![]() |
Cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ việc |
Trước đó, tại khu vực Gò Công xuất hiện nhóm thanh niên hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản.
Trước tình hình trên, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang xác lập chuyên án triệt phá băng nhóm tội phạm nói trên.
Khoảng 4h hôm nay, 100 cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ nhiều đối tượng ở huyện Gò Công Tây.
Cảnh sát thu giữ các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến cho vay, cùng 4 khẩu súng (trong đó có 1 khẩu nghi súng K54, 1 súng Colt), 1 vật nghi lựu đạn, 36 viên đạn bi, 20 viên đạn chì, 1 đạn AK, nhiều dao tự chế, gậy bóng chày, tuýp sắt, nhiều bịt màu trắng nghi ma tuý đá…
![]() |
Tang vật cảnh sát thu được |
Theo cảnh sát, đây là vụ án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, do nhiều đối tượng thực hiện, hoạt động trong thời gian dài, ngang nhiên vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong nhân dân huyện Gò Công Tây.
![]() |
Công an bắt giữ nghi can. Ảnh: Công an Tiền Giang |
Các đối tượng bị bắt giữ còn có: Nguyễn Phương Tâm (33 tuổi), Lê Khắc Vũ (28 tuổi), Phan Lê Nhật Hoàng (30 tuổi), Nguyễn Quốc Khánh (37 tuổi), Trần Thanh Hải (45 tuổi), Phạm Hoài Đức (25 tuổi), Lưu Toàn Trọng (31 tuổi), Mai Thanh Hùng (24 tuổi) và Trương Minh Tâm (biệt danh Tâm chùa, 31 tuổi), đều ngụ huyện Gò Công Tây. |
Một đường dây cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê và mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy ở Tiền Giang vừa bị công an triệt phá.
" alt=""/>Diễn biến mới vụ bắt vợ chồng bà 'trùm' Kim Cương ở Tiền GiangTrước những băn khoăn về việc dữ liệu Bluezone sẽ được gửi lên máy chủ khi nào, ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) khẳng định, dữ liệu lịch sử tiếp xúc của người dùng Bluezone chỉ được lưu trên chính điện thoại của người sử dụng.
Dữ liệu lịch sử được thu thập và lưu trữ trong khoảng thời gian do cơ quan y tế quy định. Trong trường phải lưu trữ dữ liệu tới 1 năm, dung lượng lưu trữ trên máy cũng chỉ khoảng 2.5Mb, bằng 1/2 dung lượng của 1 tấm ảnh. Việc lưu dữ liệu trên điện thoại không tốn nhiều dung lượng, và đảm bảo hơn quyền riêng tư về thông tin cá nhân của người dùng.
“Những dữ liệu này sẽ được gửi lên máy chủ (server) trong trường hợp có sự đồng ý của người sử dụng. Ở hoàn cảnh bệnh nhân mê man, bất tỉnh, không làm chủ được hành vi, việc truy cập dữ liệu Bluezone sẽ do cán bộ y tế có thẩm quyền quyết định.”, ông Công Anh nói.
Khi đó, mã ID của người nhiễm hoặc nhiễm Covid-19, sẽ được đưa lên hệ thống để từ đó truyền tới ứng dụng Bluezone. Ứng dụng sẽ tự so sánh đoạn mã này với cơ sở dữ liệu tiếp xúc được lưu trữ ngay trên máy để phát đi cảnh báo.
![]() |
Nếu có khoảng 50 triệu người sử dụng Bluezone, ứng dụng này sẽ giúp tìm ra tất cả những người có thể nghi nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Ảnh: Trọng Đạt |
Ở thời điểm hiện tại, việc cài đặt Bluezone vẫn là cách thức đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém nhất để đối phó với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát huy tác dụng nếu ứng dụng Bluezone được tin tưởng và sử dụng bởi cả cộng đồng.
Việc tin tưởng vào Chính phủ, tuân thủ các biện pháp phòng dịch và cài đặt ứng dụng Bluezone là cách để mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ mình, gia đình và toàn thể xã hội.
Trọng Đạt
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19