Ông bà Phan Thanh, Lê Thị Xuyến. Ảnh tư liệu.
Ông Phan Thanh học trường Quốc học Huế, nhưng do nhà nghèo, nên phải tranh thủ đi dạy thêm vào dịp hè. Trong những buổi dạy học dạy các con chú bác bà Xuyến, ông đã để ý cô nữ sinh Đồng Khánh nhỏ nhắn, dịu dàng. Ra trường, ông đi dạy học ở miền thượng du Thanh Hóa. Ông nhờ gia đình đến dạm hỏi bà Xuyến. Gia đình bà Xuyến khá giả, biết gia đình ông Thanh nghèo nhưng vẫn nhận lời.
Sau một năm dạy học, ông Thanh bị nhà cầm quyền Pháp cách chức theo lệnh của khâm sứ Trung kỳ. Mấy anh em của ông đều đi hoạt động cách mạng. Các anh ông là Phan Nhụy, Phan Bôi (Hoàng Hữu Nam), Phan Tháo bị bắt, bị tù nhiều lần. Nghe tin này, gia đình bà Xuyến muốn hủy bỏ cuộc hôn nhân để tìm người khác.
Bà Xuyến không nghe theo gia đình, bỏ ăn, không chịu từ hôn. Ông Phan Khôi, anh em con chú, con bác ruột với Phan Thanh biết chuyện, đến đặt vấn đề trực tiếp với bà Xuyến và thuyết phục thím bà Xuyến. Cuối cùng, gia đình bà đồng ý. Lễ thành hôn được tổ chức năm 1928. Năm 1932, bà Xuyến sinh con trai lớn, Phan Vịnh tại Huế.
Trong thời gian hai vợ chồng ở Hà Nội, ông Thanh dạy học ở trường Thăng Long, còn bà Xuyến dạy trường Hoài Đức. Hai người sống hạnh phúc ở số nhà 165A đường Henri d’ Orléans (nay là đường Phùng Hưng). Đây cũng là trụ sở hoạt động cách mạng. Con trai út của ông bà là Phan Diễn, ra đời ở ngôi nhà này. Những năm 1936, 1939, bà Xuyến đã giúp đỡ ông Thanh nhiều trong phong trào Mặt trận bình dân. Thời gian này, cùng với các đồng chí Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp vận động thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ.
Cũng trong thời gian này, ông Lê Văn Hiến và vợ là bà Thái Thị Bôi, hoạt động bí mật ở Quảng Nam Đà Nẵng. Phan Thanh, Lê Thị Xuyến và Lê Văn Hiến, Thái Thị Bôi có mối quan hệ tình cảm quê hương, tình đồng chí. Ông Hiến, bà Bôi thường xuyên cung cấp tin tức những phong trào đấu tranh của quần chúng cho ông Thanh.
Ngày 1/5/1939, ông Phan Thanh mất ở tuổi 31 sau mấy ngày ốm nặng. Đám tang ông trở thành cuộc biểu dương lực lượng quần chúng đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ. Bà Xuyến lúc này mới 30 tuổi, một mình nuôi hai con trai nhỏ. Bà bắt đầu trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng.
Ông bà Lê Văn Hiến, Lê Thị Xuyến. Ảnh tư liệu. |
Sau ngày Nhật đảo chính năm 1945, trường Thăng Long tạm đóng cửa. Bà đưa hai con về quê ở Quảng Nam, đồng thời, nhận tài liệu Việt Minh đem về Trung Kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Cách mạng thành công, bà được mời ra Huế làm ủy viên cứu tế xã hội của Uỷ ban hành chính Trung Bộ.
Hai gia đình làm một
10 năm sau ngày ông Phan Thanh mất, bà Lê Thị Xuyến kết hôn lần thứ hai với ông Lê Văn Hiến, người có mối quan hệ đồng hương, đồng chí với gia đình bà từ trước. Đây có thể xem là sự bù đắp cho cả hai, bởi vào cuối những năm 30, bà Thái Thị Bôi vợ ông Hiến hy sinh.
Tác giả Nguyệt Tú cho biết, sau Cách mạng tháng Tám, ông Hiến làm Bộ trưởng Bộ Tài chính trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bà Xuyến trúng cử Quốc Hội khóa I, ra Hà Nội làm việc. Lúc này, người ta vẫn gọi bà là bà Phan Thanh. Các con bà thường xuyên đến nhà ông Hiến chơi.
Một ngày đầu tháng 3/1946, sau chuyến đi công tác ở Nam Bộ về đến Hà Nội, ông Lê Văn Hiến bị một cơn sốt rét, nằm li bì trong căn phòng vắng. Trong ba ngày ông ốm, bà Xuyến đã tận tình chăm sóc ông. Kể từ đấy, ông đã nặng tình với bà.
Ngày 26/7/1947, Hội đồng chính phủ họp ở đình Hồng Thái. Lúc chưa họp, Hồ Chủ tịch gọi ông Hiến ra. Bác hỏi về vấn đề vợ con và định giới thiệu cho ông một người. Ông Hiến ngơ ngẩn không biết trả lời ra sao. Bác vô tình đẩy ông vào tình huống khó xử. Ông đành xin Bác cho anh vài giờ để suy nghĩ. Gần tối, sau hai cuộc họp Hội đồng. Ông phải nói thật với Bác là đã hứa hẹn với bà Lê Thị Xuyến rồi...
Ông bà Lê Văn Hiến, Lê Thị Xuyến cùng các con cháu. Ảnh tư liệu. |
Phải hơn một năm sau, nguyện vọng của hai người được chấp thuận. Ông viết thư về Quảng Nam báo cho gia đình biết việc riêng của ông và bà Xuyến. Còn bà Xuyến, nhân dịp đi công tác Thanh Hóa đã ghé qua nhà ông Vũ Ngọc Phan và bà Hằng Phương. Bà có gửi hai con trai ở đấy trong thời gian kháng chiến. Bà trao đổi với con trai lớn về dự định kết hôn của mình. Phan Vịnh đồng ý ngay. Phan Vịnh báo cho em Phan Diễn biết tin. Các con bà đã từ lâu coi bác Hiến như người trong gia đình. Thời gian hai con bà sống ở Thanh Hóa, ông Hiến thường xuyên viết thư, gửi quà và lo lắng mọi mặt.
Ngày 30/6/1949, lễ cưới của ông Hiến và bà Xuyến được tổ chức ở xã Tân Trào. Sau ngày cưới, bà Xuyến được ở cơ quan ông Hiến ba hôm lo việc soạn sửa gia đình và thư từ cho bạn bè. Sau đó, hai người lại chia tay nhau đi công tác. Bà Xuyến lên đường về cơ quan trung ương Hội Phụ nữ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông và bà đều bận công việc, thỉnh thoảng mới được gặp nhau. Trong nhật ký, ông Hiến so sánh hình bóng bà như con chim chợt đến, chợt đi.
Đến khi về Hà Nội, ông bà mới được sống gần nhau. Cả hai lần yêu, cả hai lần lấy chồng bà Xuyến đều gặp khó khăn lúc ban đầu. Không biết có phải vì thế không mà bà rất thông cảm với các con khi bọn trẻ bước vào tuổi yêu. Bà Xuyến đã dành cho Ái tình cảm của người mẹ, thay cho bà Thái Thị Bôi. Năm 1960, Ái đang học ở Liên Xô và yêu một thanh niên Nga. Lúc đó, quan niệm về vấn đề lấy chồng ngoại quốc ở nước ta còn rất ngặt nghèo. Bà Xuyến thông cảm và ủng hộ tình cảm của đôi trẻ. Các con trai của bà cũng tìm thấy ở mẹ mình một người bạn tâm tình khi gặp trắc trở trong tình yêu.
Gia đình bà Xuyến và ông Hiến với các con cháu đã sống vui vẻ, ấm cúng suốt gần 50 năm. Hiện nay, trên bàn thờ nhà các con Phan Vịnh, Lê Ngọc Ái, Phan Diễn đều treo ảnh bốn người: Ông Phan Thanh, ông Lê Văn Hiến, bà Lê Thị Xuyến, bà Thái Thị Bôi.
Đọc những dòng chữ của hoàng hậu Nam Phương viết cho nhân tình của chồng, mặt Bảo Đại cứ tái dần đi. 50 năm sau, lá thư mới được công bố.
" alt=""/>Chuyện hai nhà làm một của Chủ tịch đầu tiên Hội Liên hiệp phụ nữ VNTheodore "Ted" Kaczynski sinh ngày 22/5/1942 tại Chicago, trong một gia đình người Ba Lan nhập cư. Khi học lớp 5, chỉ số IQ của Kaczynski được xác định ở mức 167 điểm, giúp người này được lên thẳng lớp 7. Những năm tiếp theo, Kaczynski luôn là học sinh đứng đầu lớp, tỏ ra đặc biệt xuất sắc trong toán học. Kaczynski tốt nghiệp trung học phổ thông ở tuổi 16, và ngay lập tức nhận được học bổng của Đại học Havard danh giá.
Năm 1962, Kaczynski tốt nghiệp cử nhân tại Harvard, sau đó lần lượt nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ Toán tại Đại học Michigan vào năm 1964 và 1967. Vào năm 25 tuổi, Kaczynski trở thành giảng viên toán trẻ nhất ở Đại học California. Tuy vậy, Kaczynski đột ngột từ chức 2 năm sau đó vì những vấn đề tâm lý.
"Anh ta thường xuyên có dấu hiệu hoang tưởng kể từ khi rời Havard. Họ đã gửi anh ta đến đây quá sớm, khi tâm lý chưa sẵn sàng. Anh ta thậm chí còn chẳng có bằng lái xe", một người bạn của Kaczynski chia sẻ với tờ New York Times.
Sau khi từ chức, Kaczynski chuyển tới sống trong một căn nhà gỗ trong rừng ở Montana. Từ tháng 9/1975, Kaczynski bắt đầu tự học cách chế tạo bom từ những vật liệu đơn giản. Theo hồ sơ của FBI, những quả bom do Kaczynski tạo ra đều được đặt trong hộp gỗ, bao gồm 1 ống thuốc nổ và 1 kíp nổ đơn giản - được kích hoạt thông qua việc đóng/mở hộp.
Ngày 25/5/1978, quả bom đầu tiên được Kaczynski gửi tới Giáo sư Buckley Crist - chuyên gia kỹ thuật của Đại học Northwestern. Vì nghi ngờ, ông Crist đã gửi chiếc hộp cho cảnh sát. Khi kiểm tra hộp gỗ, bom phát nổ, một cảnh sát đã bị nát một bàn tay.
Trong khoảng thời gian từ 1978-1995, Kaczynski đã gửi 16 quả bom thư tới nhiều đối tượng khác nhau. Những quả bom này làm 3 người chết và 23 người bị thương (nhiều người bị thương tật vĩnh viễn). Tại thời điểm đó, Kaczynski được FBI liệt vào danh sách 100 tội phạm nguy hiểm nhất thế giới, bị truy nã gắt gao trên cả nước.
Vào năm 1995, Kaczynski bị bắt giữ và kết án tù chung thân không ân xá, sau khi tránh được bản án tử hình. Tới tháng 5/1998, Kaczynski được chuyển tới nhà tù Supermax ở bang Florence - nhà tù dành cho những tội phạm nguy hiểm nhất nước Mỹ.
Trong thời gian ở tù, trạng thái tinh thần của Kaczynski dường như trở nên tốt hơn. Người này đã xuất bản một số cuốn sách viết về bản thân và kinh nghiệm nghiên cứu, toàn bộ lợi nhuận được gửi tới các nạn nhân bị đánh bom. Ngoài ra, Kaczynski cũng gửi một số bài giảng và trả lời thắc mắc của sinh viên Đại học Harvard qua thư.