当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Buriram United với Chiangrai United, 17h30 ngày 31/3: Đứng vững ngôi đầu 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Kèo vàng bóng đá Mallorca vs Las Palmas, 00h30 ngày 17/2: Khách ‘tạch’
Thị trường phiên sáng nay (10/10) tiếp tục đà hồi phục tốt. VN-Index tăng 7,84 điểm tương ứng 0,61% lên 1.289,69 điểm với thanh khoản cải thiện. HNX-Index tăng 0,29 điểm tương ứng 0,13%; UPCoM-Index tăng 0,27 điểm tương ứng 0,29%.
Khối lượng giao dịch trên sàn HoSE đạt 369,03 triệu cổ phiếu tương ứng 9.848,26 tỷ đồng. Con số này trên HNX là 20,25 triệu cổ phiếu tương ứng 374,89 tỷ đồng và trên sàn UPCoM là 15,77 triệu cổ phiếu tương ứng 225,12 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng giá với 400 mã tăng so với 269 mã giảm. Riêng tại HoSE có 201 mã tăng, 135 mã giảm giá. Dù vậy, lực mua vào chưa thực sự quyết liệt do rất ít cổ phiếu tăng trần, nhà đầu tư chưa sẵn sàng chi tiền bằng mọi giá để sở hữu cổ phiếu. Toàn thị trường chỉ có 8 mã tăng trần và đều là cổ phiếu trên sàn UPCoM.
Cổ phiếu vốn hóa lớn phát huy vai trò dẫn dắt thị trường. Với 24 mã tăng giá trong rổ VN30, chỉ số rổ này tăng 12,57 điểm tương ứng 0,93%.
FPT là mã có ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index với mức đóng góp 1,97 điểm. Mã này tăng 4,1% tương ứng tăng 5.500 đồng mỗi đơn vị lên 140.900 đồng, thiết lập mức đỉnh mới. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, FPT đã có 35 lần vượt đỉnh.
FPT phá đỉnh lịch sử, đạt mức giá cao nhất (sau khi điều chỉnh) kể từ khi niêm yết (Nguồn: Tradingview).
Đà tăng mạnh của FPT diễn ra trong bối cảnh công ty phát hành 2 đợt ESOP tổng cộng hơn 10,6 triệu cổ phiếu ưu đãi giá 10.000 đồng cho cán bộ nhân viên qua đó đưa số lượng cổ phiếu từ 1,46 tỷ cổ phiếu lên 1,47 tỷ cổ phiếu.
Cụ thể, có hơn 7,3 triệu cổ phiếu được phát hành với giá 10.000 đồng cho các nhân viên từ Level 4 (tương đương chuyên gia và trưởng phòng). Trong danh sách công bố có 226 nhân viên được nhận cổ phiếu với người được mua nhiều nhất có số lượng 277.852 cổ phiếu. Cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm.
Bên cạnh đó, FPT phát hành hơn 3,3 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng cho 7 người là: ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT; ông Nguyễn Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc FPT; ông Hoàng Việt Anh, Phó Tổng Giám đốc FPT; ông Vũ Chí Thành, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic; ông Phạm Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phần mềm FPT; ông Lê Hồng Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH FPT Smart; ông Đặng Trần Phương, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Phần mềm FPT. Cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 10 năm.
Về kết quả kinh doanh, trong 8 tháng năm nay, FPT ghi nhận doanh thu đạt 39.664 tỷ đồng, lãi trước thuế đạt 7.077 tỷ đồng, lần lượt tăng 20,8% và gần 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.029 tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ 2023, trong đó lãi ròng đạt hơn 5.000 tỷ, tăng gần 23%.
Trong một động thái mới nhất, FPT Software và doanh nghiệp thuộc SK Group sẽ phát triển công nghệ hướng đến các ngành công nghiệp trọng điểm như ô tô, bán dẫn, năng lượng và pin.
Thanh khoản toàn thị trường tăng đáng kể và giao dịch vẫn tập trung ở nhóm ngân hàng. Phần lớn cổ phiếu ngân hàng tăng giá song mức tăng không mạnh. HDB tăng 1,5%, LPB tăng 1,5%, còn lại tăng dưới mức 1%.
Một số mã có nhịp độ giao dịch sôi động so với phần còn lại của thị trường là TPB với 22,8 triệu đơn vị khớp lệnh, VPB khớp 16 triệu cổ phiếu, MSB khớp 11,8 triệu cổ phiếu, TCB khớp 10,5 triệu cổ phiếu. Các cổ phiếu dịch vụ tài chính cũng hồi phục với VPG tăng 3,8%; EVF tăng 2,1%; SSI tăng 1,1%.
Cổ phiếu tài nguyên cơ bản bị chốt lời đồng loạt. HSG, HPG, NKG giảm giá, song mức điều chỉnh không lớn.
Phân hóa nhẹ diễn ra tại nhóm ngành bất động sản. Nhóm Vingroup điều chỉnh với VIC, VHM giảm 0,2%. Nhiều mã giảm giá như LDG, SXG, PDR, SZC, HPX, HDC, DXS… trong khi phía tăng có LHG tăng 2,1%; QCG tăng 1,9%; NTL tăng 1%.
" alt="Đại gia Trương Gia Bình thưởng đậm nhân tài, FPT phá đỉnh lịch sử"/>Đại gia Trương Gia Bình thưởng đậm nhân tài, FPT phá đỉnh lịch sử
Những ngày qua, Tập đoàn Sơn Hải thu hút sự chú ý của dư luận khi phản ánh về việc dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu bị xóa bỏ.
Doanh nghiệp cho rằng đó là hành vi phá hoại và đã trình báo cơ quan chức năng. Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó giám đốc Khu quản lý đường bộ II (Khu II) - Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết chính Khu II đã chỉ đạo xóa bỏ dòng chữ trên vì không có trong hồ sơ thiết kế.
Dòng chữ "Đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm" được ghi trên biển báo (Ảnh: Ngọc Tân).
Sự việc tương tự cũng từng xảy ra khi tập đoàn này tham gia dự án mở rộng quốc lộ 1A năm 2014. Lúc bấy giờ, các đoạn đường thường chỉ được các nhà thầu bảo hành 2 năm, nhưng Sơn Hải đề xuất với Bộ Giao thông và Vận tải bảo hành tới 5 năm cho các gói thầu mà mình thực hiện như gói thầu số 10 và gói thầu số 14 dài 15km đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình, gói thầu số 6 thuộc Dự án nâng cấp quốc lộ 14 đoạn qua tỉnh Đắk Nông.
Tuy nhiên, sau đó, Cục Quản lý đường bộ III đã yêu cầu nhà thầu phải tháo toàn bộ biển đã cắm ở mép QL14 vì chưa xin phép và bị gán mác PR thương hiệu.
Bên cạnh đó, các tuyến đường công ty thi công cũng bị một số đối tượng rải hóa chất nhằm hạ bệ uy tín.
Tập đoàn Sơn Hải là tên thường gọi của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải. Công ty này được thành lập vào ngày 13/4/1998 có trụ sở chính tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà để ở.
Trong bản thay đổi đăng ký kinh doanh hồi tháng 5, thời điểm trước khi thay đổi tập đoàn có vốn điều lệ gần 2.366 tỷ đồng gồm gần 2.055 tỷ đồng tiền mặt và hơn 311 tỷ đồng là giá trị quyền sử dụng đất.
Cổ đông góp vốn gồm ông Nguyễn Viết Hải góp 2.363,8 tỷ đồng (99,9% vốn góp) và ông Lê Thanh Hướng góp 2,1 tỷ đồng (gần 0,1% vốn góp).
Lúc này, Tập đoàn Sơn Hải có 6 người đại diện pháp luật gồm ông Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1985) là Giám đốc, ông Hoàng Minh Trường (sinh năm 1948) là Phó giám đốc, Ông Ngô Minh Ngọc (sinh năm 1987) là Giám đốc, ông Nguyễn Viết Vương (sinh năm 1994) là Tổng giám đốc, ông Nguyễn Viết Hải (sinh năm 1966) là Chủ tịch Hội đồng thành viên, ông Lê Thanh Hướng (sinh năm 1994) là Giám đốc.
Sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh hồi cuối tháng 5, Tập đoàn Sơn Hải nâng vốn điều lệ lên hơn 4.478 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Viết Hải góp 4.476 tỷ đồng, ông Lê Thanh Hướng góp 2,1 tỷ đồng. Toàn bộ vốn góp bằng tiền. Ông Nguyễn Viết Vương không còn trong danh sách người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Cổ đông góp vốn Tập đoàn Sơn Hải (Nguồn: DKKD).
Ông Nguyễn Viết Hải có quê quán tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Từ năm 1984 đến năm 1993, ông Hải được giới thiệu từng là cán bộ công an tỉnh Quảng Bình. Năm 1994, ông nghỉ theo chế độ 176 và bắt đầu kinh doanh tư nhân. Ông Hải từng là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2016-2021. Vị doanh nhân này khá kín tiếng và chưa từng xuất hiện trên truyền thông.
Thông tin hiếm hoi về ông Nguyễn Viết Hải (Nguồn: Sơ yếu lý lịch).
Một số dự án quy mô lớn doanh nghiệp này từng tham gia như dự án trọng điểm Quốc gia hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế; dự án hồ chứa nước Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận; dự án hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh; Gói thầu XL-01 cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, gói thầu XL-07 cao tốc Cam Lộ - La Sơn, gói thầu XL-10 tại cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45.
Công ty chứng khoán VNDirect từng cho biết vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Sơn Hải tại cuối quý III/2022 ở mức 2.377 tỷ đồng. Trung bình, doanh thu mảng xây dựng giai đoạn 2019-2021 của doanh nghiệp này là 1.368 tỷ đồng.
Thông tin về các gói thầu của Tập đoàn Sơn Hải (Nguồn: VnDirect).
Ngoài hoạt động xây dựng, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải còn được tỉnh Quảng Bình chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị Nam Cầu Dài, phường Phú Hải, TP Đồng Hới và Công ty TNHH Sơn Hải Riverside là doanh nghiệp phát triển. Dự án có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất là 434.680m2.
Công ty TNHH Sơn Hải Riverside được thành lập năm 2020. Trụ sở doanh nghiệp có cùng địa chỉ với Tập đoàn Sơn Hải. Tháng 3 vừa qua, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình công bố thông tin Công ty TNHH Sơn Hải Riverside nợ hơn 53,7 tỷ đồng.
" alt="Chân dung doanh nghiệp cam kết "Sơn Hải bảo hành 10 năm" trên cao tốc"/>Chân dung doanh nghiệp cam kết "Sơn Hải bảo hành 10 năm" trên cao tốc
Trong báo cáo tài chính quý II/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã cổ phiếu: YEG) cho biết cả doanh thu và lợi nhuận công ty ghi nhận được trong quý vừa qua tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Cụ thể, nhà sản xuất chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" đạt hơn 207 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 2,6 lần cùng kỳ và là mức cao nhất từ quý I/2022 đến nay. Trừ giá vốn, lợi nhuận gộp gấp hơn 2,5 lần cùng kỳ đạt gần 16 tỷ đồng.
Trong quý, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng ghi nhận tăng gần 2,6 lần lên gần 40 tỷ đồng, đồng thời chi phí tài chính, chi phí bán hàng không biến động nhiều đã giúp lợi nhuận sau thuế công ty tăng 61% so cùng kỳ, lên hơn 9 tỷ đồng, bất chấp chi phí quản lý tăng mạnh.
Lũy kế 6 tháng năm nay, doanh thu thuần công ty đạt khoảng 280,6 tỷ đồng, tăng gần 98% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng quảng cáo và tư vấn truyền thông đóng góp doanh thu cao nhất với 253 tỷ đồng, cao gấp gần 2,4 lần cùng kỳ.
Nhờ doanh thu hoạt động kinh doanh và tài chính tăng mạnh nên lợi nhuận sau thuế đạt hơn 20,5 tỷ đồng, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ, cũng là mức lãi bán niên cao nhất trong 6 năm trở lại đây của công ty.
Theo ban lãnh đạo doanh nghiệp, doanh thu nửa năm tăng mạnh chủ yếu đến từ mảng hoạt động quảng cáo và tư vấn truyền thông tăng 136%. Trong đó có sự đóng góp lớn của show truyền hình "Anh trai vượt ngàn chông gai" phát sóng từ cuối tháng 6, quy tụ 33 sao nam nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, thể thao...
Tính đến hết quý II, tổng tài sản của công ty đạt hơn 2.005 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn chiếm gần 70%.
Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả đạt hơn 606,8 tỷ đồng, tăng 27% so với hồi đầu năm. Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm 88%) đạt hơn 536 tỷ đồng, tăng 31%.
Năm nay, Yeah1 đặt ra kế hoạch doanh thu 800-1.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 65-105 tỷ đồng, tương ứng với hai kịch bản thận trọng và thuận lợi. Như vậy, kết thúc nửa năm, doanh nghiệp này đã hoàn thành gần 26% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra trong kịch bản thận trọng.
" alt="Nhà sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" báo lãi đậm"/>Nhận định, soi kèo Parma vs AS Roma, 0h00 ngày 17/2: Khó cho chủ nhà
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Tass).
Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) ngày 11/3 cáo buộc chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Nga.
SVR cáo buộc Mỹ đang sử dụng các tổ chức phi chính phủ (NGO) để cố gắng tác động đến tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu. Theo cơ quan này, Mỹ bị nghi đang tìm cách làm suy yếu kết quả của cuộc bầu cử bằng cách "ngăn cản cử tri đi bỏ phiếu".
Tuyên bố của SVR viết: "Theo thông tin mà Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga nhận được, chính quyền Mỹ đang đặt ra nhiệm vụ cho các tổ chức phi chính phủ của Mỹ là giảm lượng cử tri đi bỏ phiếu. Các lời kêu gọi đang được lan truyền thông qua các nguồn Internet đối lập nhằm kêu gọi công dân Nga phớt lờ cuộc bầu cử".
"Kế hoạch này đơn giản theo cách của người Mỹ. Theo tính toán của Washington, việc giảm tỷ lệ cử tri đi bầu khiến phương Tây có lý do để đặt câu hỏi về kết quả bầu cử", thông báo viết.
Ngoài ra, SVR cáo buộc Mỹ có kế hoạch sử dụng các phương tiện mạng để nhắm mục tiêu vào hoạt động bỏ phiếu trực tuyến.
"Với sự tham gia của các chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu của Mỹ, Washington có kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công mạng vào hệ thống bỏ phiếu điện tử từ xa, ngăn nỗ lực kiểm phiếu của cử tri Nga", SVR cho biết.
SVR chưa đưa ra bằng chứng cụ thể cho cáo buộc. Mỹ chưa bình luận về thông tin này.
Bầu cử Nga dự kiến diễn ra từ ngày 15/3 đến 17/3. Các khảo sát trước thềm bầu cử cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin đang nhận được tỷ lệ ủng hộ lớn từ người dân và có nhiều khả năng sẽ tái đắc cử.
Theo Newsweek" alt="Tình báo Nga cáo buộc Mỹ can thiệp bầu cử tổng thống"/>Bác Hồ với học sinh Trường Trưng Vương (Hà Nội) năm 1956 (Ảnh tư liệu).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về khuyến học, khuyến tài
Xác định "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thông qua quá trình học tập. Theo Người, học tập chính là một quá trình tiếp thu tri thức để bổ sung, nâng cao trình độ nên mỗi người phải luôn học tập ở trường, lớp và tự học suốt cuộc đời vì: "Học hành là vô cùng. Học càng nhiều, biết càng nhiều càng tốt"(1). Vì thế, mỗi người, nhất là người cán bộ, đảng viên nếu không muốn mình trở nên lạc hậu, thì phải ra sức học tập bởi lẽ nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. "Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình"(2). Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn đưa ra những chỉ dẫn có tính chất phương pháp luận rất quan trọng về cách thức học tập có hiệu quả. Đó là, "muốn học tập có kết quả tốt thì phải có thái độ đúng và phương pháp đúng… Phương châm, phương pháp học tập là lý luận liên hệ với thực tế"(3).
Khi đến thăm một đơn vị, thấy tình trạng cán bộ đảng viên, nhất là những người lớn tuổi có tư tưởng ngại học, Bác đã bộc bạch: "Bác thường nghe nói có đồng chí 40 tuổi đã cho mình là già nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già. Bác đã 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm. Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng"(4) để nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập - học tập là nhu cầu tự thân suốt đời.
Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, học và tự học luôn gắn liền nhau và đó cũng chính là con đường tốt nhất để mỗi người không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ cho bản thân. Người từng bộc bạch: "Về văn hóa: Tôi chỉ học hết tiểu học (...). Về hiểu biết phổ thông: Năm 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 29 tuổi mới nghe radio lần đầu"(5), "tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp. Công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau"(6). Đây là những lợi bộc bạch rất chân thành được đúc rút ra từ chính cuộc đời của Người nên có sức lay động rất lớn đến mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức học tập tinh thần tự học suốt đời của Bác.
Theo Bác, "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân"(7). Vì thế, quá trình học không nên được chăng hay chớ mà cần phải nghiêm túc, không bỏ bê, không ngắt quãng. Người không chỉ nói, yêu cầu mỗi người, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng đều phải học, tự học và học suốt đời, mà Người còn là một tấm gương mẫu mực về quá trình tự làm giàu tri thức của bản thân. Khi đặt chân sang các nước, Người đều tự học ngoại ngữ để tìm hiểu văn hóa, lịch sử các nước và hòa nhập với cuộc sống nơi đó, từ đó tham gia hoạt động cách mạng, viết sách, báo, tạp chí; đồng thời, nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền bá về Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trước tình hình thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân khiến hơn 90% đồng bào ta bị mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi mở chiến dịch "diệt giặc dốt". Trên tinh thần, ai biết chữ thì dạy cho người chưa biết chữ; người biết nhiều dạy cho người biết ít; tận dụng mọi nơi, mọi lúc để dạy và học,... phong trào thi đua "Bình dân học vụ" được Người phát động những năm đầu khi nước nhà mới giành được độc lập đã được toàn dân đồng lòng, đồng sức tham gia, triển khai với quyết tâm cao và đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận. Ngoài ra, với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà theo phương châm: "Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Chính điều này đã góp phần vào thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không chỉ nói về việc học nói chung mà Người còn chỉ rõ mục đích của việc học là để hoàn thiện, phát triển bản thân và phụng sự cho đất nước. Tháng 9/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương và Người đã ghi lại trong trang đầu cuốn sổ vàng truyền thống của Trường:
"Học để làm việc
làm người
làm cán bộ
Học để phụng sự đoàn thể
phụng sự giai cấp và nhân dân
phụng sự Tổ quốc và nhân loại"(8).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt "làm cán bộ" sau "làm việc", "làm người" nhằm khẳng định bản chất của người cán bộ trong xã hội mới, học không phải để làm quan như trong xã hội cũ như Người từng nhắc nhở: "Học cốt để biết đạo lý làm người, để giúp dân, không nên theo đuổi mục đích đỗ đạt để làm quan và nhũng nhiễu dân"(9) mà học để thực hiện mục tiêu cao cả là "phụng sự" đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại, là luôn luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên tất cả. Với hai từ "phụng sự", Hồ Chí Minh đã nêu lên ý nghĩa đích thực của việc học tập thật sự khoa học, cách mạng, tiến bộ và nhân văn. Theo Người, việc học phải hướng tới mục đích toàn diện nhằm hoàn thiện nhân cách, đạo đức làm người; chiếm lĩnh các kiến thức về văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời nắm bắt những kiến thức lý luận và kiến thức thực tế. Nếu không có nhân cách, đạo đức sẽ không có bản lĩnh để vượt qua được khó khăn, gian khổ; nếu không có trình độ sẽ không theo kịp được yêu cầu ngày càng phát triển của cách mạng, đặc biệt nếu "làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng"(10).
Một điều đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người đưa ra tư tưởng khuyến khích, động viên mọi người học tập suốt đời mà Người cũng chính là tấm gương sáng mẫu mực về tinh thần học, tự học và học suốt đời để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ. Do đó, Người luôn căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên cần "thực hiện lời dạy của Lênin là học, học nữa, học mãi. Học phải đi đôi với hành. Học để hành càng ngày càng tốt hơn"(11).
Tính logic của mục đích học tập thể hiện rõ trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học tập trước hết để làm việc vì làm việc có kết quả là biểu hiện tư cách của người cán bộ chân chính, là thước đo danh dự và uy tín của cán bộ; có biết "làm việc", "làm người" mới xứng đáng "làm cán bộ" và chỉ có ai biết "làm người" mới biết "làm cán bộ".
Làm cán bộ trước hết phải học cách "làm việc", "làm người", nếu "làm việc", "làm người" không được mà làm cán bộ thì họ không chỉ làm hỏng chính bản thân mình mà còn làm hỏng rất nhiều người. Ngược lại, để làm người cán bộ tốt thì phải luôn gương mẫu trong công việc và không ngừng nâng cao các giá trị làm người.
Khuyến khích, động viên, tạo động lực để toàn dân ra sức học tập
Kế thừa tư tưởng của Hồ Chí Minh về khuyến khích, động viên nhân dân ra sức học tập, từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta rất quan tâm đến việc khuyến học, khuyến tài. "Khuyến học, khuyến tài được hiểu là những hoạt động vận động, khuyến khích người dân ở mọi độ tuổi học tập thường xuyên, học suốt đời để có tri thức mới, hình thành những kỹ năng mới giúp lao động hiệu quả hơn, cuộc sống văn minh, hạnh phúc hơn"(12). Mục tiêu của khuyến học, khuyến tài là thúc đẩy xây dựng cả nước ta trở thành một xã hội học tập, tức một xã hội mà ai cũng muốn học và phải học, từ trẻ em đến người lớn, ở mọi ngành nghề, xuất thân, điều kiện, dân tộc, giới tính,… Hay nói cách khác, "xây dựng cả nước thành một xã hội học tập" là mục tiêu chính, còn "khuyến học, khuyến tài" là phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
Ngày 2/10/1996, Hội Khuyến khích và Hỗ trợ giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 29/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, "Hội Khuyến học Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội, tập hợp các lực lượng xã hội và công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước và nước ngoài tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập khu vực và quốc tế"(13). Ngày 5/12/2005, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tặng Hội Khuyến học Việt Nam bức trướng với dòng chữ: "Hội Khuyến học Việt Nam - Khuyến học, khuyến tài Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập" để ghi nhận những đóng góp của Hội Khuyến học Việt Nam với phong trào khuyến học, khuyến tài.
Ngày 13/4/2007, Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập". Chỉ thị nhằm vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí, nghề nghiệp, chuyên môn nhằm tăng năng lực sản xuất, chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống. Gắn việc phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, học đi đôi với hành, với phong trào làm kinh tế giỏi, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Ngày 10/5/2019, Ban Bí thư khóa X ban hành Kết luận số 49-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X yêu cầu: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, người lao động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, lao động năng động, sáng tạo trong điều kiện nền kinh tế số hiện nay. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề và kỹ năng sống cho người lao động.
Tại Đại hội XIII, Đảng ta xác định mục tiêu phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm của Đảng gắn việc phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập với xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; với xây dựng đời sống văn hóa mới. Đại hội XIII cũng đã xác định rõ: Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam; Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên; Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Có thể nhận thấy, Đảng ta đã kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong chủ trương thúc đẩy khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nhờ đó đã khuyến khích, động viên, tạo động lực để toàn dân ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển đất nước. Mô hình "gia đình học tập, "dòng họ học tập", "quê hương học tập", "xã hội học tập" là sự cụ thể hóa chủ trương đúng đắn của Đảng về thúc đẩy toàn dân tích cực học tập, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay./.
______________________________
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.5, tr.349.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.333.
(3) (4) (11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.116, 113, 113.
(5) (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Sđd, t.13, tr.187, 273.
(6) (8) (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.208, 208, 357.
(9) Bác Hồ thời niên thiếu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.48-49
(12) Phạm Tất Dong: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước với Hội Khuyến học Việt Nam, Tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 4 (897), năm 2022, tr.22.
(13) Theo Điều lệ sửa đổi, bổ sung (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 151/QĐ-BNV ngày24 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
Theo www.tuyengiao.vn" alt="Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về khuyến học, khuyến tài trong xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam"/>Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về khuyến học, khuyến tài trong xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam
Sáng 29/10, tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Tiếp tục đề xuất áp thuế 5% mặt hàng phân bón
Tại kỳ họp thứ 7, một trong các vấn đề còn tranh luận nhiều là mức thuế suất với mặt hàng phân bón. Nhiều ý kiến tán thành việc chuyển phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành và đề nghị đánh giá kỹ tác động đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với người tiêu dùng và bảo đảm cơ sở pháp lý của việc thay đổi chính sách; cân nhắc để hài hòa về lợi ích, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo (Ảnh: Phạm Thắng).
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phân bón được sửa đổi từ năm 2014 tại Luật Thuế GTGT số 71/2014/QH13, chuyển từ diện đang chịu thuế suất 5% sang diện không chịu thuế.
Theo ông Mạnh, chính sách này đã gây ảnh hưởng bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước thời gian qua.
Điều này đặt trong xu thế cung vượt cầu trên thị trường phân bón thế giới từ 2015 đến trước thời điểm dịch Covid-19 đã làm nhiều doanh nghiệp trong nước lỗ lớn, phải thu hẹp sản xuất. Ngược lại, phân bón nhập khẩu được hưởng lợi do đang chịu thuế 5% được chuyển sang không chịu thuế và vẫn được hoàn toàn bộ thuế GTGT đầu vào.
Chính vì vậy, trong suốt thời gian qua, các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất phân bón đã liên tục kiến nghị chuyển lại mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế suất 5%. Kiến nghị này cũng đã được các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội đưa vào nhiệm vụ rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Ông Mạnh cho biết, có ý kiến lo ngại khi chuyển phân bón sang chịu thuế 5% thì người nông dân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, nếu các doanh nghiệp trong nước cấu kết với tư thương bán hàng nhập khẩu, nâng giá bán gồm cả phần thuế GTGT phải nộp làm tăng mặt bằng giá phân bón, dẫn đến tăng giá thành sản xuất nông nghiệp.
Theo ông Mạnh, để xử lý những bất cập trong chính sách đối với ngành sản xuất phân bón thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như dự thảo luật đã được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.
Cần cân nhắc kỹ
Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị không đánh thuế 5% với mặt hàng phân bón, tuy nhiên cũng có đại biểu ủng hộ đề xuất như dự thảo luật mà Chính phủ đề xuất.
Đại biểu Lê Thị Song An (Long An) cho rằng đây là loại thuế gián thu mà người cuối cùng phải chịu là người tiêu dùng, trong trường hợp này là người nông dân. Thuế suất 5% với phân bón chắc chắn sẽ dẫn tới tăng giá phân bón trên thị trường, tạo ra tác động không hề nhỏ với ngành nông nghiệp và nông dân.
Theo bà An, trong bối cảnh ngành nông nghiệp còn nhiều khó khăn, thiếu bền vững, thiếu tính cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, việc áp thuế với phân bón sẽ giúp tăng ngân sách khoảng 4.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều băn khoăn là người dân phải chịu mức phân bón tăng cao và khi giá phân bón tăng, chi phí sản xuất nông nghiệp tăng, làm tăng giá thành sản xuất nông nghiệp.
"Nếu áp dụng thuế suất 5% với phân bón, Nhà nước và doanh nghiệp sẽ được lợi nhưng người nông dân là bộ phận quan trọng nhất của ngành nông nghiệp lại chịu thiệt thòi nhất", vị đại biểu nói.
Đại biểu Tạ Văn Hạ tranh luận (Ảnh: Phạm Thắng).
Tranh luận liên quan đến vấn đề này, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng, hiện nay thuế giá trị gia tăng đang đánh vào người tiêu dùng trong đại bộ phận người dùng phân bón, thực phẩm, nông sản.
Vì vậy, đại biểu cho rằng đề xuất này cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng.
Theo ông Hạ, khi người nông dân mua phân bón không có hóa đơn, như vậy không được khấu trừ đầu vào nên việc đánh 5% thuế với phân bón là người nông dân phải chịu.
Vị đại biểu đề xuất đưa mặt hàng phân bón với thuế suất 0%.
Ông Hạ cho rằng câu chuyện cạnh tranh giữa 70% nhập khẩu và 30% trong nước thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tính toán nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ… để giảm giá thành, đảm bảo cạnh tranh.
Đại biểu nêu thực tế "các cô ngồi máy cấy lại gò lưng tần tảo cả đời, nay lại gánh tiếp cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân bón". Vị đại biểu cho rằng việc này không hợp lý.
"Người dân đã rất cực, may được mùa thì lại mất giá. Nếu bây giờ tiếp tục đánh thuế 5% người dân phải chịu nữa tôi nghĩ là rất tội cho người dân", đại biểu Hạ bày tỏ.
" alt="Áp thuế VAT 5% với phân bón: Đại biểu nói "rất tội cho người dân""/>Áp thuế VAT 5% với phân bón: Đại biểu nói "rất tội cho người dân"