Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Western Sydney Wanderers, 11h00 ngày 5/4: Củng cố ngôi đầu
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Feyenoord, 21h30 ngày 5/4: Ca khúc khải hoàn
GTC là nhà phân phối của Maxhub tại Việt Nam
Trường Thịnh
(Dân trí) - Đại diện hãng Maxhub công bố Công ty TNHH Thương mại Công nghệ và Dịch vụ GTC là nhà phân phối của Maxhub tại Việt Nam - thương hiệu hàng đầu về màn hình tương tác, phòng học thông minh và hội nghị truyền hình.
Ông Edmond Jia, đại diện Maxhub trao chứng nhận nhà phân phối cho công ty GTC.
Hội thảo đã giới thiệu các sản phẩm và giải pháp phục vụ chuyển đổi số tiên tiến và hiện đại của Maxhub như các giải pháp phòng học thông minh, màn hình tương tác thông minh, màn hình chuyên dụng, bục giảng, bục phát biểu thông minh, hệ thống ghi hình lớp học chuyên dụng, camera AI chuyên dụng, thiết bị chia sẻ, loa và micro hội nghị không dây, các thiết bị hội nghị truyền hình chuyên dụng...
Các chuyên gia Maxhub đang hiệu chỉnh hệ thống ghi hình và lưu trữ video di động, khoảng cách kết nối lên tới 100m.
Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Maxhub khu vực Đông Nam Á, ông Edmond Jia cho biết, Maxhub là nhà cung cấp giải pháp hàng đầu thế giới về phòng học thông minh, các sản phẩm màn hình tương tác, hiển thị chuyên dụng, màn hình LED và các sản phẩm, giải pháp truyền thông hợp nhất,...
Trong những năm qua, Maxhub không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ tương tác tiên tiến nhất và thiết kế các ứng dụng thông minh được tối ưu hóa để sử dụng trong giáo dục, doanh nghiệp, khách sạn, hội nghị, hiển thị quảng cáo. Công nghệ hiển thị và truyền thông của Maxhub đang hiện diện ở những địa điểm hàng đầu trên thế giới.
Ông Edmond Jia, Giám đốc khu vực của hãng Maxhub, giới thiệu khai mạc sự kiện công nghệ.
Giám đốc Công ty GTC, ông Lê Thanh Tuấn cho rằng, chuyển đổi số hiện đang tạo ra sự thay đổi mang tính tổng thể và toàn diện từ trung ương đến địa phương, đến từng doanh nghiệp, trường học, từng tổ chức và người dân. Việc ứng dụng các thiết bị và giải pháp cho các phòng họp thông minh đang trở thành xu thế của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.
Trong lĩnh vực giáo dục, việc áp dụng màn hình tương tác, phòng họp thông minh của Maxhub vào công tác giảng dạy không chỉ là cải tiến công nghệ mà còn áp dụng được phương pháp dạy và học tiên tiến, mang đến những trải nghiệm học tập tương tác và thú vị, giúp giáo viên và học sinh phát triển kỹ năng và tư duy sáng tạo.
Công ty GTC có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong việc phân phối các sản phẩm công nghệ, thiết bị văn phòng tại Việt Nam. Với việc trở thành nhà phân phối của Maxhub, công ty GTC sẽ cung cấp các sản phẩm và giải pháp Maxhub với giá cả và dịch vụ tối ưu cho các đối tác, khách hàng.
Chuyên gia giải pháp của nhà phân phối GTC, giới thiệu sản phẩm giải pháp Maxhub cho giáo dục.
Maxhub là công ty con của tập đoàn CVTE, là tập đoàn cung cấp bo mạch chính cho tivi hàng đầu thế giới, chiếm 33% thị phần toàn cầu, và được tạp chí Fortune bình chọn là một trong 500 công ty hàng đầu Trung Quốc vào năm 2019.
Maxhub là thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết bị hội nghị và trình chiếu tương tác và đang có thị phần hàng đầu thế giới về màn hình tương tác dành cho doanh nghiệp và giáo dục. Các sản phẩm của Maxhub không chỉ đảm bảo chất lượng cao, được bảo hành 3 năm, mà còn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho các cuộc họp, giảng dạy, đào tạo và hiển thị quảng cáo.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Thương mại Công nghệ và Dịch vụ GTC
Địa chỉ: số 6, Phạm Tuấn Tài, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://gtchanoi.com/
Tel: 0972 889 888 - 0932 630 888
" alt="GTC là nhà phân phối của Maxhub tại Việt Nam" />Người đàn ông nghèo khó nhờ công an trả lại gần 30 triệu đồng nhặt được
Phạm Hoàng
(Dân trí) - Dù có hoàn cảnh khó khăn, gồng gánh nuôi 8 miệng ăn nhưng khi nhặt được số tiền gần 30 triệu đồng, ông Kpă Bhiêr đã nỗ lực tìm người đánh rơi để trả lại.
Ngày 2/3, Công an huyện Krông Pa, Gia Lai, thông tin ông Kpă Bhiêr (66 tuổi, trú tại Buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa) đã trả lại 30 triệu đồng nhặt được cho người đánh rơi.
Trước đó, trên đường đi làm rẫy về, ông Kpă Bhiêr nhặt được chiếc ví tại đoạn đường liên thôn, thuộc buôn Blăk, xã Ia Rmok. Kiểm tra, ông Bhiêr thấy bên trong có hơn 28 triệu tiền mặt, không có giấy tờ cá nhân của người đánh rơi.
Ông Kpă Bhiêr đã nhờ công an tìm người đánh rơi gần 30 triệu đồng để trả lại (Ảnh: Công an huyện Krông Pa).
Không tham của rơi, ông Kpă Bhiêr đã đến Công an xã Ia Rmok gửi lại chiếc ví nhờ lực lượng công an tìm người đánh rơi để trả lại.
Công an xã Ia Rmok nhanh chóng xác định số tài sản trên là của ông Kpă Kun (SN 1959, trú tại Buôn Blăk, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa), mời đến trụ sở công an xã để nhận lại tài sản.
Tại cơ quan công an, ông Kpă Kun vui mừng, cảm ơn hành động của ông Kpă Bhiêr và tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ Công an xã Ia Rmok.
Công an xã Ia Rmok đã tìm được người đánh rơi và trao lại số tiền gần 30 triệu đồng (Ảnh: Công an huyện Krông Pa).
Ông Kun chia sẻ, số tiền trên là gia đình bán bò để làm lễ cho con gái ruột. Khi đánh rơi tiền, ông rất lo lắng vì không biết phải xoay xở đâu ra tiền để lo việc gia đình.
Được biết, hoàn cảnh gia đình của ông Kpă Bhiêr cũng rất khó khăn. Gia đình 8 người đang sống trong căn nhà sàn vách gỗ, mái tôn chật hẹp, xập xệ làm từ năm 2018.
Mặc dù rất cần tiền để lo toan cuộc sống, nhưng ông Kpă Bhiêr luôn giữ lối sống đúng mực, chân thành và từ chối những thứ không thuộc về mình.
" alt="Người đàn ông nghèo khó nhờ công an trả lại gần 30 triệu đồng nhặt được" />"Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón"
Kiều Diễm
(Dân trí) - Đây là nhấn mạnh của Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An khi đánh giá tác động mức thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón, đồng thời đề nghị báo chí có sự định hướng dư luận đúng đắn.
Ngày 17/11,Tạp chí Năng lượng mới/PetroTimestổ chức Tọa đàm "Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững" nhằm làm rõ tác động tiêu cực của Luật thuế 71/2014/QH13 đối với người nông dân và lợi ích thiết thực từ việc áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) phân bón 5% tại Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi.
Chính sách thuế GTGT phân bón cần khách quan, khoa học, tránh bảo thủ
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XV cho biết hiện nhiều nội dung lớn đã được thông qua, nhưng vẫn còn lĩnh vực chưa được thống nhất, liên quan đến nhiều đối tượng, đó chính là thuế GTGT phân bón.
Đây không chỉ câu chuyện thuần túy thuế học mà còn là vấn đề tình cảm, lý trí, không thể đưa ra quyết định trên chủ quan ý chí, cần bao quát rộng rãi trên các khía cạnh. Quan điểm này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện xuyên suốt trong quá trình thảo luận, lấy ý kiến cho thuế dự tháo Luật.
"Đề nghị báo chí có sự định hướng dư luận về vấn đề này đề phòng thế lực xấu lợi dụng gây nhũng nhiễu thông tin, chính sách. Không bao giờ Đảng, Nhà nước đưa ra chính sách gây ảnh hưởng đến người nông dân hay đất nước. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch để không ảnh hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người nông dân", ông An nhấn mạnh.
Nhìn lại câu chuyện cách đây 10 năm, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng khi chuyển thuế GTGT phân bón từ 5% thành không áp thuế đã khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạch toán thuế vào chi phí, khiến tăng giá bán, không đáp ứng kỳ vọng Luật thuế đặt ra.
Do đó Chính phủ đã đề nghị sửa đổi đưa phân bón trở về chịu thuế GTGT 5%. Về mặt cơ sở khoa học, ông An nhìn nhận đề xuất của Chính phủ là hợp lý. Phân tích tác động của chính sách thuế GTGT 5% với phân bón, đã có nhiều chuyên gia nói cụ thể về mối liên hệ tới doanh nghiệp, người nông dân và ngân sách của Nhà nước.
"Tôi cho rằng không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón. Theo tôi, khi bàn tác động của thuế GTGT 5% nên có cái nhìn khách quan, khoa học không nên bảo thủ hay dùng những lời lẽ nặng nề như 'không cần biết, cứ áp thuế GTGT 5% thì giá phân bón sẽ tăng, sẽ giết người nông dân'. Tôi cho rằng phải căn cứ trên cơ sở khoa học tính toán cụ thể, không nên vì suy nghĩ chủ quan, cảm tính để quyết định", Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An thẳng thắn bày tỏ.
Khách mời dự tọa đàm chia sẻ ý kiến (Ảnh: BTC).
Liên quan đến những diễn biến nghị trường nóng, dưới góc nhìn của chuyên gia thuế, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam khẳng định cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón. Điều này phù hợp về góc độc khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Ông Được phân tích, phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ gây ra nhiều bất cập. Bởi lẽ, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận, buộc họ phải cộng tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ đã tính vào chi phí trong giá sản phẩm bán ra. Như vậy, người nông dân gián tiếp phải trả thuế, gây thiệt hại "kép" cho nông dân với phân bón giả, phân bón có giá thành cao, đồng thời có thể dẫn đến Nhà nước thất thu thuế.
Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lại có lợi thế không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu đối với bán thành phẩm của phân bón hoặc sản phẩm phân bón. Họ cũng không phải chịu thuế GTGT đầu ra nên không bị tác động giảm lợi nhuận do tác động chính sách thuế.
Đưa ra ví dụ hạch toán, ông Được làm rõ giá bán sản phẩm phân bón của doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu chưa bao gồm GTGT là 100 đồng, giá trị đầu vào là 80đ, dự kiến lợi nhuận ban đầu là 20đ.
Nếu doanh nghiệp sản xuất trong nước không được khấu trừ GTGT đầu vào, chi phí phải trả thêm là 8đ tiền thuế GTGT không được khấu trừ, giá thành tăng, lợi nhuận giảm. Để bảo đảm mục tiêu lợi nhuận, giá bán phải cộng 8đ để bù đắp chi phí thuế. Do vậy, thực tế giá sản phẩm đến tay người nông dân sẽ tăng là 108đ khiến người nông dân phải chịu thiệt thòi trả giá cao hơn.
Với mức giá 108đ, doanh nghiệp sản xuất trong nước mới bảo đảm lợi nhuận mục tiêu để duy trì sản xuất, trong khi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ cần mức giá 100đ. Mặt khác, nếu doanh nghiệp nhập khẩu tính giá theo cơ chế thị trường, họ cũng có thể tăng giá bán lên 108đ, khi đó người tiêu dùng có thể phải trả thêm 8đ thuế đối với các sản phẩm phân bón nhập khẩu do chính sách thuế.
Ngoài ra, do lợi thế có được từ chính sách thuế nên nhóm doanh nghiệp nhập khẩu phân bón có điều kiện cạnh tranh về giá, chưa nói đến chất lượng và hậu mãi, từ đó gây khó khăn cho sản xuất trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng dẫn đến độc quyền trong dài hạn khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước kiệt quệ, thua lỗ, thậm chí phá sản.
Mức thuế GTGT 5% đảm bảo hài hòa lợi ích các bên và mục tiêu đặt ra
Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia Kinh tế nhìn nhận bất cập trông thấy rõ nhất là không đánh thuế phân bón làm giá thành cao lên, khiến sức cạnh tranh giảm sút đã được Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu lên từ ngay những ngày đầu áp dụng Luật thuế 71.
Về mặt nguyên tắc, bất cứ hàng hóa nào lưu hành trên thị trường đều phải chịu thuế GTGT và có những mặt hàng ở ưu đãi ở mức nào. Khuyến nghị của các tổ chức thế giới như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) đều cho rằng Việt Nam nên áp thuế phân bón 10%. Tuy nhiên, xét thực tế ở Việt Nam, mức bình quân thuế GTGT đang là 9,7%, nên đánh thuế GTGT 10% cho phân bón là mức cao, có thể gây ảnh hưởng tới người nông dân, nông nghiệp. Do đó đề xuất mức áp thuế 5% để hài hòa lợi ích và mục tiêu giữa các bên.
Khách mời tại tọa đàm (Ảnh: BTC).
Ngược lại, nếu không áp thuế GTGT hiện toàn bộ thuế đang được tính vào chi phí sản xuất và phản ánh qua giá thành. Khi giá sản phẩm nội địa cao thì không thể cạnh tranh với phân bón nhập khẩu về đổi mới công nghệ, hậu mãi. Người nông dân không hề được lợi gì, vẫn phải mua phân bón cả nhập khẩu, cả nội địa giá cao, gây thiệt thòi lớn. Nhà nước không thu được thuế từ sản xuất phân bón trong nước, không thu được từ nước ngoài và thiệt đơn, thiệt kép.
Nói thêm về các lo ngại tăng thuế 5% sẽ tăng giá phân bón, vị chuyên gia này cho rằng doanh nghiệp ai cũng mong lợi nhuận cao, tuy nhiên vai trò điều tiết nhà nước ở Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ cần tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát không để giá phân bón tăng sau khi áp thuế, đảm bảo mục tiêu chính sách đạt ra như kỳ vọng.
"Cũng có những đại biểu Quốc hội lo ngại nếu áp thuế 5% thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ cộng thêm 5% vào giá làm tăng giá, tuy nhiên nếu doanh nghiệp nội địa không tăng, bình ổn giá thì họ cũng không thể tăng vì điều này là phi lý trong tính cạnh tranh. Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cần có những yêu cầu, tập huấn để doanh nghiệp hiểu mục tiêu chính sách, không ồ ạt tăng giá, thậm chí xem xét cơ sở giảm giá", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích thêm.
Như vậy, việc áp thuế GTGT 5%, ông Thịnh nhấn mạnh doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ có điều kiện đầu tư công nghiệp mới, sản xuất sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu nông nghiệp và bình ổn giá bán, lúc này người được lợi lâu dài chính là người nông dân và nông nghiệp Việt Nam. Khoản ngân sách Nhà nước thu được sẽ là nguồn đầu tư lại cho nông nghiệp thông qua giống cây mới, đào tạo người nông dân về sản xuất nông nghiệp bền vững.
Về phía đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ông Lê Văn Ngân, Chánh Văn phòng Hiệp hội cho biết qua 30 năm đồng hành cùng trên 100 doanh nghiệp phân bón, trong 10 năm gần đây doanh nghiệp trong ngành đầu tư sản xuất đã chậm lại và hạn chế. Để giúp các doanh nghiệp phân bón trong nước cải thiện quy trình công nghệ, dây truyền sản xuất cấp thiết áp thuế GTGT 5% với mặt hàng này.
"Nhìn ra thế giới, công nghệ phân bón đã phát triển nhiều. Do đó, Việt Nam rất cần những cập nhật đổi mới để bắt kịp nhịp độ này. Việc áp dụng thuế GTGT 5% sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới tạo ra được những sản phẩm phân bón chất lượng cao, thân thiện với môi trường, phân bón hữu cơ cần thiết, giúp nông sản Việt tự tin hơn khi vươn ra thị trường thế giới. Đây chính là mong mỏi nhất đối với người nông dân, nông nghiệp Việt Nam", đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhấn mạnh.
Đảm bảo công bằng trong chính sách hoàn thuế GTGT
Mặc dù phần lớn đại biểu quốc hội và các chuyên gia kinh tế đều thống nhất cho rằng cần thiết chuyển phân bón chịu thuế GTGT 5% nhưng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về khoản 3 Điều 15 trong Dự thảo Luật quy định: "... Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%, trừ hoạt động thanh lý tài sản nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên sau 12 tháng liên tục hoặc 4 quý liên tiếp thì được hoàn thuế GTGT". Luật hiện hành không có điều này.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam nhìn nhận nếu doanh nghiệp chỉ có 1 loại thuế suất thuế GTGT là 5% thì mới được hoàn thuế, còn những doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên thì không được hoàn thuế là không công bằng đối với các doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên.
Trong thực tế, doanh nghiệp được tự do kinh doanh nên đa phần doanh nghiệp có đa ngành nghề, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một lĩnh vực chịu thuế GTGT 5%. Do đó, sửa luật thuế GTGT cần đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.
Thuật ngữ "chỉ" sẽ làm giới hạn đối tượng được hoàn thuế và không đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.
Do đó, chuyên gia thuế Nguyễn Văn Được đề nghị bỏ từ "chỉ" để cho phép hoàn thuế đối với đối tượng sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5% cho đúng bản chất nhưng phải "bù trừ với các hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế khác", đồng thời phải thực hiện "phân bổ" số thuế GTGT theo tỷ lệ chịu thuế 5% so với tổng hàng hóa dịch vụ của người nộp thuế.
Nếu bỏ từ "chỉ" thì tất cả các doanh nghiệp có một hay nhiều loại thuế suất thuế GTGT trở lên đều được đối xử bình đẳng. Điều này giúp cho doanh nghiệp có điều kiện và động lực để liên tục đầu tư phát triển, đổi mới, đa dạng sản phẩm; dành thêm nguồn lực đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
"Dù chúng tôi không phải một tổ chức phân bón hay nông nghiệp nhưng vì thấy chính sách gây méo mó thị trường, thiếu công bằng cho doanh nghiệp sản xuất phân bón và người nông dân, nên chúng tôi thấy cần phải lên tiếng vì lợi ích của người nông dân, của chính sách đất nước", ông Được bộc bạch.
Tương tự ý kiến của ông Được, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng cần rà soát lại nội dung cả Điều 15, xây dựng Luật phải "đúng vai, thuộc bài", phân định rõ điều nào giao Chính phủ, điều nào Quốc hội quyết.
"Các doanh nghiệp đâu chỉ sản xuất 1 mặt hàng, thuế GTGT đầu vào thông thường là 10%, các Đại biểu Quốc hội đang rất băn khoăn cho khoản này về mặt nghiệp vụ sẽ tính toán như thế nào. Về mặt kỹ thuật lập pháp, nếu nói 'chỉ được cái này, không được cái kia' là không nên và không hợp lý. Tôi đề nghị bỏ từ "chỉ" và có cách xử lý khác hài hòa, công bằng, tránh phức tạp, nếu doanh nghiệp bị tồn khoản thuế hoàn sẽ là câu chuyện khó khăn cho nguồn tiền sản xuất", ông An nêu ý kiến.
Cũng theo thông tin ông An, quan điểm ban soạn thảo thì việc có từ "chỉ" sẽ thu hẹp lại đối tượng được hoàn thuế, tuy nhiên, ý kiến của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội là bỏ từ "chỉ", bởi nếu không sửa đổi thì dự thảo Luật có thông qua áp thuế suất GTGT 5% cũng không cải thiện cho doanh nghiệp được như kỳ vọng.
"Đây không phải là "lobby" chính sách hay làm gì mờ ám mà hướng chính sách đến điều đúng đắn và chính xác nhất, mang lại hiệu quả tốt đẹp nhất cho người nông dân và doanh nghiệp", Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nhấn mạnh.
Mong mỏi kiến nghị gửi tới Quốc hội
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh xót xa cho rằng công nghệ phân bón Việt Nam còn chưa bắt kịp trình độ thế giới, nên rất mong Quốc hội đưa ra quyết định thuế GTGT phân bón chính xác, để từ đó cải thiện chất lượng phân bón, nâng cao giá trị nông sản Việt, để giúp nông nghiệp thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế.
Liên quan đến cạnh tranh hàng ngoại, các quốc gia trên thế giới đều có sự ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp. Ví dụ Trung Quốc, nguyên liệu nhập vào cho sản xuất phân bón, thuế nhập khẩu được giảm 50% hoặc bằng 0, thuế GTGT cũng được áp mức thấp, khi xuất khẩu hoàn toàn được Nhà nước hỗ trợ phí lưu kho và hoàn toàn bộ thuế trong nước, nên khi bán sang Việt Nam họ được lời lớn và có thế mạnh cạnh tranh cao.
"Ở Nga hay Mỹ cũng tương tự, do đó, tôi thấy rằng chính sách ưu đãi đúng và trúng cho chính sách thuế GTGT là rất cần thiết với sản phẩm phân bón để nông nghiệp Việt Nam được cất cánh. Qua chuyến đi tới vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua tôi nhận thấy người nông dân hiện nay sử dụng phân bón cho trồng lúa và cây trồng là chủ yếu. Tuy nhiên, qua tìm hiểu người nông dân cho biết người nông dân cho rằng hiện nay phân bón Việt Nam chưa đủ cạnh tranh đối với phân bón nước ngoài", ông Thịnh nhìn nhận
Chính vì vậy, Luật Thuế GTGT trong đợt sửa đổi này mong muốn làm sao được chuyển hóa để nâng cao được năng suất chất lượng phân bón, vật tư thiết bị đáp ứng được nhu cầu người nông dân.
Ông Trần Văn Khánh, người nông dân tiêu biểu tham gia tọa đàm cho rằng việc đưa phân bón chịu thuế GTGT 5% là điều mà chúng tôi ủng hộ, bởi nhìn thấy đây là điều kiện để doanh nghiệp cải thiện dây truyền, đầu tư chất lượng phân bón hữu cơ, thân thiện với môi trường. Từ đó, người nông dân có cơ hội sản xuất ra những mặt hàng nông sản xanh - sạch hơn, phục vụ không chỉ người tiêu dùng trong nước mà còn là cơ sở để nông sản Việt tiến xa trên thị trường quốc tế.
" alt=""Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón"" />Vượt tỷ phú Trung Quốc, Ấn Độ giữ 2 vị trí đầu bảng về giàu nhất châu Á
(Dân trí) - Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani đã vượt qua nhà sản xuất nước đóng chai Zhong Shanshan của Trung Quốc để vươn lên vị trí người giàu thứ 2 châu Á.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani vươn lên trở thành tỷ phú giàu thứ 2 châu Á (Ảnh: The Economic Times).
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani và gia đình đã kiếm được khoảng 10 tỷ rupee (134 triệu USD) mỗi ngày trong một năm qua khiến khối tài sản của họ tăng gấp 4 lần từ 1.402 tỷ rupee (gần 19 tỷ USD) lên 5.059 tỷ rupee (68 tỷ USD). Nhờ đó, họ trở thành gia đình giàu thứ 2 ở Ấn Độ và ông Gautam Adani, 59 tuổi, vươn lên trở thành người giàu thứ hai châu Á, vượt qua "vua" nước đóng chai Zhong Shanshan của Trung Quốc.
Đứng đầu danh sách giàu nhất châu Á vẫn là tỷ phú Mukesh Ambani, người cũng đang giữ vị trí giàu nhất Ấn Độ. Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Zhong Shanshan tạm xuống vị trí thứ 3 sau khi ông Gautam Adani vượt lên giành vị trí thứ 2 trong danh sách giàu nhất châu Á.
Theo báo cáo từ IIFL Wealth-Hurun India, đây là lần đầu tiên ông Gautam Adani và anh trai Vinod Shantilal Adani cùng lọt vào danh sách những người giàu nhất Ấn Độ năm 2021. Ông Gautam Adani tăng 2 bậc, xếp vị thứ 2, còn gia đình ông Vinod Shantilal Adani và gia đình tăng 12 bậc để xếp thứ 8.
Hiện tại, tài sản của gia đình Vinod Shantilal Adani ở mức 1.316 tỷ rupee (gần 18 tỷ USD), tăng 21,2%. Trong khi đó, gia đình giàu nhất Ấn Độ, Mukesh Ambani kiếm được 1,7 tỷ rupee/ngày trong năm qua, đưa tài sản tăng lên 7.180 tỷ rupee (gần 97 tỷ USD), tăng 9% so với năm ngoái.
" alt="Vượt tỷ phú Trung Quốc, Ấn Độ giữ 2 vị trí đầu bảng về giàu nhất châu Á" />Home Credit và F88 giảm lãi sốc
Mộc An
(Dân trí) - Home Credit giảm lãi khoảng 68% so với năm 2022. Còn F88 lỗ 529 tỷ đồng.
Số liệu tài chính năm 2023 của Công ty cổ phần Kinh doanh F88 (F88), Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit (Home Credit) được công bố trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Sau một năm nhiều biến động, kết quả kinh doanh năm 2023 của 2 "ông lớn" cho vay tiêu dùng sụt giảm tương đối so với năm 2022. Cụ thể, F88 ghi nhận lỗ sau thuế 528,8 tỷ đồng năm 2023. Năm 2022, doanh nghiệp ghi nhận mức lãi 208,1 tỷ đồng.
Home Credit đạt 375,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 68% so với năm 2022. Tính trung bình mỗi ngày năm 2023, Home Credit lãi khoảng 1 tỷ đồng trong khi F88 lỗ khoảng 1,4 tỷ đồng.
F88, Home Credit giảm lãi lớn trong năm 2023 (Biểu đồ: Mộc An).
Với việc lỗ nặng trong năm 2023, biên lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của F88 rơi từ mức 24% về âm 37%. Đối với Home Credit, mặc dù ROE năm 2022 thua F88 khi chỉ đạt mức 19%, nhưng năm vừa qua vẫn khả quan ở mức 6%.
Đặc điểm chung của 2 doanh nghiệp này là năm 2023 giảm mạnh hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu. Tại ngày 31/12/2022, chỉ số này của cả 2 đơn vị đều trên 4 lần. Sang đến ngày 31/12/2023, F88 giảm đòn bẩy về mức 1,8 lần còn Home Credit là 2,79 lần.
F88 cũng giảm dư nợ trái phiếu so với vốn chủ sở hữu từ 1,71 lần về 0,18 lần. Hệ số này của Home Credit vẫn duy trì mức 0,17 lần trong 2 năm vừa qua.
Từ những dữ liệu công bố có thể tính được tổng tài sản của F88, Home Credit ghi nhận cuối năm 2023 lần lượt là hơn 4.006 tỷ đồng và 25.594 tỷ đồng.
Theo HNX, F88 có phát hành 35 lô trái phiếu trong đó có 3 lô được phát hành trong năm 2023 với lãi suất 11,5-12%/năm. 32 lô trái phiếu khác đã hủy toàn bộ.
Ngoài ra theo thông tin từ Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp), F88 cũng có các khoản vay từ các cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài là Lendable SPC, Lion Asia VIII (RB) Limited (địa chỉ tại quần đảo Cayman) hoặc ngân hàng. Tài sản đảm bảo cho các khoản vay này là ô tô đã qua sử dụng hoặc tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Còn Home Credit từng phát hành 3 đợt trái phiếu và còn 1 lô trái phiếu đang lưu hành. Những lô trái phiếu này có tổng giá trị 1.100 tỷ đồng, lãi suất 7,2-7,4%/năm.
Trước khi huy động trái phiếu, doanh nghiệp này vay vốn từ các tổ chức là ngân hàng trong nước và nước ngoài như Credit Suisse AG, Maybank International, Symbiotics SA, Micro, Small & Medium Enterprises Bonds S.A. thay mặt cho Compartment "One", First Abu Dhabi bank P.J.S.C, Taishin International bank, E. sun commercial bank, Bank of Kaohsiung, Taiwan Cooperative Bank.
" alt="Home Credit và F88 giảm lãi sốc" />Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
Thành Đạt
(Dân trí) - Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris nhận được tỷ lệ ủng hộ gần như ngang bằng nhau ở 3 bang chiến trường quan trọng gồm Arizona, Georgia và North Carolina.
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AFP, Reuters).
Cuộc thăm dò dư luận do Marist College thực hiện và công bố ngày 26/9 cho thấy, Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ là 49% từ những cử tri tiềm năng ở bang North Carolina.
Ở hai bang Arizona và Georgia, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump chỉ dẫn trước 1% so với đối thủ bên đảng Dân chủ, với 50% cử tri tiềm năng ở cả hai bang cho biết họ sẽ ủng hộ ông, trong khi 49% nghiêng về bà Harris.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 19/9 đến ngày 24/9, bao gồm 4.643 cử tri đã đăng ký trên cả 3 bang. Tất cả những người được hỏi đều cho biết họ có kế hoạch bỏ phiếu vào tháng 11 và 91% bày tỏ sự chắc chắn về lựa chọn của mình.
Ba bang này có tổng cộng 43 phiếu đại cử tri. Ông Trump đã giành chiến thắng tại North Carolina trong cả hai cuộc bầu cử vào năm 2016 và 2020. Ông cũng đã đánh bại ứng cử viên đảng Dân chủ khi đó là bà Hillary Clinton ở Arizona và Georgia vào năm 2016, nhưng đã để thua ở cả hai bang này trước Tổng thống Joe Biden vào năm 2020, đánh dấu lần đầu tiên một ứng cử viên đảng Dân chủ giành chiến thắng tại Georgia kể từ năm 1992.
Ông Trump đã phản bác kết quả bầu cử ở Georgia, cáo buộc rằng cuộc bỏ phiếu đã bị gian lận. Cáo buộc này đã bị nhiều quan chức của bang bác bỏ.
Một cuộc thăm dò khác do Viện nghiên cứu Đại học Siena thực hiện vào tháng 8 cho thấy bà Harris đã dẫn trước ông Trump đáng kể ở 3 bang chiến trường khác gồm Wisconsin, Pennsylvania và Michigan. Theo dữ liệu của cuộc thăm dò, phó tổng thống Mỹ dự kiến sẽ vượt qua đối thủ của mình với tỷ lệ 50% so với 46% trên cả 3 bang.
Kết quả thăm dò dư luận toàn quốc do New York Timescông bố vào ngày 26/9 cũng cho thấy bà Harris đang đánh bại ông Trump với 3 điểm. Tuy nhiên, tờ báo lưu ý rằng cựu Tổng thống Trump có thể "dễ dàng giành chiến thắng" nếu ông giành được nhiều phiếu hơn ở một số bang quan trọng, bao gồm Wisconsin, Pennsylvania và Nevada, nơi bà Harris chỉ cách biệt trong khoảng 2%.
Bà Harris tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng sau khi Tổng thống Joe Biden rút lui hồi tháng 7. Ông Trump vào thời điểm đó được nhiều người coi là ứng viên hàng đầu, một phần dựa trên đánh giá rằng ông có kinh nghiệm trong vận hành nền kinh tế hơn. Mặc dù vậy, bà Harris dường như đang xóa dần lợi thế này của ông Trump.
Cả 2 ứng viên đều đang tập trung các cam kết vào nền kinh tế - mối quan tâm hàng đầu với cử tri Mỹ. Ông Trump cho biết ông sẽ tạo ra các khu vực sản xuất đặc biệt trên các vùng lãnh thổ liên bang. Ông cũng hứa sẽ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Trong khi đó, bà Harris cam kết giảm thuế cho các gia đình có con cũng như thuế cao hơn đối với các tập đoàn. Bà dự kiến công bố các đề xuất kinh tế mới trong tuần này, mặc dù một số cố vấn của bà thừa nhận thời gian không còn nhiều để thuyết phục cử tri về chính sách.
Theo RT" alt="Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường" />
- ·Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Wellington Phoenix, 14h00 ngày 6/4: Đội khách chìm sâu
- ·Nơi sinh ra những tờ "tiền Cụ Hồ" đầu tiên của Việt Nam
- ·Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm
- ·Novaland thay tổng giám đốc mới
- ·Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Nottingham, 23h30 ngày 5/4: Phong độ lên cao
- ·HNG của tỷ phú Trần Bá Dương ra sao khi bị đẩy xuống giao dịch tại UPCoM?
- ·Khiến fan sửng sốt, Tuấn Anh chia sẻ điều bất ngờ
- ·Mỹ lên tiếng về kịch bản Ukraine nhượng bộ lãnh thổ với Nga
- ·Soi kèo góc Brentford vs Chelsea, 20h00 ngày 6/4
- ·TPHCM bắn pháo hoa tại 3 địa điểm đón năm mới 2025
Nợ xấu ngày càng gia tăng, ông lớn xây dựng Coteccons xử lý sao?
Khổng Chiêm
(Dân trí) - Coteccons có gần 2.243 tỷ đồng nợ xấu tính đến cuối niên độ 2024. Lãnh đạo công ty cho biết có thể thu hồi khoảng 100 tỷ đồng trong năm 2025, thiết lập các cơ chế kiểm soát nợ xấu mạnh mẽ hơn.
Kiểm soát nợ xấu
Sáng nay (19/10), Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 (niên độ 1/7/2024 - 30/6/2025).
Một vấn đề tại Coteccons được quan tâm gần đây là nợ xấu ngày càng gia tăng, công ty phải trích lập dự phòng lớn. Tại ngày 30/6, Coteccons có gần 2.243 tỷ đồng nợ xấu, tăng khoảng 669 tỷ đồng trong một năm.
Phần lớn nợ xấu đến từ Công ty Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), Công ty Saigon Glory (thuộc Bitexco, chủ đầu tư siêu dự án đối diện chợ Bến Thành) và Công ty Minh Việt (chủ đầu tư Tricon Towers).
Vì vậy, Coteccons phải trích lập dự phòng hơn 1.355 tỷ đồng, chiếm 60% tổng nợ xấu.
Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT Coteccons - thừa nhận mục tiêu kinh doanh năm 2025 đầy thách thức, tham vọng (Ảnh: CTD).
Nói về vấn đề này, ông Trần Ngọc Hải - Phó tổng giám đốc Coteccons phụ trách khối thương mại - thừa nhận việc trích lập dự phòng diễn ra trong 2-3 năm vừa qua, xuất phát từ những dự án dính nợ xấu trước đó, công ty chỉ hoàn thành việc trích lập dự phòng.
Ông Hải thừa nhận con số này có khả năng gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh nhưng công ty đã có phương án dự phòng để không bị ảnh hưởng.
Năm 2025, doanh nghiệp sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn thu hồi công nợ. Mục tiêu là không tăng giá trị trích lập dự phòng, không tăng nợ xấu. Dự kiến, công ty có thể thu hồi được khoảng 100 tỷ đồng trong năm này từ khoản nợ đã trích lập trước đó. Ngoài ra, công ty sẽ thiết lập một số cơ chế mạnh mẽ hơn về quản lý rủi ro, phân tích khách hàng... để giảm thiểu rủi ro nợ xấu.
Nói về kế hoạch kinh doanh, ông Hải nói năm 2024, Coteccons đạt doanh thu 21.045 tỷ đồng, tăng hơn 30% và lợi nhuận sau thuế 310 tỷ đồng. Giá trị backlog (giá trị hợp đồng chuyển tiếp) cho năm 2025 là 20.000 tỷ đồng.
Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng kép 20-30%/năm trong 4-5 năm tới. Riêng năm 2025, doanh thu kế hoạch 25.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 430 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 39% so với thực hiện năm trước. Giá trị hợp đồng ký mới hơn 28.000 tỷ đồng.
Ông Hải thông tin quý đầu niên độ 2025, doanh thu đạt 4.708 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị hợp đồng ký mới hơn 8.500 tỷ đồng. Giá trị hợp đồng đang tham gia đấu thầu hơn 16.000 tỷ đồng. "Cơ hội trong năm 2025 rất lớn", ông Hải nói.
Đa dạng hóa doanh thu, tiến ra nước ngoài
Phó tổng giám đốc Coteccons Trần Ngọc Hải cho biết ngoài tập trung vào công nghiệp, Coteccons sẽ cân bằng các mảng khác nên bắt buộc đa dạng hóa, đưa doanh thu đến từ nhiều nguồn khác như xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư ra nước ngoài.
Về cơ sở hạ tầng, Chính phủ đang tập trung thực thi nhiều dự án đầu tư công. Đại diện Cotecccons cho biết sẽ tìm hiểu cơ hội xây dựng tại các dự án, mở rộng quan hệ với các cơ quan ban, ngành. Ông Hải kỳ vọng mảng hạ tầng sẽ mang lại doanh thu lớn trong các năm tới.
Với thị trường nước ngoài, công ty đang tham gia đầu tư với 2 phương án. Thứ nhất, công ty sẽ theo khách hàng ở Việt Nam muốn mang dự án ra nước ngoài. Thứ 2, công ty sẽ tìm kiếm thị trường tiềm năng, liên kết liên doanh với công ty địa phương ở nước ngoài.
Tuy nhiên, ông Hải thừa nhận công ty Việt ra nước ngoài gặp khó về địa lý, ngôn ngữ, văn hóa. Để ra nước ngoài, Coteccons phải mất 1-3 năm hoặc lâu hơn nữa. Nhưng lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng đây là định hướng đúng, đang xây nền móng cơ bản để bước vào thị trường nước ngoài với tiêu chí chắc chắn, an toàn, chậm nhưng chắc.
Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch Coteccons - thừa nhận mục tiêu kinh doanh năm 2025 là đầy thách thức, tham vọng. Công ty đã đạt mức tăng trưởng kép 30%/năm trong 3 năm gần đây và làm sao để 4-5 năm nữa vẫn giữ vững nhịp tăng trưởng này?
Ông Bolat cho rằng một trong những kế hoạch trọng tâm là đa dạng hạng mục kinh doanh, tạo sức chống chịu tốt hơn với khủng hoảng thị trường và thách thức của kinh tế thế giới. Trong ngắn hạn, Coteccons chưa phát hành thêm trái phiếu.
Một điểm đáng chú ý tại họp đại hội lần này là Coteccons thay đổi tờ trình, từ không chia cổ tức thành chia cổ tức tỷ lệ 10% bằng tiền. Lần đầu tiên sau 4 năm (từ 2020), sau giai đoạn chuyển giao ban lãnh đạo cấp cao, Coteccons mới chia cổ tức. Ông Bolat giải thích đây là thời điểm phù hợp để triển khai nhằm thực hiện quyền lợi cổ đông.
" alt="Nợ xấu ngày càng gia tăng, ông lớn xây dựng Coteccons xử lý sao?" />Chuyên gia Nga: Phương Tây sẽ không trả lại tài sản đóng băng của Moscow
Thanh Thành
(Dân trí) - Một chuyên gia ngân hàng cấp cao ở Nga cho rằng, phương Tây sẽ không trả lại bất kỳ tài sản có chủ quyền nào của Moscow đang bị đóng băng.
Giám đốc điều hành Ngân hàng VTB của Nga Andrey Kostin (Ảnh: Reuters).
"Phương Tây sẽ không trả lại bất kỳ tài sản có chủ quyền nào của Nga, vốn đang bị đóng băng như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine", Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng cho vay lớn của Nga VTB, Andrey Kostin, dự đoán.
Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản thuộc về Ngân hàng Trung ương Nga kể từ năm 2022 như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.
Các khoản tiền gửi tại công ty thanh toán Euroclear có trụ sở tại Brussels (Bỉ) đã tạo ra hàng tỷ USD tiền lãi, mà Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định sử dụng để tài trợ cho Kiev.
"Ở phương Tây, họ nói rằng hãy dùng nguồn dự trữ này để trả tiền cho việc tái thiết Ukraine. Và họ sẽ lập một dự luật mà ngay cả nguồn dự trữ như vậy cũng không đủ", ông Kostin nói khi trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters vốn được công bố hôm 2/12.
Trước đó, hôm 1/12, Chủ tịch mới của Hội đồng châu Âu (EC) Antonio Costa, cho biết EU sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine trong năm tới, bằng cách sử dụng tiền lãi tích lũy từ số tiền Nga bị đóng băng.
"Bắt đầu từ tháng tới, chúng tôi có kế hoạch cung cấp, trong 1 năm trọn vẹn, mỗi tháng, 1,5 tỷ euro tiền hỗ trợ. Số tiền này lấy từ nguồn các tài sản bị đóng băng của Nga và cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự", ông Costa cho biết trong chuyến thăm Kiev vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ.
Đầu năm nay, EU đã quyết định cung cấp cho Ukraine một phần lãi suất từ số tài sản bị đóng băng của Nga tạo ra. Vào tháng 7, EC tuyên bố sẽ phân bổ 1,5 tỷ euro cho Kiev, chủ yếu là vũ khí, như đợt viện trợ đầu tiên. Đợt thứ hai, dự kiến lên tới 1,9 tỷ euro, có thể được giải ngân vào mùa xuân năm 2025.
Vào tháng 10, Nghị viện châu Âu cũng đã phê duyệt khoản vay lên tới 35 tỷ euro cho Ukraine để hoàn trả bằng doanh thu trong tương lai từ các tài sản bị đóng băng của Nga. Khoản vay này là một phần của EU trong gói mà Nhóm G7 đã nhất trí cung cấp cho Kiev nhằm tăng hỗ trợ khoản vay lên tới 50 tỷ USD.
EU đang nắm giữ khoảng 210 tỷ euro tài sản thuộc về ngân hàng trung ương Nga. Trong khi đó, Mỹ vẫn chưa công khai số tài sản của Nga mà họ nắm giữ. Theo tính toán của Reuters, vào đầu năm 2022, Moscow có khoảng 67 tỷ USD tài sản bằng USD.
Moscow đã nhiều lần cáo buộc phương Tây "đánh cắp" tiền của mình. Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov hồi tháng 10 đã cảnh báo Moscow sẽ đáp trả tương tự đối với việc phương Tây sử dụng nguồn thu nhập từ dự trữ ngân hàng trung ương bị đóng băng của mình.
Tháng trước, ông Siluanov cho biết Moscow sẽ sử dụng nguồn thu nhập từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư phương Tây.
Theo RT" alt="Chuyên gia Nga: Phương Tây sẽ không trả lại tài sản đóng băng của Moscow" />Nhà sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" báo lãi đậm
Thanh Thương
(Dân trí) - Nhờ khoản doanh thu tăng mạnh từ mảng quảng cáo và tư vấn truyền thông mà lợi nhuận Tập đoàn Yeah1 nửa năm tăng gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ.
Trong báo cáo tài chính quý II/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã cổ phiếu: YEG) cho biết cả doanh thu và lợi nhuận công ty ghi nhận được trong quý vừa qua tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Cụ thể, nhà sản xuất chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" đạt hơn 207 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 2,6 lần cùng kỳ và là mức cao nhất từ quý I/2022 đến nay. Trừ giá vốn, lợi nhuận gộp gấp hơn 2,5 lần cùng kỳ đạt gần 16 tỷ đồng.
Trong quý, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng ghi nhận tăng gần 2,6 lần lên gần 40 tỷ đồng, đồng thời chi phí tài chính, chi phí bán hàng không biến động nhiều đã giúp lợi nhuận sau thuế công ty tăng 61% so cùng kỳ, lên hơn 9 tỷ đồng, bất chấp chi phí quản lý tăng mạnh.
Lũy kế 6 tháng năm nay, doanh thu thuần công ty đạt khoảng 280,6 tỷ đồng, tăng gần 98% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng quảng cáo và tư vấn truyền thông đóng góp doanh thu cao nhất với 253 tỷ đồng, cao gấp gần 2,4 lần cùng kỳ.
Nhờ doanh thu hoạt động kinh doanh và tài chính tăng mạnh nên lợi nhuận sau thuế đạt hơn 20,5 tỷ đồng, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ, cũng là mức lãi bán niên cao nhất trong 6 năm trở lại đây của công ty.
Theo ban lãnh đạo doanh nghiệp, doanh thu nửa năm tăng mạnh chủ yếu đến từ mảng hoạt động quảng cáo và tư vấn truyền thông tăng 136%. Trong đó có sự đóng góp lớn của show truyền hình "Anh trai vượt ngàn chông gai" phát sóng từ cuối tháng 6, quy tụ 33 sao nam nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh, thể thao...
Tính đến hết quý II, tổng tài sản của công ty đạt hơn 2.005 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn chiếm gần 70%.
Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả đạt hơn 606,8 tỷ đồng, tăng 27% so với hồi đầu năm. Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm 88%) đạt hơn 536 tỷ đồng, tăng 31%.
Năm nay, Yeah1 đặt ra kế hoạch doanh thu 800-1.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 65-105 tỷ đồng, tương ứng với hai kịch bản thận trọng và thuận lợi. Như vậy, kết thúc nửa năm, doanh nghiệp này đã hoàn thành gần 26% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra trong kịch bản thận trọng.
" alt="Nhà sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" báo lãi đậm" />Muốn biết tổng thống tiếp theo của Mỹ, hãy nhìn thị trường chứng khoán?
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Chỉ số chứng khoán S&P 500 trong 3 tháng trước bầu cử có thể dự đoán chính xác hơn 80% người sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ.
Theo phân tích của công ty dịch vụ tài chính LPL Financial, kể từ năm 1928, chỉ số S&P 500, theo dõi hiệu suất hoạt động của 500 công ty lớn nhất được niêm yết tại Mỹ, đã chỉ ra chính xác người chiến thắng của 20 trong số 24 cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Phân tích của LPL Financial nêu rõ bất cứ khi nào S&P 500 cho kết quả tăng trưởng dương trong 3 tháng trước cuộc bầu cử thì khả năng cao đảng đang kiểm soát Nhà Trắng sẽ tiếp tục thắng cử.
Cụ thể, trong 3 tháng trước cuộc bầu cử năm 2008, S&P 500 đã giảm 24,8%. Kết quả, Đảng Dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và ứng viên Barack Obama trở thành tân tổng thống Mỹ, chấm dứt quyền kiểm soát Nhà Trắng của đảng Cộng hòa sau 8 năm.
Ngược lại, khi thị trường chứng khoán biến động theo chiều hướng tiêu cực trong 3 tháng trước cuộc bầu cử, nó sẽ là "điềm báo" đảng đang ở Nhà Trắng sẽ ra đi.
Chẳng hạn, chỉ số S&P 500 đã giảm 2,3% trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, kết thúc 8 năm nắm quyền kiểm soát Nhà Trắng của Đảng Dân chủ.
Ông Donald Trump và bà Kamala Harris (Ảnh: BI).
Hiện tại, chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và chỉ số S&P 500 đã tăng 12% kể từ đầu tháng 8. Giả sử cổ phiếu Mỹ không giảm mạnh vào những ngày cuối cùng thì xu hướng lịch sử đang có lợi cho đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris.
Bên cạnh đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones từ đầu năm tới cuối tháng 10 cũng giữ đà tăng. Các chuyên gia cho rằng điều này là tín hiệu về kết quả tích cực cho chính quyền đương nhiệm.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cũng đang đặt nhiều kỳ vọng vào chiến thắng của ông Donald Trump bởi họ cho rằng những kế hoạch của ông như giảm thuế doanh nghiệp sẽ có lợi cho thị trường.
Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư trên thị trường đang đặt niềm tin vào những lĩnh vực được xem là tích cực với ông Trump như nhóm ngành ngân hàng, các loại tiền kỹ thuật số hay cổ phiếu hãng xe điện Tesla, đang được điều hành bởi đồng minh của ông Trump là tỷ phú Elon Musk.
Tuy nhiên, các chuyên gia LPL Financial vẫn cảnh báo rằng thị trường luôn biến động khó lường và cũng có thể cho ra những kết quả trái ngược.
Tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, dù chỉ số S&P 500 đã tăng 2,3% trước cuộc bầu cử những đại diện của đảng kiểm soát Nhà Trắng khi đó là ông Donald Trump lại mất ghế tổng thống vào tay ông Joe Biden của Đảng Dân chủ.
Trên thực tế, các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đang bám đuổi sát nút, do đó nhiều nhà quan sát tin rằng kết quả sẽ rất sát nhau.
Theo BI, FT, Al Jazeera" alt="Muốn biết tổng thống tiếp theo của Mỹ, hãy nhìn thị trường chứng khoán?" />
- ·Kèo vàng bóng đá Aston Villa vs Nottingham Forest, 23h30 ngày 5/4: Viết lại lịch sử
- ·Nợ xấu ngày càng gia tăng, ông lớn xây dựng Coteccons xử lý sao?
- ·Vinhomes tăng hơn 22.000 tỷ đồng vốn hóa sau khi công bố thương vụ lịch sử
- ·Lịch phát sóng vòng 7 V.League 2019: HAGL vs Thanh Hóa
- ·Nhận định, soi kèo Boca Juniors vs Barracas Central, 04h00 ngày 7/4: Tạm chiếm ngôi đầu
- ·Nhận định Viettel vs HAGL, 19h00 ngày 12/5 (VĐQG Việt Nam)
- ·Tiền đột ngột dội vào chứng khoán, VN
- ·Thái Lan "hụt hơi" trước Việt Nam về xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc
- ·Nhận định, soi kèo PSG vs Angers, 22h00 ngày 5/4: Khó thắng cách biệt
- ·Cuộc sống khó khăn của du học sinh Việt tại Nhật giữa dịch Covid