Hoài Linh rút lui khỏi gameshow, 'ở ẩn' vì quá chán showbiz: Sự thật ngỡ ngàng

Công nghệ 2025-04-28 19:48:19 364
Hoài Linh rút lui khỏi gameshow,àiLinhrútluikhỏigameshowởẩnvìquáchánshowbizSựthậtngỡngà<strong>trận đấu man city</strong>
 

Nổi tiếng từ hơn 20 năm trước nhưng đến nay, tên tuổi Hoài Linh vẫn chưa khi nào giảm nhiệt với các show diễn, chương trình. Vẻ ngoài dung dị, cách nói chuyện khiêm tốn và đặc biệt là lối sống kín tiếng, Hoài Linh chiếm được thiện cảm của đông đảo khán giả trong nước và cả hải ngoại. 

Hoài Linh rút lui khỏi gameshow,
 
 
 

Sau khi hoàn thành tâm nguyện lớn nhất cuộc đời là xây nhà thờ Tổ với kinh phí lên tới hơn 100 tỷ đồng, thời gian gần đây, Hoài Linh đã giảm bớt lượng công việc. Ông cũng rút khỏi ghế nóng các show có lượng rating cao nhất nhì màn ảnh nhỏ như Bước nhảy ngàn cân, Ca sĩ giấu mặt, Ơn giời cậu đây rồi... Riêng với Ơn giời, nam danh hài đã gắn bó suốt 5 mùa phát sóng. Năm 2019, nhà sản xuất chương trình Ơn giời cho hay có ngỏ ý mời Hoài Linh nhưng trùng lịch nên nghệ sĩ không tham gia. Khán giả không khỏi tiếc nuối bởi "xem Ơn giời mà thiếu Hoài Linh như thiếu gì đó" - một độc giả bình luận.

Có người cho rằng, vì tâm nguyện lớn nhất đời mình là xây nhà thờ Tổ khang trang đã hoàn thành, nên danh hài Hoài Linh chọn cách dần rút lui khỏi showbiz để có thời gian dành cho cuộc sống riêng tư. Mới đây, khi tham gia show "Những chuyện tình nghiệt ngã 2" của danh hài Chí Tài với vai trò khách mời đặc biệt, Hoài Linh đã bác bỏ nghi vấn "ở ẩn" và lánh xa làng giải trí.

Hoài Linh rút lui khỏi gameshow,
 

Trong buổi trò chuyện sau khi show kết thúc, Hoài Linh thừa nhận rằng, sau khi xây xong nhà thờ Tổ, anh cũng cần có thời gian để mình nghỉ ngơi. Từ xưa đến nay anh làm gameshow, xuất hiện dày đặc đến nỗi báo chí từng viết "Hoài Linh ngồi gameshow quá nhiều". Lúc đó, anh thấy mình đã vắt hết sức lực để hoàn thành tâm nguyện cũng đáng, nhưng đến bây giờ Hoài Linh đã có thể dừng lại bớt, giữ sức khỏe.

Danh hài đính chính, ông không hề ở ẩn, dù không xuất hiện trên truyền hình nhưng vẫn đi diễn đều đặn ở các tỉnh. Thậm chí, danh hài còn nhận từ 1-2 show ở các tỉnh mỗi tuần - mật độ diễn không hề mỏng đối với một nghệ sỹ U60. "Nói chung, tôi không bao giờ bỏ sân khấu, trừ khi có ai quánh tôi chết thì thôi, chớ sân khấu là đam mê, làm sao mà bỏ được", Hoài Linh khẳng định.

Hoài Linh rút lui khỏi gameshow,
 

Về việc không nhận lời tham gia các gameshow quen thuộc, gắn bó nhiều năm, Hoài Linh cho hay, ông sợ khán giả nhàm chán nên tạm ngưng một thời gian. Nam nghệ sỹ úp mở, sang năm 2020, có thể ông lại trở về vị trí ghế nóng, mọi điều còn trong tương lai nên không thể nói cụ thể thời gian nào.

Cũng trong lần mở lòng này, Hoài Linh tiết lộ góc khuất của công việc ghi hình gameshow. Chính yếu tố bào mòn sức khỏe này khiến ông cân nhắc chọn lọc, chỉ chọn các chương trình phù hợp với mình. 

Hoài Linh rút lui khỏi gameshow,
 

Yếu tố đầu tiên mà Hoài Linh quan tâm là vấn đề nội dung. Vì tuổi không còn trẻ nên Hoài Linh không muốn xuất hiện trong các tiểu phẩm gây cười quá lố. "Vì tuổi đã lớn rồi chứ không phải nhỏ nữa mà lên sân khấu có thể nhăng nhít được", ông giải thích. Bên cạnh đó, với tần suất ghi hình từ 10 giờ sáng ngày đầu tiên đến 3 giờ sáng ngày hôm sau sẽ rất mệt. Ê-kíp tranh thủ sắp xếp lịch quay để các nghệ sỹ tiếng tăm đều quy tụ được nên tranh thủ thực hiện nhiều số. Sức khỏe của Hoài Linh hiện tại không cho phép ông làm việc căng sức như vậy, chính vì thế, danh hài cũng quyết định giảm bớt để nghỉ ngơi.

Hoài Linh rút lui khỏi gameshow,
 

Ngoài đời, Hoài Linh là một trong những nghệ sĩ hài có cát-xê cao vào hàng Top nhưng anh cũng là nghệ sỹ có lối sống rất giản dị. Thời gian rảnh, anh chăm cây cối vườn tược, lau dọn nhà thờ Tổ. Danh hài từng tâm sự: "Nhiều người hỏi thẳng tôi, sao anh giàu có thế mà lại sống bình dân vậy? Tôi bảo, tôi có giàu có gì đâu. Hồi nhỏ, gia đình tôi nghèo lắm, nhà đông anh em nên cả nhà đều vất vả, sau này có một chút, thì cách sống giản dị vẫn in vào máu của tôi rồi. Sống đúng là mình thích lắm, không cần màu mè làm gì cả". Nam danh hài cũng bộc bạch: “Tôi không ham xe sang, hột xoàn, tiền tỷ hay quần áo nghìn đô. Cuộc sống của tôi rất đơn giản, tôi ngại đến những chỗ sang chảnh, cứ bình dân là thích”.

Hoài Linh rút lui khỏi gameshow,
 

Cách đây không lâu khi đến thăm Hoài Linh, Cát Phượng đã có tiết lộ khá thú vị về cuộc sống của anh: "Anh Linh về nhà thờ Tổ, chăm sóc vườn cây, nuôi cá. Tôi bất ngờ khi vườn cây của anh có nhiều cây ăn trái tươi tốt. Tôi xuống chơi, được anh mời đủ loại trái cây. Chỉ người có tình yêu cây cối, vườn tược mới chăm được vườn cây như thế".

Ngoài ra, Cát Phượng cũng cho biết nguyên nhân Hoài Linh vắng mặt trong thời gian qua là vì sức khỏe: "Thời gian anh Linh cày show, kiếm tiền nên sức khỏe suy kiệt. Tôi lo lắng cho anh nhưng không dám nói. Khi ấy anh phải lo xây nhà thờ Tổ. Bây giờ, mọi thứ đã ổn định, anh Linh tạm dừng nhận game show để nghỉ ngơi".

Hoài Linh rút lui khỏi gameshow,
 

Hiện tại, 2 cái tên đang đắt show và thay thế vị trí cho Hoài Linh chính là Trấn Thành và Trường Giang. Theo bảng thống kê của Zing, Trấn Thành và Trường Giang xuất hiện ở 6-7 game show với nhiều vai trò khác nhau. 2 diễn viên hài được đánh giá đắt show nhất showbiz Việt. Họ chiếm sóng 1845 phút trên 3 kênh: VTV3, HTV7 và HTV2.

Là người kín tiếng trong chuyện riêng tư nên từ trước tới giờ Hoài Linh rất ít khi lên tiếng. Trước tin Hoài Linh "ế" gameshow nhường sân cho đàn em, danh hài xứ Quảng vẫn im lặng thong dong với cuộc sống nuôi cá, làm vườn.

(Theo Dân Việt)

Hoài Linh giúp Chí Tài 'tỏ tình' với vợ trước hàng nghìn người

Hoài Linh giúp Chí Tài 'tỏ tình' với vợ trước hàng nghìn người

 - Trong liveshow của danh hài Chí Tài, nghệ sĩ Hoài Linh đã giúp người đồng nghiệp thân thiết của mình giới thiệu vợ - ca sĩ Phương Loan trước hàng nghìn khán giả.

本文地址:http://cn.tour-time.com/html/45b199315.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

{keywords}

Có một thực tế dễ thấy là, trẻ em ngày nay đang dành rất nhiều thời gian cho Internet và truyền thông số. Theo thống kê ở Mỹ, trẻ trong độ tuổi từ 8 - 18 tuổi mất tới 44,5 tiếng đồng hồ mỗi tuần trước màn hình, bao gồm cả smartphone, máy tính bảng, máy tính và ti vi. Tổ chức Common Sense Media thậm chí phát hiện, một số trẻ vị thành niên dành tới 9 tiếng đồng hồ/ngày để truy cập mạng, chỉ phục vụ mục đích giải trí.

Học viện Nhi khoa Mỹ đã phối hợp cùng Trường Y tế cộng đồng, Đại học Brown tiến hành một nghiên cứu tìm hiểu về thói quen sử dụng mạng và truyền thông số (xem ti vi, chơi game, dùng máy tính, smartphone và máy tính bảng, ...) của trẻ em nhằm hiểu rõ hơn tác động của nó đối với sự phát triển thời thơ ấu của chúng. Nhóm nghiên cứu cũng xem xét cả mức độ hạnh phúc nói chung của trẻ, biểu hiện qua các hành vi và tính cách như sự siêng năng, tích cực, việc hoàn thành nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.

Dữ liệu thu thập được 64.000 trẻ thuộc độ tuổi từ 6 - 17 tuổi, trong thời gian từ năm 2011 - 2012 cho thấy, 31% các em tiếp xúc với Internet và truyền thông số dưới 2 tiếng/ngày. 36% khác sử dụng Internet và truyền thông số từ 2 - 4 tiếng/ngày, 17% dính chặt vào chúng từ 4 - 6 tiếng/ngày trong khi 17% còn lại dùng các thiết bị số từ 6 tiếng trở lên mỗi ngày.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, cứ thêm 2 tiếng trẻ dán mắt trước màn hình mỗi ngày, tỉ lệ trẻ luôn luôn hoặc thường xuyên hoàn thành bài tập ở nhà càng giảm đáng kể. Trẻ dành 4 - 6 tiếng/ngày cho Internet và truyền thông số tăng 49% tỉ lệ không làm bài tập so với những trẻ chỉ dành không đầy 2 tiếng/ngày cho những hoạt động đó. Tỉ lệ không hoàn thành bài tập ở nhà còn tăng thêm tới hơn 63% ở những trẻ truy cập mạng hoặc xem tivi, chơi game ttwf 6 tiếng/ngày trở lên.

Các chuyên gia đã khám phá ra một mối quan hệ tương tự giữa việc tiếp xúc với Internet và truyền thông số với 4 thước đo khác về sự phát triển thời thơ ấu của trẻ, kể cả việc luôn luôn hoặc thường xuyên chú ý đạt thành tích tốt ở trường, hoàn thành các nhiệm vụ phát sinh, thể hiện sự quan tâm học hỏi những cái mới và giữ bình tĩnh khi đối diện với các thách thức.

Mọi xu hướng này đều giữ nguyên, bất kể độ tuổi, giới tính hay mức thu nhập của gia đình trẻ.

"Điều quan trọng các bậc phụ huynh và những người chăm sóc trẻ phải hiểu là, trẻ đang tiếp xúc với nhiều dạng truyền thông số khác nhau mỗi ngày. Việc tiếp xúc với Internet và truyền thông số càng nhiều có liên quan đến sự suy giảm phát triển tích cực thời thơ ấu nói chung của trẻ. Các bậc phụ huynh nên cân nhắc những ảnh hưởng tổng thể này khi đặt ra giới hạn sử dụng các thiết bị truyền thông số với con cái", tiến sĩ Stephanie Ruest, một thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.

Các chuyên gia khuyến nghị, với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ nên tránh cho chúng tiếp xúc với Internet và truyền thông số, ngoại trừ chat video. Với trẻ từ 2 - 5 tuổi, họ cần giới hạn thời gian ngồi trước màn hình của con là 1 tiếng/ngày dành cho các chương trình chất lượng cao và không tiếp xúc với Internet cũng như truyền thông số trước giờ đi ngủ. Nếu có thể, cha mẹ nên cùng ngồi xem với con và giúp chúng hiểu rõ những gì đang xem và cách áp dụng những điều học được vào thực tế.

Với trẻ trong độ tuổi đi học ở trường phổ thông từ 5 - 18 tuổi, cha mẹ cần đặt ra và tuân thủ quy định của gia đình về sử dụng Internet và truyền thông số. Họ nên giới hạn loại hình và thời gian dành cho các hoạt động này sao cho phù hợp với con cái mình; cố gắng không để ti vi, máy tính, máy tính bảng và smartphone trong phòng ngủ của trẻ cũng như ngồi trước màn hình trong vòng 1 tiếng trước khi lên giường; đồng thời khuyến khích trẻ dành ít nhất 1 tiếng cho hoạt động thể chất và 8 - 12 tiếng ngủ/ngày tùy theo độ tuổi của trẻ.

Tuấn Anh(Theo Daily Mail)

">

Nên cho trẻ truy cập mạng bao lâu mỗi ngày?

Nhận định, soi kèo Estudiantes vs Botafogo, 7h30 ngày 24/4: Kìm chân nhau

TheoPhonearena, smartwatch hiện nay vẫn đang được xem là hơi thừa khi nó không làm gì nhiều để nâng cao trải nghiệm của người dùng smartphone. Chắc chắn, những chiếc đồng hồ thông minh sẽ rung lên trên cổ tay của người dùng khi có thông báo và chúng ta có thể đọc những đoạn văn bản ngắn (thậm chí là trả lời) trên màn hình nhỏ của chúng. Đó gần như là tất cả những tính năng chính của smartwatch vào thời điểm này. Nếu bạn đề cập đến khả năng đếm bước đi thì không chỉ smartwatch mà smartphone cũng có thể làm tốt nhiệm vụ đó.

Vì vậy, các nhà sản xuất smartwatch đang cố gắng làm cho thiết bị này được trang bị nhiều tính năng hơn thay vì chỉ được xem như là một màn hình nhỏ của smartphone. Apple cũng không nằm ngoài xu hướng này khi một bằng sáng chế vừa bị rò rỉ của họ tiết lộ khả năng dùng Apple Watch để điều khiển âm lượng của iPhone từ xa căn cứ vào mức độ ồn của môi trường.

Bằng sáng chế đã phác thảo một cách khái quát cách mà tính năng này được thực hiện. Apple Watch sẽ sử dụng mic để đo tiếng ồn của môi trường xung quanh. Sau đó, gửi dữ liệu vào iPhone để thiết bị này chỉnh âm lượng cho phù hợp. Ngoài ra, người dùng cũng có thể dùng iPhone để kiểm tra cường độ tiếng ồn của môi trường bất cứ lúc nào với sự kết hợp cùng Apple Watch.

Tính năng sẽ đặc biệt hữu ích trong trường hợp người dùng muốn xác định vị trí của iPhone (đang trong túi quần hay túi xách) nhờ vào việc dùng Apple Watch để tăng âm lượng iPhone khi có cuộc gọi hay tin nhắn đến nó. Không chỉ điều chỉnh độ lớn của chuông báo, tính năng này còn có thể giúp Siri nghe rõ các câu lệnh của người dùng hơn.

Hiện vẫn chưa có gì chắn chắn rằng Apple sẽ đưa phát minh này vào chiếc Apple Watch tiếp theo của mình. 

">

Bằng sáng chế giúp điều chỉnh âm lượng iPhone từ Apple Watch

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, không nên coi tiến độ là tiêu chí chủ yếu để đánh giá hiệu quả triển khai đề án số hóa truyền hình. Thay vào đó, cần tính toán phương án để ảnh hưởng đến người dân một cách ít nhất.

Sáng nay, 19/10, Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đã có phiên họp lần thứ 12 nhằm tổng kết, đánh giá kết quả của giai đoạn 1, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 của Đề án.

Giai đoạn 1: Thành công trên mọi mặt

Đánh giá về giai đoạn 1, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) nhấn mạnh, đây là giai đoạn hết sức quan trọng, không chỉ là nền móng đầu tiên để triển khai các bước tiếp theo, rút ra những kinh nghiệm - cả làm được lẫn chưa được - để hoàn thành tốt các giai đoạn 2, 3 - mà còn có phạm vi ảnh hưởng rộng (5 Thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM cùng vùng phụ cận của 19 tỉnh có dân số đông, trình độ dân trí cao).

Bộ trưởng cũng nhận định, nhờ sự chuẩn bị kỹ, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết tâm của các đơn vị tham gia Đề án nên giai đoạn 1 đã triển khai thành công trên tất cả các mặt, từ tuyên truyền cho đến phát sóng số mặt đất DVB-T2, từ thiết lập thị trường đầu thu cho đến hỗ trợ set-top box cho các hộ nghèo, cận nghèo.

{keywords}

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại cuộc họp.

Sau thời điểm 15/8, Bộ TT&TT đã tổ chức 4 đoàn khảo sát tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Cần Thơ từ ngày 12-15/9/2016 đến các vùng lõm tín hiệu để kiểm tra kết quả thực tế. Kết quả cho thấy vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại 5 TP và một số địa bàn các tỉnh lân cận đã bao phủ và lớn hơn vùng phủ analog trước đây. Chất lượng hình ảnh, âm thanh các kênh của VTV và kênh địa phương tốt hơn nhiều. Người dân đã thu xem được 26-70 kênh truyền hình, trong đó có 5-7 kênh HD. Các hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện đã được hỗ trợ đầu thu DVB-T2 với tình trạng hoạt động và chất lượng thu tín hiệu tốt.

Còn theo Cục Tần số VTĐ - Văn phòng BCĐ thì tình hình lưu thông thiết bị STB trên thị trường tốt, nguồn hàng dồi dào, đa số đều có tem hợp quy và biểu trưng số hóa. Tổng đài hỗ trợ hoạt động tốt, số lượng cuộc gọi hỏi thông tin chỉ tăng trong 4 ngày và trở lại bình thường ngay sau đó, chủ yếu hỏi về kỹ thuật chứ không có ý kiến trái chiều.

"Sau khi làm xong, dân yên tâm, không nghe phàn nàn, thắc mắc hay khiếu nại. Các địa phương lúc đầu lo, nhưng về sau đều yên tâm", Bộ trưởng nêu rõ điểm thành công nhất của giai đoạn 1. Không chỉ trong nước, mà một số quốc gia khác trong khu vực ASEAN cũng đánh giá rất cao kết quả triển khai giai đoạn 1 Đề án của Việt Nam (Đà Nẵng chính là thành phố đầu tiên của ASEAN tắt sóng analog).

Không theo đuổi tiến độ bằng mọi giá

Theo lộ trình dự kiến của giai đoạn 2, sẽ có 25 tỉnh, thành phố tắt sóng vào thời điểm 31/12/2016, tức là chỉ còn hơn 2 tháng nữa. So với giai đoạn 1, giai đoạn 2 cũng có những khó khăn đặc thù như phạm vi rộng hơn, đối tượng người dân khác biệt, nhiều hộ nghèo cần phải hỗ trợ hơn. Khối lượng công việc cần phải triển khai rất nhiều, từ đảm bảo vùng phủ, chất lượng phủ sóng, thông tin tuyên truyền tới người dân, hỗ trợ đầu thu cho các hộ nghèo, cận nghèo... trong khi thời gian còn lại rất ít, Bộ trưởng phân tích.

Để đảm bảo việc triển khai giai đoạn 2 được hiệu quả, Cục Tần số cho rằng cần tránh thay đổi thời hạn tắt sóng nhiều lần vì điều này sẽ ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, dễ gây nhầm lẫn cho người dân. Các đơn vị TDPS cần đảm bảo vùng phủ, chất lượng tín hiệu trước thời điểm ngừng phát sóng 6 tháng; các địa phương cần xác định đúng vùng hỗ trợ và đúng đối tượng hỗ trợ để công tác hỗ trợ đầu thu tiến hành kịp thời, đảm bảo thống nhất, đồng bộ giữa Trung ương với địa phương.

Cơ quan này cũng khuyến nghị sớm ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật TDPS kênh chương trình trên hạ tầng TDPS của doanh nghiệp. Riêng về thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng đầu thu STB, hiện mức thuế đang được áp dụng lên tới 35%. Cục Tần số cho rằng mức thuế cao này sẽ gây khó khăn cho triển khai đề án, do đó đề nghị Bộ TT&TT, Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Cho ý kiến chỉ đạo về lộ trình điều chỉnh, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cơ bản nhất trí với việc 7 tỉnh sẽ tắt trước vào ngày 31/12/2016, xong xem xét thêm trường hợp Hà Nam, nếu đủ điều kiện và địa phương sẵn sàng thì có thể tắt luôn trong đợt này.

Với 17 tỉnh còn lại, Bộ trưởng nêu quan điểm nhóm tỉnh nào chuẩn bị tốt, nếu tắt được sớm hơn mốc 1/7/2017 thì vẫn nên tắt. "Chỉ nên coi 1/7/2017 là thời hạn chót, còn tinh thần vẫn là tắt sớm nhất có thể", ông nêu rõ. Tuy vậy, người đứng đầu ngành TT&TT lưu ý các đơn vị cần đặt quyền lợi người dân lên cao nhất khi triển khai tắt sóng.

"Chúng ta thực hiện theo đúng tiến độ đã được Thủ tướng chỉ đạo, nhưng không nên lấy tiến độ làm tiêu chí chủ yếu để đánh giá. Nói cách khác, không nên tắt đúng tiến độ bằng mọi giá. Ta cần phải tránh ảnh hưởng đến người dân, hoặc làm sao mức độ ảnh hưởng đến người dân là ít nhất có thể, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng lõm", ông yêu cầu.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền giai đoạn 2 cần triển khai luôn từ thời điểm hiện tại, song cần ngắn gọn, dễ hiểu, hướng trực tiếp đến đối tượng đang xem truyền hình analog tại các địa phương tắt sóng đợt này; đẩy mạnh tuyên truyền cơ sở... Cục PTTH & TTĐT hướng dẫn các doanh nghiệp TDPS sắp xếp dung lượng truyền dẫn các kênh thiết yếu hợp lý, đáp ứng nhu cầu thông tin chính đáng của người dân.

Các giải pháp về đảm bảo vùng phủ sóng DVB-T2, hỗ trợ đầu thu, định mức TDPS cũng được Bộ trưởng chỉ đạo giải pháp khả thi, trên cơ sở họp bàn thống nhất giữa các bên, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy và hài hòa lợi ích giữa các bên.

"Ban chỉ đạo cần lưu tâm, giải quyết các khuyến nghị của địa phương, đơn vị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến người dân khi tắt analog", Bộ trưởng kết luận. Ông giao Thứ trưởng Phan Tâm thành lập các đoàn kiểm tra trước, trong và sau khi tắt sóng giai đoạn 2 (bắt đầu từ tháng 11) để kịp thời nắm tình hình, báo cáo Ban chỉ đạo.

 

Liên quan đến kế hoạch triển khai đề án giai đoạn 2, hiện mới chỉ có 10 tỉnh được phủ sóng số toàn bộ địa bàn, song nhiều tỉnh miền núi chưa được phủ sóng, việc hỗ trợ đầu thu cũng cần thời gian lập dự án đầu tư, đấu thầu mua sắm. Vì vậy, Tiểu ban giúp việc đề xuất BCĐ điều chỉnh thời điểm ngừng phát sóng theo hướng: các địa phương đã hoàn thành phủ sóng toàn bộ địa bàn và hỗ trợ xong các hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn cũ sẽ vẫn tắt sóng đúng ngày 31/12/2016. Các tỉnh này bao gồm Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang.

Đối với những địa phương còn lại (chưa được phủ sóng toàn bộ hoặc chưa hỗ trợ xong đầu thu) sẽ ngừng phát sóng analog từ ngày 1/7/2017. Nhóm tỉnh này bao gồm Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang.

Riêng Ninh Thuận, Khánh Hòa và các địa bàn phủ sóng bởi các trạm phát lại analog tại Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà rịa Vũng Tàu sẽ phải ngừng phát sóng analog sau giai đoạn 2.

Nếu triển khai theo hướng này, công tác hỗ trợ đầu thu sẽ triển khai theo hai giai đoạn tương ứng.

T.C

">

'Cần tính toán để ít ảnh hưởng người dân nhất'

友情链接