-Thị trường bất động sản đã đi quá nửa năm 2017 với nhiều chuyển biến so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,ịchbảnnàochobấtđộngsảncuốinăxe tay ga sự dịch chuyển nguồn cung từ căn hộ cao cấp sang bình dân, cơn sốt đất nền lan rộng là tâm điểm. Điều gì sẽ diễn ra trong nửa cuối năm 2017?
Nguy cơ bong bóng nếu thiếu kiểm soát tín dụng
Theo TS. Đinh Thế Hiển, thị trường bất động sản nửa cuối năm 2017 vẫn là kênh thu hút nhà đầu tư cá nhân, nhưng sẽ phân hóa mạnh và đi vào sự lựa chọn dựa trên nhu cầu và năng lực tài chính của nhà đầu tư.
TS Đinh Thế Hiển cho rằng thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2017 sẽ không có xu hướng rõ rệt, cơ hội sẽ đến theo từng dự án cụ thể. Trong đó, những căn hộ trung, cao cấp có vị trí tốt vẫn là sự lựa chọn hợp lý với những người có năng lực tài chính.
Kịch bản nào cho bất động sản cuối năm 2017?
Đặc biệt, phân khúc đất nền có thể bị chững lại khi nhà đầu tư thấy khả năng khai thác khó. Bởi lẽ, dân đầu tư sẽ tốn nhiều công sức, tiền bạc nhưng không cho thuê được vì nhu cầu cho thuê đối với đất nền sau xây dựng không cao.
Riêng nhà phố khu trung tâm tiếp tục ổn định giá trị do dịch vụ tốt và không bị kẹt xe. Thị trường căn hộ vẫn thích hợp với đầu tư và cho thuê do sinh lời nhanh hơn.
Về nguy cơ xảy ra bong bóng, TS Đinh Thế Hiển nói rằng nếu có nguy cơ thì nó nằm trong khoảng giữa căn hộ và biệt thự biển, với việc ngân hàng cho vay quá cao. Cuối cùng, những người mua với giá vay cao như vậy nhưng không có khả năng trả nợ sẽ tạo ra bong bóng bất động sản.
“Trong khoảng 2015 - 2016, tỷ lệ bán căn hộ, condotel, biệt thự rất lớn do ngân hàng cho vay với tỷ lệ 70 - 80%. Chuyện đất nền vùng ven không có sự tham gia của ngân hàng, mà ngân hàng không cho vay nên không có nguy cơ xảy ra bong bóng. Nguy cơ của 2017 - 2018 có thể có, vì một nền kinh tế có sự phục hồi chưa được bao lâu, những dấu hiệu phục hồi còn khó khăn nhưng vốn đổ dồn vào bất động sản rất lớn. Nửa cuối năm 2017 - 2018, số dự án căn hộ tung ra rất lớn, do đó nếu ngân hàng không cẩn thận trong dòng tiền tín dụng thì có nguy cơ xảy ra bong bóng”, ông Hiển nói.
Thời gian bùng nổ căn hộ siêu sang
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư Bất động sản Việt An Hòa nhận định, nửa cuối năm 2017 sản phẩm tung ra chào bán sẽ ít hơn, căn hộ dưới 1,5 tỷ đồng vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. Nhà phố 2 tỷ vẫn hút khách. Dự kiến giá nhà phố trong năm 2017 tăng 10 - 15%.
Đáng chú ý, nửa cuối năm 2017 sẽ là thời gian bùng phát căn hộ siêu sang tọa lạc tại những vị trí như trung tâm thành phố, Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm. Phân khúc này chiếm 3% thị phần. Đặc biệt, sẽ có những căn hộ giá 7.000 - 10.000 USD/m2.
Đối với bất động sản nghỉ dưỡng, đa số chủ đầu tư còn cam kết lợi nhuận ít nhất cũng 3 năm. Và đa số các dự án đều bàn giao 2017 - 2018 nên bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang là kênh đầu tư hấp dẫn.
Tuy nhiên, việc cam kết lợi nhuận có thể đang biến tướng, bất kỳ dự án nào cũng cam kết mặc dù ở những vị trí không tốt hoặc khai thác không hiệu quả. Khách hàng đang bắt đầu nhận ra điều này nên thị trường này sẽ chững lại một thời gian nhất định nào đó trong năm.
“Nhìn chung 2017 là một năm thị trường bất động sản chuyển mình theo chất hơn là lượng. Sự kiểm soát chặt chẽ hơn về cho vay bất động sản cũng phá vỡ nguyên tắc khi hầu hết nợ vay là của các đại gia lớn hoặc lợi ích nhóm của ngân hàng. Ngược lại, với các ngân hàng trong năm trước thì các quỹ đầu tư nước ngoài đang thích thú rót vốn vào bất động sản ở Việt Nam trong thời điểm này”, ông Quang nhận định.
Thị trường tiếp đà tăng trưởng chậm lại
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định thị trường nửa cuối năm 2017 vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng sẽ tiếp tục xu thế chững lại so với năm 2016.
Theo ông Châu, trong giai đoạn cuối 2017 - 2020, thị trường sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết tình trạng lệch pha cung - cầu hiện nay, giúp cho thị trường trở lại hướng phát triển lành mạnh, bền vững hơn.
Thị trường sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường bất động sản có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp.
Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ phát triển mạnh hơn trước đây, nhất là sau thời điểm 15/8/2017 (ngày Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu có hiệu lực thi hành).
Đặc biệt, ông Châu cho rằng quy mô thị trường bất động sản TP.HCM sẽ vượt ra khỏi ranh giới hành chính trong "vùng đô thị TP.HCM", nhất là tại các huyện giáp ranh thành phố.
Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là thị trường đã xuất hiện một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro trên như hiện tượng lệch pha cung - cầu, có sự gia tăng mạnh các nhà đầu tư thứ cấp. Bên cạnh đó là nguồn cung tín dụng có xu hướng tập trung vào một số tập đoàn lớn đầu tư vào phân khúc bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng.
Diệu Thủy
Bất động sản Hà Nội, Sài Gòn cùng giảm nhiệt
Chỉ số giá Bất động sản, thanh khoản hai thị trường chính là TP.HCM và Hà Nội, do Savills Việt Nam vừa công bố, cho thấy đà suy giảm vẫn đang tiếp tục.
顶: 63踩: 4相关文章
- Nhận định, soi kèo Brighton vs Nottingham, 0h15 ngày 30/3: Cơ hội phục thù
- Thị trường di động 'nín thở' chờ Samsung Galaxy S8 và Nokia
- Màn tỏ tình quá độc đáo của game thủ Mario đến bạn gái
- Facebook thử nghiệm nút Dislike trên Messenger
- Nhận định, soi kèo Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Buồn cho chủ nhà
- Hướng dẫn cách chơi sát thủ Genji trong Overwatch
- Bi hài cảnh chở bạn nhậu say về nhà
- Xiaomi lần đầu tiên ra mắt drone với giá bán siêu hấp dẫn
- Nhận định, soi kèo Qingdao West Coast vs Shanghai Port, 18h00 ngày 28/3: Khó thắng cách biệt
- Hacker nguy hiểm nhất hành tinh bị FBI truy nã
Theo nghiên cứu vừa được IBM và Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ (NRF) công bố, được sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000, thế hệ Z là nhóm rành công nghệ, làm quen với điện thoại di động, thiết bị thông minh và các thiết bị kỹ thuật số trước khi hiểu biết về thế giới bên ngoài. Nhưng nghiên cứu này phát hiện ra 67% thế hệ Z luôn mua sắm tại các cửa hàng thực sự, 31% tiếp theo thi thoảng mua sắm tại đây, đồng nghĩa với việc 98% thế hệ Z có mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng.
Do đó, các nhà bán lẻ sẽ phải tạo nên những sự gắn kết thương hiệu mới lạ để phục vụ tốt cho nhóm khách hàng luôn luôn kết nối, luôn nhìn vào điện thoại và sẵn lòng rút ví này.
Cũng theo nghiên cứu, thế hệ này rất quan trọng đối với các nhà bán lẻ, họ nắm giữ tiềm lực mua sắm ở mức 44 tỉ USD và có tới 75% trả lời rằng họ tiêu hơn một nửa số tiền khả dụng mỗi tháng.
Thế hệ mới này khá khó tính: nghiên cứu chỉ ra rằng 52% người tiêu dùng thuộc Gen Z sẽ chuyển sang trung thành với một thương hiệu khác nếu như chất lượng thương hiệu cũ không thỏa đáng. Họ quan tâm nhiều nhất về việc các nhà bán lẻ có được những quyền cơ bản, 66% cho rằng chất lượng sản phẩm và sự sẵn có là những nhân tố quan trọng nhất để lựa chọn một thương hiệu; 65% tập trung vào giá trị.
Nghiên cứu cho thấy 74% người được khảo sát sử dụng thời gian rảnh rỗi để lên mạng, 25% trong số họ dành ít nhất 5 tiếng mỗi ngày trực tuyến.
" border="0"/>
评论专区