Chia sẻ với VietNamNet, Minh Trang cho biết thi Miss World Vietnam để thay đổi bản thân. 10x từng rụt rè trước đám đông, bằng lòng với cuộc sống thường nhật: đi học, làm thêm, sinh hoạt với với gia đình. Cuộc thi là cơ hội giúp cô rèn sự bản lĩnh, vượt khỏi vùng an toàn để trưởng thành hơn.
Người đẹp quyết định học trường RMIT theo tư vấn của bố. Lựa chọn ngành Tiếp thị số (digital marketing), Minh Trang luôn cập nhật các xu hướng mới của truyền thông, mạng xã hội, tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích và rèn tính sáng tạo. Môi trường quốc tế, sinh viên tài năng khiến cô thấy học bao nhiêu cũng chưa đủ, luôn ra sức thực hành để tích lũy kinh nghiệm.
![]() | ![]() |
“Đôi lúc, tôi thấy áp lực đồng trang lứa nhưng luôn coi những người giỏi xung quanh là nguồn cảm hứng, thúc đẩy mình cố gắng. Tôi học bạn bè những điều còn thiếu để hoàn thiện hơn, từ đó tạo cơ hội cho bản thân. Việc tham gia hoạt động ngoại khoá cũng giúp tôi năng động, phát triển hơn kỹ năng mềm”, nữ sinh trải lòng.
Minh Trang từng học lớp song ngữ Anh - Đức tại Trường THPT Việt Đức, có IELTS 6.5 và giao tiếp tiếng Đức cơ bản. Môi trường học thuật phải sử dụng tiếng Anh hàng ngày, cô tự tin về khả năng này nhưng ngày càng trau dồi để thành thạo hơn.
![]() | ![]() |
Ngoài việc học, 10x làm trợ giảng và gia sư tại một trung tâm Anh ngữ. Làm thêm sớm khiến cô càng trân trọng đồng tiền, công sức lao động. “Tháng lương đầu, tôi hạnh phúc khi dùng tiền mua quà tặng bố mẹ, người thân. Tôi tặng bố đôi giày nhưng chỉ khi đi chơi mới dùng khiến tôi càng có động lực cố gắng. Bởi tôi tin câu nói rằng, khi bạn trưởng thành, người ta nhìn vào thu nhập của bạn để đối xử với bố mẹ bạn”, cô tâm sự với VietNamNet.
Công việc giảng dạy tạo cho Minh Trang nhiều mối quan hệ tốt, rèn sự kiên nhẫn khi phải làm việc với học sinh ở nhiều độ tuổi, cùng những phương pháp truyền đạt khác nhau. Đối với những học viên nhỏ tuổi, 10x thấy không cách giảng dạy nào hiệu quả hơn sự kiên nhẫn, tận tâm.
![]() | ![]() |
Bên cạnh đó, Minh Trang cùng nhóm bạn thường xuyên nấu ăn, phát cho những công nhân làm việc đêm muộn, bệnh nhân và người nhà trong các bệnh viện tại Hà Nội. Cô hy vọng tiếp thêm sức mạnh, động lực cho những hoàn cảnh khó khăn ấy.
Ít người biết, những năm cấp 2, nữ sinh từng bị chê bai về nốt ruồi trên mặt, đến mức tiêu cực muốn đi tẩy. Được bố an ủi, cô nhận ra mình có thể chưa bằng ai, chưa đẹp xuất chúng nhưng may mắn khi có cơ thể lành lặn, mái nhà để quay về, gia đình để tâm sự và làm những điều mình thích.
Bố cũng là người có ảnh hưởng lớn nhất đến Minh Trang. “Bố luôn dịu dàng, quan tâm và kiên nhẫn. Tôi biết lái xe đến nay được 7 tháng nhưng chưa từng đi rửa xe hay đổ xăng vì bố luôn đảm nhận. Bố tôi từng là thủ khoa đầu vào chuyên ngành phiên dịch viên (ĐH Hà Nội), luôn làm việc chăm chỉ để trở thành điểm tựa vững chắc của gia đình. Những lúc con gái khó khăn, áp lực, bố luôn giúp tôi giải quyết vấn đề, đưa ra lời khuyên vô giá”, cô bộc bạch.
Do đó, người đẹp 19 tuổi tự hào vì được gia đình đồng hành, ủng hộ nhiệt tình khi thi hoa hậu. Bố mẹ không áp lực chuyện học tập với Minh Trang, dù đôi lúc cô đặt kỳ vọng cao dẫn tới căng thẳng. Tại vòng chung khảo vừa rồi, bố mẹ 10x tạm gác công việc, bay vào TP.HCM đồng hành cùng con gái.
Minh Trang có sở thích đọc sách trinh thám, nhất là khi bản thân áp lực hoặc phải bận tâm nhiều suy nghĩ. Thể loại này giúp cô dồn tư duy, giải tỏa căng thẳng, khiến não bộ hoạt động tốt hơn. Cô yêu thích nhất những tiểu thuyết trinh thám của nhà văn người Nhật Keigo Higashino.
Mới đây, nữ sinh lọt top 16 Người đẹp Nhân ái, cùng các thí sinh khác thực hiện dự án Phiên chợ tử tếcho 500 y bác sĩ, bệnh nhân tại Bệnh viện Quân y 175. Đây là phiên chợ 0 đồng, người tham gia được nhận các phần quà, vật phẩm do nhóm thí sinh quyên góp. Sau 3 ngày kêu gọi ủng hộ, 10x nhận hơn 34 triệu đồng để chuẩn bị hơn 300 chiếc chăn cho dự án.
![]() | ![]() |
Minh Trang quan tâm đến vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. “Những lời nói tiêu cực, ác ý, thiếu tính đóng góp có thể khiến một người mất sự tự tin vốn có, trở nên hướng nội hay thậm chí kết liễu cuộc đời. Bởi từng lời nói ấy là vũ khí vô hình nhưng như mũi dao sắc bén. Là người học truyền thông, tôi mong có thể góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của văn hoá ứng xử trên không gian mạng”, người đẹp bày tỏ.
Thông tin trên được Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức chia sẻ tại cuộc họp báo về Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần V sẽ diễn ra vào 15-16/12 tới đây.
![]() |
Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức (giữa) và GS Vũ Minh Giang tại họp báo Hội thảo Việt Nam học lần thứ V. Ảnh: Lê Văn. |
Theo ông Đức, trên nếu tìm kiếm từ khóa Trung Quốc trên cơ sở dữ liệu thì có khoảng 600 ngàn bài bao gồm các nghiên cứu từ khoa học xã hội, khoa học nhân văn, kinh tế; khoa học tự nhiên, y học; công nghệ và môi trường…
Tương tự đối với từ khóa “Thái Lan” cũng tìm được hơn 60.000 bài. Trong cơ sở dữ liệu này, có gần 40.000 bài nghiên cứu về Việt Nam.
"Như vậy, mặc dù số lượng bài báo thấp hơn các nước song có thể thấy, Việt Nam đã là một đối tượng nghiên cứu được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm" - ông Đức cho hay.
Con số hơn 50% các bài báo quốc tế nghiên cứu về Việt Nam cũng cho thấy, các nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn không hề khó công bố trên các tạp chí quốc tế.
Một điểm đáng chú ý khác là trong 10 đơn vị có nhiều công bố quốc tế nhất về Việt Nam đã có tên 5 cơ sở của Việt Nam, lần lượt là: ĐHQGHN, Viện hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Cần Thơ và ĐHQG TPHCM.
Tuy nhiên, hiện nay, đơn vị có nhiều kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế về Việt Nam nhất cũng thuộc về nước ngoài.
Ông Nguyễn Hữu Đức cho rằng, sự quan tâm của các học giả quốc tế về Việt Nam chính là lý do ĐHQGHN muốn tăng cường kết nối, xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu về Việt Nam nhằm phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam. Đây cũng là mục tiêu tổ chức Hội thảo Việt Nam học lần thứ V năm nay.
Nếu như các hội thảo trước đây tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nội dung Việt Nam học "truyền thống" thì hội thảo năm nay sẽ đề cập đến nội dung nghiên cứu Việt nam rộng hơn, quan tâm cả đén vấn đè giáo dục - đào tạo, chuyển giao công nghệ và biến đổi khí hậu.
Ngoài các nội dung chuyên môn, thông qua hội thảo sẽ có những đóng góp trực tiếp đến việc hoạch định ra các chủ trương, chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lý của Việt Nam.
Chia sẻ tại họp báo, GS Vũ Minh Giang, ĐHQGHN cho rằng, việc lắng nghe các nhà khoa học quốc tế trình bày nghiên cứu của họ về Việt Nam giống như việc chúng ta soi gương để nhìn nhận chính xác hơn về bản thân mình.
Bên cạnh đó, hội thảo quốc tế như Hội thảo Việt Nam học sẽ là kênh quảng bá hình ảnh Việt Nam hiệu quả với thế giới.
Lê Văn
" alt=""/>Hơn 50% nghiên cứu về Việt Nam là của học giả nước ngoàiHenley Passport Index xếp hạng 199 cuốn hộ chiếu trên toàn cầu dựa trên quyền tự do đi lại mà không cần thị thực (visa) của người nắm giữ. Henley Passport Index được cập nhật hàng quý, và được coi là công cụ tham chiếu tiêu chuẩn cho công dân toàn cầu.
Những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới:
1. Nhật Bản (193 điểm miễn thị thực)
2. Singapore, Hàn Quốc (192 điểm)
3. Đức, Tây Ban Nha (190 điểm)
4. Phần Lan, Italy, Luxembourg (189 điểm)
5. Áo, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển (188 điểm)
6. Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha, Anh (187 điểm)
7. Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ, Cộng hòa Séc (186 điểm)
8. Australia, Canada, Hy Lạp, Malta (185 điểm)
9. Hungary, Ba Lan (184 điểm)
10. Lithuania, Slovakia (183 điểm)
Những cuốn hộ chiếu kém quyền lực nhất:
103. Nepal, Palestine (38 điểm)
104. Somalia (35 điểm)
105. Yemen (34 điểm)
106. Pakistan (32 điểm)
107. Syria (30 điểm)
108. Iraq (29 điểm)
109. Afghanistan (27 điểm)
Minh Thu