Soi kèo góc Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2

Ngoại Hạng Anh 2025-02-25 04:21:13 2275
èogócLeicestervsBrentfordhngàđội tuyển bóng đá quốc gia brasil   Phạm Xuân Hải - 21/02/2025 05:25  Kèo phạt góc
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/41b899903.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2

Nhận định, soi kèo Changchun YaTai vs Zhejiang Greentown, 15h ngày 13/10

Mới đây, Grimshaw, một studio kiến ​​trúc hợp tác với trường Đại học East London (UEL) phát minh ra loại gạch xây dựng làm từ bã mía - một sản phẩm phụ từ quá trình chế biến cây mía. Được gọi là “Sugarcrete”, sản phẩm này ra đời nhằm mục đích giải quyết vấn đề bền vững môi trường trong xây dựng. 

Hiện gạch Sugarcrete vẫn chưa được cấp bằng sáng chế, nhưng chất lượng của Sugarcrete đã được công nhận, khi nó được đề cử cho Giải thưởng Earthshot. (Ảnh: Grimshaw/Đại học East London (UEL))

Hiện gạch Sugarcrete vẫn chưa được cấp bằng sáng chế, nhưng chất lượng của Sugarcrete đã được công nhận, khi nó được đề cử cho Giải thưởng Earthshot. (Ảnh: Grimshaw/Đại học East London (UEL))

Trường Đại học East London giải thích rằng, gạch Sugarcrete là vật liệu xây dựng được làm bằng cách kết hợp các bã sợi mía còn sót lại từ quá trình sản xuất đường, trộn với chất kết dính chuyên dụng, cùng các khoáng chất và cát. Vật liệu này cung cấp giải pháp carbon thấp để xây các bộ phận của tòa nhà, chẳng hạn như vách cách nhiệt, kết cấu sàn.

Vật liệu như vậy sẽ có khả năng làm giảm lượng khí thải carbon, tác động tích cực đến cuộc khủng hoảng khí hậu mà thế giới đang phải đối mặt. Sugarcrete thải carbon ít hơn 20 lần, nhẹ hơn 4-5 lần so với gạch truyền thống. Nó còn được ca ngợi là giải pháp thay thế thân thiện với môi trường, với giá cả phải chăng hơn so với các loại gạch xây dựng truyền thống.

Giảng viên cấp cao của Đại học East London (UEL), Gutierrez Rivas cho biết: “Bất chấp mục tiêu là giữ mức nóng lên toàn cầu ở 1,5 độ C, người ta ước tính rằng, diện tích sàn xây dựng toàn cầu của chúng ta sẽ tăng gấp đôi vào năm 2060. Vì vậy, chúng ta phải phát triển các giải pháp thay thế bền vững cho các phương pháp xây dựng hiện tại”. 

Tuyên bố của UEL còn cho biết thêm: “Vật liệu xây dựng carbon thấp này chỉ là một phần trong tham vọng của dự án lớn. Dự án lớn còn nhằm mục đích cung cấp các giải pháp xây dựng khả thi, bền vững và an toàn khác nhau, sử dụng chất thải sinh học làm nguồn tài nguyên cốt lõi để nâng cao phúc lợi và an ninh cộng đồng”.

Còn theo đại diện studio Grimshaw, mía là cây trồng được sản xuất nhiều nhất trên thế giới tính theo số lượng. Như vậy, việc chế tạo vật liệu xây dựng tận dụng phụ phẩm từ cây mía cũng sẽ giúp các tổ chức tham gia sản xuất mía bù đắp được một số hậu quả xấu về môi trường do cây mía gây ra. 

Hiện tại, gạch Sugarcrete vẫn chưa được cấp bằng sáng chế, nhưng chất lượng của Sugarcrete đã được công nhận. Nó được đề cử cho Giải thưởng Earthshot – giải thưởng tôn vinh các dự án bền vững nổi bật trên toàn thế giới. 

HUỲNH DŨNG(Nguồn: Interestingengineering)">

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường làm từ bã mía

Nhận định, soi kèo Persipura Jayapura vs Barito Putera, 15h15 ngày 25/10

Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng

Trong mạng lưới bạn bè Facebook hôm nay, tôi chứng kiến chủ một quán nhậu giận dữ "bóc phốt" nhà cung cấp lật lọng khi đã nhận cọc 30% rồi nhưng vẫn hủy hợp đồng cung cấp chim, vì những người thu mua chim phóng sinh trả giá cao hơn. Nhà cung cấp hết lời xin lỗi, hứa sẽ đền bù sau vì thời gian này nhu cầu mua động vật phóng sinh quá lớn, anh phải thúc giục các đối tác là người bẫy chim để họ cố gắng tăng sản lượng: "Sắp rằm tháng 7 rồi, ưu tiên phóng sinh hơn là sát sinh mà chị".

Câu nói đó của người bán chim hẳn không phải thật lòng, vì những người trong nghề luôn biết rõ nhất, nhu cầu phóng sinh với số lượng lớn chính là nguyên nhân khiến nhiều chú chim đang tung cánh tự do trên bầu trời hay bình an rỉa cánh dưới bóng cây bị cầm tù rồi mất mạng. Nhiều phóng sự, nhiều hình ảnh, clip cho thấy cảnh những chú chim không còn bay nổi sau nghi lễ phóng sinh ở chùa, có những con sau đó được phát hiện nằm lăn trên đất, kiến ăn lõm cả hốc mắt.

Để phóng sinh, nhiều người ra chợ mua cá, mua ốc..., những con vật vốn bị bắt để làm thực phẩm, rồi thả chúng. Nếu biết chăm sóc tốt và thả ra môi trường kịp thời, chọn nơi đủ điều kiện cho chúng tồn tại, những sinh linh này sẽ có cơ hội sống sót, việc phóng sinh thực sự có ý nghĩa. Nhưng không hiểu vì lý do gì, một số người có điều kiện kinh tế lại nhất định muốn dùng chim trời để làm nghi lễ phóng sinh, và số lượng phải lớn để đủ đổi lấy "điểm công đức" mà họ mong muốn. Và thế là những người chuyên bẫy chim lại vô cùng bận rộn.

Thế nhưng, đã đến lúc chim trời cũng chẳng còn nhiều mà bắt. Một người quen của tôi ở quê mọi khi vẫn làm công việc này cho biết, năm nay anh không dám nhận "đơn" vì: "Chịu thôi cậu ạ, chim trời bây giờ ít lắm rồi, chẳng bắt được mấy".  

Có rất lý do khiến chim trời sắp đi đến ngưỡng tận diệt, trong đó có cả nạn phóng sinh biến tướng theo hướng hình thức, thực dụng. Người ta mua chim phóng sinh với hy vọng đổi lấy phúc lộc, tiền tài cho mình, họ đếm số chim được thả trong nghi lễ như đếm một thứ tiền tệ để giao dịch với thánh thần chứ không quan tâm đến việc những sinh vật tội nghiệp ấy có sống nổi hay không, cũng chẳng áy náy vì bản thân là nguyên nhân đẩy chúng đến cái chết. Chúng chết vì bị thương sau dính bẫy, vì kiệt sức trong quá trình cầm tù, và không có tổ để nghỉ, không có thực phẩm để ăn sau khi được thả ra...

Sau lễ phóng sinh, nhiều người rời chùa với sự an tâm, thanh thản vì cho rằng mình đã làm một việc thiện, nhưng nếu có những con chim mất mạng vì bị bắt để phục vụ nghi lễ, cái họ gieo đâu phải là nhân lành nữa, nếu không muốn nói là ác nghiệp đã được tạo.

Chim sẻ chuẩn bị cho "mùa phóng sinh". (Ảnh: Tùng Lâm)

Chim sẻ chuẩn bị cho "mùa phóng sinh". (Ảnh: Tùng Lâm)

Loài chim chẳng thể lên tiếng để kêu cứu hay thanh minh, nên những người bán chim phóng sinh, để quảng cáo và tiếp thị, đã mặc sức gán cho chúng những ý nghĩa nghe có vẻ tốt lành, nhưng ý nghĩa càng hay ho, tốt đẹp bao nhiêu thì sự tồn tại của giống loài chúng càng bị đe dọa nặng nề bấy nhiêu. Nào là phóng sinh chim sẻ thì sẽ nhận lại được sự sung túc, giàu sang và an vui suốt cả năm; phóng sinh chim ri sẽ nhận về tài lộc, thịnh vượng, phóng sinh họa mi sẽ nhận được nhiều niềm vui...

Nếu loài chim biết nói, chắc hẳn chúng sẽ tự gán cho mình những ý nghĩa xui xẻo, hoặc cầu xin loài người đừng phóng sinh nữa. Nếu biết nói, chúng sẽ thống thiết kêu lên rằng, nhiều đồng loại của chúng lẽ ra vẫn còn sống nếu không bị người ta săn bắt, lùng sục để mua lấy phước báu cho con người. Phóng sinh, ý nghĩa ban đầu là cứu sinh linh khỏi cái chết bằng cách trả tự do cho chúng, nhưng sự thực phong trào phóng sinh ồ ạt theo kiểu thực dụng hiện nay là kiếp nạn khủng khiếp của loài chim, chính là đẩy chúng vào chỗ chết.

Nhìn những chiếc lồng chật hẹp bên trong là những con chim tuyệt vọng, sợ hãi đang bấu chân lên thanh sắt, kêu thảm thiết mong được thoát ra, hay những con mệt lả rũ xuống một góc không còn sức để kêu nữa, liệu những vị khách hàng đang chuẩn bị cho lễ phóng sinh có thức tỉnh? Liệu họ có tự đặt câu hỏi, sau nghi thức phóng sinh tại thành phố, những chú chim trời được thả ấy sẽ bay về đâu, tìm chỗ nào để trú ẩn, lấy gì để ăn, tránh đâu cho thoát khỏi cái chết khi xung quanh không hề có môi trường đủ điều kiện cho chúng sống?

Người xưa phóng sinh không hoành tráng mà làm việc đó một cách tự nhiên, không vụ lợi, chỉ đơn giản là hành động từ bi dựa trên đức hiếu sinh. Họ thấy một con thú, một con chim, con cá sắp bị giết hại thì bỏ tiền mua chúng để thả về môi trường sống tự nhiên. Chim được tự do bay lên trời rồi về tổ, cá xuôi theo dòng nước, thú quay lại rừng, tất cả đều an vui. Với hoàn cảnh ngày nay, việc phóng sinh nếu muốn thực hiện trọn vẹn, con người sẽ phải tốn nhiều công sức và tâm tư hơn để có thể thực sự cứu sống những con vật tội nghiệp, chứ không phải cứ làm lễ và tháo cũi sổ lồng cho chúng là xong việc, mặc kệ sống chết.

Lòng từ bi, thiện lành, xót thương chúng sinh thời nào cũng đáng trân quý, và phóng sinh là một biểu hiện của nó, với điều kiện được làm một cách không vụ lợi. Mà nếu vậy, mọi người sẽ làm tùy duyên bất cứ lúc nào gặp phải con vật cần cứu, không nhất thiết phải thực hiện ồ ạt "lấy được" trong tháng 7 Âm lịch. Đừng đem việc thiện ra thương mại hóa nữa kẻo làm nghiệp ác phát sinh.

Bạn có đồng tình với ý kiến trên? Hãy chia sẻ ở box bình luận bên dưới.

Hoàng Hà">

Chim trời nếu biết nói chắc sẽ cầu xin con người đừng đua nhau phóng sinh

Nhận định, soi kèo Tacoma Defiance vs Las Vegas Lights, 9h05 ngày 14/10

Ông Dmitry Ukhin (55 tuổi, sống tại Leningrad, Nga) đã dành cả cuối tuần để đi tìm con mèo Styopka bị mất tích hai ngày trước đó. Sau khi tìm thấy con mèo trên phố, Dmitry mang nó về nhà để chăm sóc. Vào buổi tối, khi Dmitry đang ngủ, Styopka liên tục cào vào chân ông, gây ra các vết thương khá lớn. 

Khi tỉnh dậy, ông thấy mình đang nằm trên vũng máu và không thể tự sơ cứu kịp thời. Dmitry mắc bệnh tiểu đường, tình trạng đông máu kém và huyết áp cao, do đó ông lập tức nhận ra tình trạng của mình rất nghiêm trọng, nhanh chóng gọi hàng xóm và lực lượng chức năng đến giúp đỡ.

Một nguồn tin từ cảnh sát địa phương chia sẻ với truyền thông: "Khoảng 23h, một người đàn ông gọi đến dịch vụ cấp cứu để báo rằng mình bị chảy máu rất nhiều ở chân do rách tĩnh mạch. Khi lực lượng chức năng đến nơi, vết xước trên chân của Dmitry đã nghiêm trọng đến mức khiến nạn nhân qua đời vì mất máu".

Dmitry Ukhin và chú mèo đã gây ra tai nạn thương tâm.

Dmitry Ukhin và chú mèo đã gây ra tai nạn thương tâm.

Những người hàng xóm cho biết, họ đã cố gắng sơ cứu nhưng đội ngũ y tế mất khoảng 1 giờ đồng hồ mới đến nơi khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Khi nhân viên y tế đến thì mọi chuyện đã quá muộn.

Vợ của Dmitry không ở nhà khi tai nạn xảy ra, nhưng đã xác nhận với cảnh sát rằng chính mèo Styopka gây ra vụ việc thương tâm trên, đồng thời nhận xét rằng nó vốn là con vật cưng tốt bụng, vô hại. Số phận của chú mèo vẫn chưa được xác định.

Hiện chưa có thông báo chính thức về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Dmitry Ukhin;  tuy nhiên các chuyên gia cho rằng vết cáo trúng tĩnh mạch, các vấn đề sức khỏe có sẵn của nạn nhân và phản ứng chậm chạp của đội ngũ y tế là các yếu tố dẫn đến tử vong.

Câu chuyện khiến nhiều cư dân mạng cảnh báo về những rủi ro nghiêm trọng mà vật nuôi có thể gây ra, nhất là cho những người cao tuổi mắc nhiều bệnh nền.

Gần đây, một sự cố đáng sợ do vật nuôi cũng xảy ra tại Ấn Độ. Chàng trai 22 tuổi ở Faridabad, Ấn Độ, bị chú chó pitbull mình vẫn cưng chiều cắn đứt gần hết tai trái. Anh đã trải qua ca phẫu thuật kéo dài 11 giờ để nối lại phần mô bị đứt.

Hoàng Hà(Nguồn: Daily Mail)">

Bị mèo cào, người đàn ông chết vì mất máu

友情链接