Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/38e198857.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2
Kết thúc vận động ủng hộ đợt 1, toàn tập đoàn quyên góp được số tiền 1,5 tỷ đồng. Tại “Lễ tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền Trung và phát động chương trình nhắn tin vì đồng bào vùng lũ” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức, đại diện Tập đoàn Med Group, Ths Nguyễn Trí Anh, Tổng Giám đốc tập đoàn đã trao số tiền này tới Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
![]() |
Ths Nguyễn Trí Anh, Tổng Giám đốc Med Group trao tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ cho PGS. TS Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam |
Ths Nguyễn Trí Anh chia sẻ: “Tôi nhận thấy rằng, lễ tiếp nhận ủng hộ miền Trung và phát động chương trình nhắn tin “Vì đồng bào vùng lũ” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức, không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp “tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách” của dân tộc mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo tập đoàn đã chuẩn bị một khoản tiền để cùng với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các nhà hảo tâm trong cả nước chung tay cứu trợ người dân gặp thiên tai, lũ lụt”.
![]() |
Ths Nguyễn Trí Anh, Tổng Giám đốc Med Group phát biểu tại lễ tiếp nhận |
Với số tiền 1,5 tỷ đồng, đại diện Med Group hy vọng góp phần giảm bớt những khó khăn về vật chất mà đồng bào miền Trung đang gặp phải.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát biểu tại lễ tiếp nhận |
PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã gửi lời cảm ơn đến các đơn vị đồng hành và cho biết sẽ chuyển sớm số tiền và nguồn hàng đến các địa phương chịu thiên tai.
![]() |
Ca khúc “Thương miền Trung bão lụt” do GS. AHLĐ Nguyễn Anh Trí sáng tác khiến các vị đại biểu lắng nghe xúc động |
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Thu cũng bày tỏ niềm vui khi được GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí gửi cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ca khúc “Thương miền Trung bão lụt”.
Thế Định
">Tập đoàn Med Group trao 1,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Trung
Trong cuộc phỏng vấn gần nhất, thuyền trưởng người Hàn Quốc chia sẻ mình đang có nhiều kế hoạch để thay đổi chất lượng cho tuyển Việt Nam với những tính toán về lối chơi, con người.
Ngoài sự lạc quan, HLV Park Hang Seo cũng cho hay những khó khăn mà ông và tuyển Việt Nam đối mặt: V-League nghỉ dài vì đại dịch Covid-19, đặc biệt là việc hầu hết các CLB sử dụng nhiều ngoại binh trên hàng công và có rất hiếm chỗ dành cho các cầu thủ trẻ.
![]() |
HLV Park Hang Seo chia sẻ những khó khăn tới đây của tuyển Việt Nam |
Cụ thể hơn, chiến lược gia người Hàn Quốc nói rõ: “Theo tôi, để tốt cho bóng đá Việt Nam, các đội cần đầu tư vào bóng đá trẻ. Đặc biệt, các giải cần quy định số cầu thủ trẻ phải được vào sân trong mỗi trận đấu.
Bên cạnh đó, có đến 80% các đội bóng ở V-League dùng ngoại binh trên hàng tấn công, dẫn tới việc các tiền đạo nội ít có cơ hội thi đấu”.
Theo HLV Park Hang Seo, đây là lý do khiến tuyển Việt Nam luôn ở tình thế thiếu sự bổ sung chất lượng và hiếm khi dư giả các chân sút cho hàng tấn công.
Biết rồi, khổ lắm nói mãi
Thực tế, những gì mà ông Park than vãn là không sai, thậm chí là rất cũ với bóng đá Việt Nam nhiều năm qua chứ chẳng phải bây giờ mới xảy ra.
Thậm chí, xét một cách công bằng, chiến lược gia người Hàn Quốc còn thuận lợi hơn nhiều so với các đồng nghiệp đi trước từng nắm đội tuyển, bởi khi ông Park đến và làm việc cũng là thời điểm bóng đá Việt Nam xuất hiện lứa cầu thủ “chín” nhất trong 10 năm trở lại đây.
![]() |
nhưng suy cho cùng, HLV Park Hang Seo còn may mắn hơn nhiều đồng nghiệp đi trước khi tuyển Việt Nam giờ đang có lực lượng ổn nhất trong khoảng 10 năm qua |
Thầy Park được hưởng lợi nhiều từ những thử nghiệm hay cả thất bại của HLV Miura, Hữu Thắng với lứa Công Phượng, Xuân Trường... khi “chín” nhanh thời điểm mà ông thầy người Hàn Quốc nhậm chức.
Bản thân HLV người Hàn Quốc từng phải gửi lời cảm ơn tới những người tiền nhiệm là vì thế. Vậy nên, điều thuyền trưởng tuyển Việt Nam than vãn rõ ràng có hơi... sai sai, bởi nói gì thì với lực lượng mà HLV Park Hang Seo đang có trong tay ít nhất phải chơi tốt vài năm nữa mới cần thay máu.
Câu chuyện về lực lượng kế cận như thế, còn việc thiếu chân sút cự phách trên hàng công bởi các CLB sử dụng ngoại binh quá nhiều cũng không mới. Không chỉ V-League và tuyển Việt Nam, đây là vấn đề mà chính Thai-League hay các giải đấu khác trong khu vực cũng phải đối mặt chứ chẳng riêng gì bóng đá Việt Nam.
Vậy nên, vấn đề lúc này của ông Park là làm cách nào tìm và sử dụng những nhân tố mới ở tuyển Việt Nam, tháo gỡ khó khăn thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nhất là khi chiến lược gia người Hàn Quốc đã có tới 2 năm làm việc ở Việt Nam, một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều so với những người đi trước ở cấp độ tuyển.
Đấy là chưa nói, HLV Park Hang Seo là người duy nhất đến lúc này nhận gần như 100% sự ủng hộ từ CLB cho tới VFF về vấn đề chuyên môn. Vậy thì có cớ gì mà... than khó!
Xem video thầy Park và trợ lý hướng dẫn online cầu thủ tập thể lực tại nhà:
Xuân Mơ
">Bỗng nhiên than khó, thầy Park dường như đang... sai!
Nước mắt mẹ rơi
Còn rơi
Trên dòng nguồn cội
Đồng hoang xác xơ
Cánh cò
Bạc thếch giấc mơ
Gió cuốn từng cơn
Từng cơn
Con đường lụt lội
Hàng cây lá bay
Úa gầy
Mẹ gánh buốt vai
Thương ơi câu hát mẹ xưa
Nuôi con trầy trật nắng mưa
Đi qua bao mùa bão lũ
Tuổi thơ giấc mơ ngọt ngào
Bóng ngã chiều nay
Chiều nay
Con tìm nguồn cội
Dòng sông cuốn trôi
Bước đời
Lạc giữa bão giông
Nước mắt mẹ khô
Cạn khô
Không còn giọt lệ
Từ trong trái tim
Suối nguồn
Mẹ gánh ước mơ
Thương ơi câu hát mẹ ru
Nuôi con trầy trật sớm trưa
Đi qua bao mùa bão lũ
Tuổi thơ giấc mơ ngọt ngào
Lời ru
Dấu xưa
Cội nguồn...!
Lê Viết Hòa (Lê Vân)
">Khúc ru cội nguồn
Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2: Khó thắng cách biệt
Vì cuộc sống khó khăn, muốn duy trì sĩ số lớp, các thầy cô giáo phải thường xuyên trèo đèo, lội suối về các thôn bản, vận động từng phụ huynh để đưa học sinh đến trường.
Con đường thầy cô Mường tè đón học sinh tới lớp
Cô Bùi Minh Khuyên là giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ đã được 13 năm. Dù không còn lạ lẫm với việc phải đến từng bản làng để đón học sinh, nhưng trước mỗi mùa khai giảng, việc này lại đem đến cho cô nhiều cảm xúc đặc biệt.
“Điểm chung của học trò nơi đây là sự khó khăn, thiếu thốn. Vì thế, vận động ra sao, thuyết phục như thế nào để học trò bám lớp, bám trường luôn là một bài toán khó với giáo viên”.
Các thầy cô phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ leo đồi núi hay vượt qua những dòng suối chảy xiết, những con đường đầy sỏi đá để đón học trò.
Con đường đầy đá sỏi mà thầy cô của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ phải đi qua để đến đón học sinh
Để chuẩn bị ngày khải giảng, các thầy cô đã chuẩn bị kỹ càng từ cuối tháng 8, từ dọn dẹp lau chùi phòng học, bếp ăn đến giặt giũ chăn màn thơm tho.
Cô Khuyên cho biết ngày trở lại trường, học trò đều cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, bởi các em được thầy cô chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo, giày dép.
Mỗi học sinh được phát 2 bộ quần áo ngắn và dài tay. Đến cuối buổi học, các em được hướng dẫn cách giặt giũ, giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ.
Ngoài ra, để học trò yên tâm ở lại trường, thầy hiệu trưởng còn thuê nhân viên là người La Hủ có uy tín ở các bản Hà Xi, Pha Bu, Ứ Ma, Nhú Ma… để các em cảm thấy quen thuộc.
Học trò Pa Ủ ngày trở lại trường
Cô Khuyên tiếc nuối vì năm nay không có tiết mục văn nghệ nào do không tập trung được học sinh từ sớm, nhưng các nghi thức như chào cờ, hát quốc ca vẫn được cô trò thực hiện đầy đủ.
Cũng giống như mọi năm, ở điểm trường trên đỉnh núi đầy mây này, lễ khai giảng tuy không rực rỡ cờ hoa nhưng thầy cô và học trò vẫn cảm thấy vui vẻ, ấm áp.
Các cô giáo của Trường Mầm non Tà Tổng cõng học sinh tới lớp
Mong ước một cây cầu
Cách đó hơn 30 km, các cô giáo của Trường Mầm non Tà Tổng (Mường Tè, Lai Châu) cũng tất bật đón học sinh của bản Nậm Dính quay trở lại trường.
Nậm Dính là một điểm trường lẻ của Trường Mầm non Tà Tổng với 70 học sinh. Để đưa các em trở lại trường, các cô giáo phải đến từng nhà đón và cõng các em qua suối.
Mùa cạn, việc đón học sinh không quá vất vả do các em lớn có thể tự đi. Nhưng khoảng thời gian tựu trường là mùa nước lũ tràn về, các cô phải theo sát từng bước để đảm bảo an toàn cho học trò.
Cô trò dắt tay nhau qua suối
Nếu có một cây cầu, cô trò nơi đây sẽ dễ dàng tới lớp, tới trường hơn
Ước mơ của cô trò Trường Mầm non Tà Tổng là có một cây cầu bắc qua con suối của Nậm Dính, giúp học sinh dễ dàng tới lớp, tới trường. Bởi vì, các cô giáo ở đây cũng như cô Khuyên rút ra sau hơn mười năm dạy học ở mảnh đất vùng cao này là chỉ có giáo dục mới có thể đổi thay của học trò.
“Khi đến trường, các con biết tự lấy cơm ăn, thu rửa gọn gàng hay tự biết gội đầu, giặt quần áo qua sự hướng dẫn của thầy cô. Việc giữ gìn sự sạch sẽ, thơm tho khiến các con cảm thấy yêu và gắn bó với ngôi trường. Từ đó, tỉ lệ đi học chuyên cần cũng sẽ tăng lên, các con không còn vẻ nhút nhát của những cô bé, cậu bé tóc khét mùi nắng như ngày nào”.
Trường Giang
Ảnh: Cô Bùi Minh Khuyên - Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ
- Không rực rỡ cờ hoa, không áo quần xúng xính, lễ khai giảng của 34 học trò tại điểm trường vùng cao xa nhất của tỉnh Quảng Nam vẫn diễn ra ấm áp và đầy cảm xúc.
">Thầy cô đến từng nhà, cõng học sinh qua suối chuẩn bị khai giảng
Chồng mất sớm vì bệnh tim, một mình bà Liên 15 năm trời tần tảo nuôi con khôn lớn. Hai người con gái đầu đi lấy chồng xa, con gái út đang học tại Sài Gòn, bà chỉ có anh Thanh là chỗ dựa cả về tinh thần lẫn sức lực lúc tuổi già.
![]() |
Trước đó anh Thanh đã trải qua 8 lần mổ, trong đó năm ngoái mổ tới 6 lần |
Năm năm trước, trong lúc đi phụ hồ ở Sài Gòn kiếm tiền phụ mẹ nuôi em gái ăn học, anh Thanh bất ngờ đổ bệnh. Hai chân bầm tím, đau nhức không thể di chuyển. Sau khi được bạn bè đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy thăm khám, anh được bác sĩ kết luận mắc chứng máu đông gây tắc động mạch chủ cần mổ gấp.
Hay tin con ngã bệnh, bà Liên hốt hoảng bán hết trâu bò, lợn gà... vội bắt xe vào Sài Gòn đưa con đi mổ. Sau ca phẫu thuật, chân anh Thanh đỡ đau hơn nhưng mạch máu vẫn tắc. Do không có tiền điều trị dài ngày, bà đành đưa con về quê Hà Tĩnh chăm sóc.
![]() |
Sau ca mổ, anh Thanh vẫn nằm bất động |
Năm 2016, bệnh tình anh Thanh trở nặng, bà Liên lại đi gõ cửa từng nhà, cạy cục hỏi vay mãi được số tiền 300 triệu đồng, đưa con đi Bệnh viện Bạch Mai chạy chữa. Anh được mổ, đặt stent lưu thông máu nhưng không thành công. Suốt quãng thời gian nằm viện, nhìn con vật vã trong cơn đau, bà Liên khổ sở không sao kể xiết.
Sức khỏe yếu, bản thân mắc bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, không thể làm được công việc nặng nhọc, bà không kiếm ra tiền nên cứ phải tiếp tục đi vay. Chỗ nào hỏi được, bà đều hỏi đến mức người ngoài cũng phải ái ngại thay.
![]() |
Nước mắt người mẹ nghèo rơi bởi bất lực trước bệnh tật của con |
Chỉ trong năm 2019 vừa qua, anh Thanh đã trải qua 6 ca mổ. Thế nhưng điều tồi tệ là chứng máu đông tắc mạch máu của anh vẫn không chữa khỏi. Số tiền 62 triệu đồng vay hộ nghèo, vay anh em họ hàng không thấm tháp vào đâu so với chi phí phải bỏ ra để cứu anh.
"Suốt 5 năm qua, tôi chấp nhận bị người ta xua đuổi, thậm chí coi thường vì vay nợ quá nhiều. Ai hiểu thì thương lắm, nhưng sức người có hạn, cũng chỉ giúp được phần nào thôi. Nợ nần chồng chất, tôi đã lâm vào đường cùng rồi, không biết những ngày tháng tiếp theo xoay sở thế nào để lo thuốc thang cho Thanh, còn chưa kể học phí của con gái", bà Liên bật khóc.
![]() |
Bà Liên không có tiền để sắp tới đưa con đi mổ lại |
Trải qua 8 lần mổ, từ chân kéo dài lên lồng ngực của anh Thanh chi chít những vết sẹo, đôi chân anh không thể đi lại, đứng vững như người bình thường.
Chứng kiến con đau đớn, bà Liên rơi nước mắt không ngừng. Mỗi ngày tiền duy trì thuốc men cho anh Thanh hết hơn 400 ngàn đồng. Sắp tới lần mổ tiếp theo, cần cả trăm triệu đồng nhưng bà không biết kiếm đâu ra.
Trong khi đó, căn nhà cấp 4 của mấy mẹ con đã không còn tài sản gì đáng giá. Ở nhà, bà tất bật với mấy sào ruộng, công việc mùa vụ chỉ đủ lúa gạo ăn hàng ngày.
![]() |
Căn nhà cấp 4 của người mẹ nghèo không có gì đáng giá để bán |
Nằm bất động trên giường bệnh, anh Thanh nấc lên: “Em thương mẹ mà bất lực khổ sở quá. Sức khỏe yếu, mắt em lại cận đến 12 độ, chân mổ rồi đau nhức không di chuyển được. Là con trai mà việc vệ sinh, ăn uống đều đến tay mẹ. Chưa kể thuốc chống đông máu hàng ngày rất tốn tiền. Mẹ em một đời vất vả, bố mất sớm, đến giờ mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi".
Ông Đặng Hồng Thuẩn, Chủ tịch UBND xã Bình An cho biết, gia cảnh mẹ con bà Liên hết sức ngặt nghèo, rất cần sự nâng đỡ của mọi người.
“Bà Liên mất chồng sớm, một mình nuôi 4 người con lớn khôn, nay đứa con trai lại mắc bệnh nặng nhiều năm. Mọi tài sản của gia đình tiêu tan đổ vào để chạy chữa cho con. Nhà bà thuộc diện hộ nghèo, mong có nhiều nhà hảo tâm thương giúp đỡ để bà có thêm kinh phí điều trị cho con”, ông Thuẩn nói.
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Ngô Thị Liên. Địa chỉ: thôn Quyết Thắng, xã Bình An, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Số điện thoại: 0385416145 |
Là đứa trẻ bị bỏ rơi ở gốc tre, chị Ly thấu hiểu hơn ai hết cảm giác tủi thân, đau khổ. Vì thế, khi con sinh ra, chị dồn hết yêu thương chăm chút cho con. Đau lòng thay, con gái chị lại mắc chứng teo não.
">Con liệt giường nhiều năm, góa phụ nghèo cầu xin sự giúp đỡ
“Trong bối cảnh hiện nay, đó là một lựa chọn tất yếu của nhà trường phổ thông và đại học. Lý do thứ nhất, dịch bệnh hiện nay làm cho việc tới lớp trở nên bất tiện, không thuận lợi. Lý do thứ hai là nó giúp thầy cô, sinh viên tiết kiệm được thời gian, không gian, tăng tính chủ động học tập và giảng dạy” – TS. Đặng Hoàng Giang, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, bày tỏ quan điểm.
Anh Huỳnh Lưu Đức Toàn, 30 tuổi, giảng viên Khoa Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) hiện đang là nghiên cứu sinh ngành Kinh tế học hành vi của Trường Quản lý Otto Beisheim (Đức), cũng nhận định dạy học trực tuyến và chuyển đối số trong giáo dục là một xu hướng tất yếu.
“Chúng ta nói về công nghệ 4.0. Ngoài việc đóng học phí bằng tiền điện tử ở các trường lớn thì tại sao không phải là học online?” – anh Toàn đặt vấn đề.
![]() |
Giáo viên đứng lớp dạy trực tuyến ôn tập môn Vật Lý |
Theo anh Toàn, gần đây có một nghiên cứu của Havard rằng thực ra con người khi buộc phải thay đổi trong dịch bệnh hay điều kiện bất thường, họ sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn và đôi khi sẽ còn cho kết quả tốt hơn, “vì chúng ta chưa từng dám thử nghiệm nó bao giờ”.
“Trước đây, chúng ta ngại thử nghiệm nhưng trong dịch bệnh thì buộc phải làm. Và như vậy, biết đâu lại có những điều bất ngờ, thú vị”.
Do vậy, ở ngôi trường mà anh Toàn đang làm nghiên cứu sinh, các giảng viên xem đó là cơ hội. “Cơ hội để thử nghiệm những điều mà trước đây họ chưa thử” – anh Toàn cho biết.
Ví dụ, thay vì viết bài thì giảng viên cho sinh viên tham gia thị trường giả lập (do đội IT của trường xây dựng) và chấm điểm. Thay vì khó đánh giá trong làm việc nhóm trực tiếp thì giờ làm qua ứng dụng, có ghi chú lại biên bản họp nhóm nên từ đó có thể nhận biết rõ ràng ai tham gia và ai không.
Vùng sâu, vùng xa cũng có thể tiếp cận thầy giỏi
Trong đợt bùng phát đầu tiên của dịch Covid-19, Nghệ An là một trong những địa phương có nhiều trường học các cấp sớm ứng dụng hình thức dạy học trực tuyến. Với những diễn biến của dịch hiện nay, cùng những dự kiến của Bộ GD-ĐT đưa dạy học trực tuyến vào chương trình học chính thức, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An khẳng định “Học trực tuyến, nếu có điều kiện đảm bảo, sẽ là một xu thế giáo dục hiện đại. Muốn xã hội học tập, học tập suốt đời thì phải thông qua học trực tuyến chứ không phải lúc nào cũng có thể ngồi trên lớp để học được”.
Khác với những quan điểm cho rằng học trực tuyến chỉ có thể triển khai thuận lợi ở những nơi có điều kiện, ông Thành lại cho rằng việc học trực tuyến nếu được đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, nhất là ở những địa phương vùng sâu vùng xa.
Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Nghệ An đã áp dụng việc học trực tuyến vào giảng dạy thì thấy kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của cả thầy và trò được nâng lên rõ rệt, chất lượng dạy và học vẫn được đảm bảo tốt.
![]() |
Một buổi giảng dạy trực tuyến của Trường THPT Kim Liên, Nghệ An |
Việc học trực tuyến ngoài thông qua các bài giảng trên Internet, học sinh cũng có thể học trên truyền hình.
Hiện tại, tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến ở Nghệ An chiếm khoảng 80%. Đối với 20% còn lại chủ yếu là những học sinh thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng Internet chưa đến được và học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
“Tới đây, kể cả không có dịch Covid-19, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với truyền hình tỉnh xây dựng một khung giờ dành riêng cho giáo dục, ví dụ học ngoại ngữ, ôn tập kiến thức các môn… và phát quanh năm. Điều này sẽ giúp học sinh ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận thông tin nhanh và được học những người thầy giỏi.
Điều này rất ý nghĩa bởi nếu không có học trực tuyến, chỉ những học sinh ở vùng thuận lợi mới được tiếp cận với thầy giỏi. Còn giờ đây, mọi học sinh, kể cả học sinh vùng khó cũng được tiếp cận mà không phải di chuyển xa xôi” – ông Thành nói.
Tuy nhiên, ông Thành cũng cho rằng phương thức này sẽ hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất phải có và đồng bộ.
TS Đỗ Văn Hùng, Trưởng khoa Thông tin – Thư viện (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng nhận xét hiện nay có rất nhiều công nghệ, công cụ có thể hỗ trợ giáo viên, giảng viên và học sinh sinh viên học trực tuyến.
“Ví dụ đơn giản nhất là chúng ta có thể dùng Facebook, Zalo, Skype để chuyển tải bài giảng trực tiếp của giảng viên. Chúng ta có thể dùng điện thoại cá nhân - một smartphone đơn giản cũng có thể triển khai được bài giảng”.
Tuy nhiên, theo TS Hùng, để một trường đại học triển khai được một hệ thống E-learning thì phải có một giải pháp tổng thể về mặt hạ tầng công nghệ và một hệ thống platform phần mềm tích hợp. Platform này phải tích hợp tổng thể: giảng dạy trực tuyến, tương tác sinh viên, cho phép sinh viên trao đổi ý kiến của mình thông qua mạng, có thể trao đổi chat thông qua hệ thống messenger, giảng viên có thể chấm bài trực tuyến, trả bài trực tuyến, kiểm soát việc học của sinh viên trực tuyến là buổi hôm đó có lên lớp hay không…
Đồng quan điểm, anh Huỳnh Lưu Đức Toàn cho rằng việc dạy học trực tuyến hay chuyển đổi số thực ra cũng không có gì khó khăn lắm. “Vì chẳng qua người ta đang quen với cách truyền thống tương tác trực tiếp. Nhưng dạy kĩ thuật số linh hoạt hơn nhiều, chẳng hạn sinh viên có thể xem đi xem lại bài giảng hay chủ động thời gian học tập của mình”.
“Chủ trương thúc đẩy dạy và học trực tuyến đã có, giờ chúng ta chỉ kỳ vọng các quy chế, quy định về việc đánh giá kết quả học trực tuyến hoàn thiện hơn và việc học trực tuyến không chỉ áp dụng trong mùa dịch mà có thể triển khai trong điều kiện bình thường để giảm tải áp lực học tập. Học sinh có thể học ở nhiều nơi và đây cũng là xu thế của xã hội học tập” – ông Thành bày tỏ quan điểm.
Ngân Anh – Lê Huyền – Thúy Nga
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu dự thảo Thông tư Ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên để lấy ý kiến dư luận.
">Không chỉ vì Covid, dạy học online là ‘thứ’ không thể cưỡng lại
TIN BÀI KHÁC
Nhãn hiệu hàng hóa chuyển từ sở hữu tập thể sang cá nhân
TIN BÀI KHÁC
Yêu anh em họ, khó thuyết phục gia đình cho kết hôn
友情链接