thụ thị trường yếu, lãi suất cho vay vẫn cao… nên việc vay vốn ngân hàng đầu tư sẽ thấp. Không chỉ chủ đầu tư cân nhắc mà nhà đầu tư cũng cân nhắc việc vay vốn đầu tư thời điểm này.
Trong khi đó, với ngân hàng thì việc hạ lãi suất vừa hạ cũng vừa theo dõi, kiểm soát các vấn đề lạm phát, tỷ giá… Do đó, lãi suất cho vay cũng chưa thể giảm ngay, chưa theo kịp với mức giảm của lãi suất huy động, còn phải chờ đợi”, ông Đính nói.
Vị chuyên gia này cho rằng, với tình hình hiện nay, thị trường bất động sản vẫn khó sôi động vào cuối năm mà chỉ có dấu hiệu phục hồi.
“Nếu quý III và quý IV/2023, nếu các vấn đề pháp lý của dự án bất động sản cơ bản được “gỡ’, các dự án bắt đầu có dấu hiệu hoạt động trở lại; thị trường bất động sản có dấu hiệu của sự hồi phục. Khi đó, thị trường sẽ dần dần ổn định trở lại”, ông Đính nhận định thêm.
Ông Dũng cho biết TP.HCM có hệ thống y tế lớn nhất cả nước, từ y tế cơ sở đến chuyên sâu, từ công lập đến tư nhân, từ khám chữa bệnh tới cấp cứu. Do đó, an ninh trật tự trong ngành là vấn đề lớn cần quan tâm.
Trong năm 2022, các cơ sở y tế trực thuộc sở ghi nhận 240 vụ trộm cắp lừa đảo móc túi, 84 vụ gây mất an ninh trật tự, trong đó có 15 trường hợp hành hung nhân viên y tế, 167 vụ việc được chuyển về công an địa phương xử lý.
Vị lãnh đạo này đánh giá ngành y tế thành phố đang đứng trước những thách thức về an ninh trật tự. Trong đó, nạn cò bệnh viện diễn biến phức tạp. Các đối tượng này lôi kéo, dẫn dụ người bệnh để đưa đến các cơ sở tư nhân và trá hình, không tuân thủ pháp luật.
Ngoài ra, nạn buôn bán gây mất trật tự trước cổng bệnh viện, giả làm người đi khám bệnh để trộm cắp tài sản, hay lợi dụng tình trạng quá tải để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; giả mạo nhân viên y tế, giả mạo Thanh tra Sở Y tế, sử dụng giấy tờ giả.... cũng khiến tình hình thêm căng thẳng.
Một thách thức khác là nạn giả danh cơ sở khám chữa bệnh, hoạt động không phép. Những cơ sở này sử dụng bác sĩ không có chứng chỉ hành nghề, có hành vi vẽ bệnh moi tiền của người dân, hoặc cơ sở thẩm mỹ chui, đào tạo chui, khi bị xử lý sẽ sang tên đổi chủ, hoạt động với tên mới...
"Một số cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có yếu tố nước ngoài không tuân thủ pháp luật, trục lợi trên sức khỏe của người bệnh thời gian qua đã gây bức xúc dư luận", Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói.
Ông Dũng cũng nhấn mạnh, vấn nạn hành hung nhân viên y tế tại bệnh viện thời gian qua đã gây tâm lý hoang mang và bất an cho đội ngũ y tế, làm giảm chất lượng khám chữa bệnh và uy tín của các bệnh viện.
Trước thực trạng trên, ngành y tế đề xuất tiếp tục phối hợp với Công an TP.HCM trong đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở y tế. Các bệnh viện cần phối hợp chặt chẽ với công an địa phương, trao đổi thông tin thường xuyên; tăng cường hệ thống camera an ninh, đặc biệt ở các bệnh viện tuyến cuối.
Ngoài ra, cần phải giảm tải ở khoa cấp cứu - điểm nóng của các bệnh viện lớn, tăng cường lực lượng bảo vệ tại các bệnh viện, tập huấn kỹ năng cho nhân viên y tế xử lý khi xảy ra tình huống xấu. Ngành y tế cũng tăng cường các kênh thông tin tiếp nhận phản ánh của người dân từ ứng dụng trên điện thoại, đường dây nóng về phòng khám vẽ bệnh…
Sở Y tế TP.HCM cũng kiến nghị các cấp cao hơn, xem xét bổ sung điều khoản của luật nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực y tế.
Trước đó, khoảng 14h chiều 1/10 hàng xóm nghe tiếng kêu cứu phát ra từ căn nhà nên chạy đến tìm hiểu. Người dân phát hoảng khi phát hiện cặp vợ chồng chủ nhà và đứa con trai nằm dưới nền nhà, trong vũng máu.
Theo ghi nhận, vợ chồng chủ nhà có nhiều vết thương tích trên cơ thể; người con trai tên Thịnh (SN 1995) bị vết cắt sâu ở cổ.
Công an đưa 3 nạn nhân đi cấp cứu. Tuy nhiên, người chồng vì thương tích nặng không qua khỏi. Người vợ và đứa con trai đang nguy kịch.
Công an tình nghi rằng, Thịnh đã tấn công, cố sát cha mẹ rồi tự vẫn. Thịnh là người nghiện ma tuý, từng đi cai nghiện nhiều lần. Đến tối 1/10, Thịnh cũng đã tử vong.
Hiện công an đang điều tra hiện trường, làm rõ vụ án mạng.
Hai anh em cự cãi đánh nhau trong nhà. Người cha đứng ra can ngăn nhưng bị 1 trong 2 người con tình cờ vung dao đâm trúng khiến ông này tử vong.
" alt=""/>Nghi án con sát hại cha mẹ rồi tự sát ở TP.HCM