Các bị can gồm: Nguyễn Ngọc Sự - nguyên Chủ tịch HĐTV; Trương Văn Tuyến - nguyên TGĐ; Phạm Thanh Sơn - nguyên Phó TGĐ và Trần Đức Chính, nguyên Kế toán trưởng, Trưởng ban Tài chính Vinashin/ SBIC
Từ năm 2008 đến năm 2010, Vinashin lâm vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng và nguy cơ phá sản. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp cấp bách nhằm tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin… Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 18-6-2010 về việc tái cơ cấu, quyết định điều chỉnh nguyên trạng các DN các dự án của Tập đoàn Vinashin về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines); Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 15-8-2011 về xác định vốn điều lệ và cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho Vinashin.
Theo các quyết định này, Vinashin đã tiếp nhận 2.200 tỷ đồng từ PVN và 4.190 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp TW để thực hiện đề án tái cơ cấu. Sau đó, Vinashin đã sử dụng một số lượng tiền lớn để gửi có kỳ hạn vào Ngân hàng Oceanbank, nguồn gốc tiền gửi chủ yếu được trích ra ở 2 khoản nói trên.
Kết quả điều tra xác định, Vinashin có tổng doanh số tiền gửi tại OceanBank Chi nhánh Thăng Long là 109.900 tỷ đồng và 181,772 triệu USD, tiền lãi theo Hợp đồng là hơn 1.099 tỷ đồng và hơn 29.638 USD. Quá trình thực hiện hợp đồng tiền gửi, các cá nhân là lãnh đạo và nhân viên OceanBank Chi nhánh Thăng Long là những người trực tiếp đưa tiền lãi ngoài hợp đồng tiền gửi cho Trần Đức Chính, nguyên Kế toán trưởng Vinashin số tiền hơn 105 tỷ đồng; đưa cho Hoàng Đình Tâm - nguyên Kế toán trưởng Vinashin (kế nhiệm Chính) 586 triệu đồng.
Liên quan đến chủ trương gửi tiền tại OceanBank, cựu Chủ tịch OceanBank - Hà Văn Thắm cho biết đã gặp Nguyễn Ngọc Sự để kêu gọi Vinashin gửi tiền vào OceanBank. Khi Thắm thăm dò việc muốn chi riêng chăm sóc khách hàng thì Sự không đòi hỏi gì mà nói rằng đã giao cho bộ phận chuyên môn do Phạm Thanh Sơn, Trần Đức Chính phụ trách làm đầu mối giao dịch.
Theo đó, Hà Văn Thắm đã giao cho Nguyễn Thị Minh Phương – Phó Tổng giám đốc (thời gian 2010 đến năm 2012 là Giám đốc Chi nhánh Thăng Long) trực tiếp làm việc với đầu mối của Vinashin là Trần Đức Chính. Cựu chủ tịch OceanBank – Hà Văn Thắm cũng xác nhận đã chi ngoài lãi suất cho Vinashin tổng cộng là 105 tỷ đồng.
Tại cơ quan CSĐT, bị can Trần Đức Chính cũng thừa nhận, từ tháng 3-2011 – 8-2014, Chính đã trực tiếp nhận 105 tỷ đồng tiền lãi ngoài hợp đồng từ OceanBank. Theo sự thống nhất ban đầu giữa Nguyễn Ngọc Sự, Trương Văn Tuyến, Phạm Thanh Sơn và Trần Đức Chính thì Trần Đức Chính được giao tiếp nhận, quản lý số tiền lãi ngoài nêu trên (không vào hạch toán) để chi tiêu, sử dụng cho các công việc chung của Vinashin.
![]() |
Trương Văn Tuyến và Nguyễn Ngọc Sự |
Vẫn theo lời khai của Trần Đức Chính, sau khi có chỉ đạo của TGĐ - Trương Văn Tuyến, Chính đã báo cáo và được cựu Chủ tịch Vinashin Nguyễn Ngọc Sự đồng ý đem 83 tỷ đồng chia nhau. Trong đó, Chính đưa cho Sự tổng cộng 50,5 tỷ đồng; Tuyến 15 tỷ đồng; Sơn 7,5 tỷ đồng và bản thân Chính được chia 10 tỷ đồng, số còn lại chi hội họp, tiếp khách, chúc tết, hỗ trợ công tác nước ngoài… Mặc dù thừa nhận được chia tiền, song các bị can Sự, Sơn, Tuyến khẳng định nhận được ít hơn rất nhiều so với lời khai của Chính.
Căn cứ bằng chứng, tài liệu thu thập được cũng như lời khai của các bị can, cơ quan CSĐT xác định bị can đã chiếm hưởng, sử dụng số tiền 105 tỷ đồng lãi ngoài nhận từ OceanBank như sau: Nguyễn Ngọc Sự chiếm hưởng 8 tỷ đồng và chi tiêu, sử dụng cá 385 triệu đồng; Trương Văn Tuyến chiếm hưởng 3,5 tỷ đồng. chi tiêu, sử dụng cá nhân 460 triệu đồng; Phạm Thanh Sơn chiếm hưởng 1,2 tỷ đồng; còn Trần Đức Chính chiếm hưởng 10 tỷ đồng và chi tiêu, sử dụng cá nhân hơn 82 tỷ đồng.
Theo lời khai của Nguyễn Thị Trà My, nhân viên OceanBank vào năm 2014, sau khi Trần Đức Chính được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc PVPower thì ông Hoàng Đình Tâm – Kế toán trưởng Vinashin (người kế nhiệm ông Chính) là người nhận tiền lãi ngoài. Từ tháng 7 - 10/2014, Trà My đã đưa tổng cộng hơn 586 triệu đồng cho ông Tâm. Tuy nhiên, ông Tâm không thừa nhận lời khai của Trà My.
Ngay cả khi đã “thay tên đổi họ” từ Vinashin thành SBIC, thì các sếp Vinashin lại một lần nữa nhận cái kết bẽ bàng.
" alt=""/>Đề nghị truy tố 4 cựu lãnh đạo VinashinTọa lạc tại “vùng đất hứa” đầy tiềm năng
Song song với quá trình phát triển chóng mặt của các tuyến giao thông huyết mạch nối giữa Vũng Tàu với các tỉnh thành lân cận, đặc biệt phải kể đến tuyến đường Vũng Tàu - Biên Hòa, Bến Lức - Long Thành... cùng dự án sân bay quốc tế Long Thành sắp khởi công xây dựng, cơ sở hạ tầng tại Vũng Tàu ngày càng được chú trọng phát triển, ghi tên mình vào danh sách top những thị trường tiềm năng. Đây cũng là “mấu chốt” khiến cho giá BĐS tại Vũng Tàu không ngừng thay đổi từng ngày.
Sở hữu vị trí “kim cương” giữa lòng thành phố biển Vũng Tàu, CSJ Tower hứa hẹn về một tương lai đón đầu xu thế BĐS “xanh”.
Không gian sống an yên giữa biển xanh, nắng vàng
Cách TP.HCM khoảng 2 giờ di chuyển bằng đường bộ, thành phố biển Vũng Tàu được mệnh danh là “thiên đường nghỉ dưỡng” của khu vực Đông Nam Bộ. Rời xa sự náo nhiệt chốn thành phố phồn hoa, dạo dọc bờ biển bãi sau theo hướng vào trung tâm đô thị, dễ dàng bắt gặp một CSJ Tower sừng sững, được bao bọc bởi xung quanh là cây xanh và sân vườn.
![]() |
“Bản giao hưởng” giữa trời và biển |
Thiết kế thân thiện với môi trường này không chỉ tạo ra màn chắn “xanh” giúp cho tòa nhà cản trở được tiếng ồn mà còn hoạt động như một chiếc “máy lọc không khí”, “thanh lọc” khí thải ô nhiễm đến từ phương tiện giao thông, khu công nghiệp xung quanh. CSJ Tower hứa hẹn trở thành “bản giao hưởng” hài hòa giữa trời xanh, nắng vàng và biển cả.
Căn hộ “đắt giá” hai mặt tiền
Là một dự án thành phần thuộc Khu phức hợp Cap Saint Jacques Vũng Tàu, tọa lạc tại địa chỉ 169 Thùy Vân, Phường 8, TP Vũng Tàu, CSJ Tower đã chọn cho mình một vị trí đắt giá bởi cung đường giáp biển Thuỳ Vân trước nay luôn nổi tiếng với sự sầm uất, quy tụ nhiều dự án “khủng”. Và cũng từ nơi đây thuận tiện kết nối với các tuyến giao thông huyết mạch để di chuyển đến các khu vực lân cận.
![]() |
CSJ Tower nằm trên mặt tiền đường Thi Sách và Thùy Vân |
Thêm vào đó, khu vực trên còn là nơi có các hoạt động dịch vụ du lịch diễn ra sôi nổi với các địa điểm du lịch nổi tiếng, các địa điểm ăn uống, nghỉ dưỡng như: Khu sân golf Paradise, mũi Nghinh Phong, Chùa Bà... mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch.
Việc đầu tư để sở hữu căn hộ tại CSJ Tower là khoản đầu tư mang lợi nhuận về mặt lâu dài, đáp ứng được cả nhu cầu “an cư” lẫn “lạc nghiệp” của khách hàng.
“Tất cả trong một”
Tổng quan thiết kế của CSJ Tower gồm 31 tầng, trong đó 27 tầng căn hộ, 4 tầng tiện ích thương mại và 2 tầng hầm để xe. CSJ Tower cung cấp ra thị trường 372 sản phẩm căn hộ gồm 297 căn 1 phòng ngủ và 75 căn 2 phòng ngủ với thiết kế sang trọng cùng diện tích đa dạng.
![]() |
Thiết kế sang trọng bên trong căn hộ (hình ảnh minh họa) |
Tất cả tiện ích nội - ngoại khu đều gói gọn trong không gian sống mang tên CSJ Tower. Cuộc sống dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều khi nơi đây quy tụ đầy đủ tiện ích nội khu với cửa hàng tiện lợi, hồ bơi chân mây, quán cafe sân vườn, phòng gym.. cho tới tiện ích ngoại khu như chợ, siêu thị, khu giải trí chỉ trong vòng bán kính từ 500m - 4km đáp ứng từ “A đến Z” nhu cầu làm việc và học tập, vui chơi và giải trí dành riêng cho cư dân.
![]() |
Thuận tiện di chuyển tới các địa điểm giải trí và nghỉ dưỡng |
Đại diện chủ đầu tư dự án CSJ Tower - Tập đoàn DIC cho biết cơ hội sở hữu những căn hộ CSJ Tower cuối cùng sẽ khép lại vào ngày 31/01/2020 và DIC sẽ dành nhiều ưu đãi “khủng” cùng các phần quà hấp dẫn cho khách hàng: quà tặng “Thịnh vượng” từ 0,5 - 2 lượng vàng cùng cơ hội trúng xe KIA Seltos Luxury, SH 150i ABS, Samsung Note 20 Ultra và nhiều phần quà hấp dẫn khác lên đến 1 tỷ đồng.
Đại diện chủ đầu tư dự án CSJ Tower - Tập đoàn DIC cho biết hiện dự án chỉ còn 40 căn hộ nghỉ dưỡng mở bán trong quý I/2021. Khách hàng chỉ cần trả trước 680 triệu có ngay căn hộ nghỉ dưỡng Vũng Tàu cao cấp. Thanh toán linh hoạt đến 12 tháng được chia thành 7 đợt. Các căn hộ tầm nhìn trực diện hướng biển giá chỉ từ 42 triệu/m2 (đã bao gồm thuế VAT và KPBT). CSJ Tower Vũng tàu “Tổ ấm hoàn mỹ bên bờ biển” - Vị trí đắc địa 2 mặt tiền đường Thuỳ Vân và Thi Sách với: - Chủ đầu tư: Tập đoàn DIC - Diện tích dự án: 11.306m2 - Diện tích CSJ Tower: 4.710 m2 - Quy mô: 2 tầng hầm và 31 tầng nổi Thông tin chi tiết tại website: https://csjtowervungtau.vn |
Ngọc Minh
" alt=""/>4 yếu tố tạo sức hút của CSJ Tower Vũng Tàu“Tôi là người bị tổn thương nặng nề trong vụ án này. Tôi bị thương tật 79% với 7 ca mổ đã thực hiện và tương lai còn phải mổ nữa, chi phí đi kèm rất tốn kém. Tôi đã đi vay mượn để trang trải những chi phí trước đó.
Tôi có con nhỏ, mẹ già cần nuôi dưỡng nên rất lo lắng về sự chậm trễ của quá trình thi hành án”, chị Hường viết trong đơn khiếu nại.
Theo đơn của chị Hường, sau hơn nửa năm mòn mỏi đợi thi hành án nhưng không được, chị đã yêu cầu Chi cục THADS quận Gò Vấp cung cấp thông tin quá trình xử lý thi hành án.
Sau đó, Chấp hành viên Trần Thị Thanh đã triệu tập chị Hường tới và lập một biên bản giải quyết việc thi hành án.
Theo biên bản này, hiện nay Nguyễn Trần Hoàng Phong đang thụ hình tại trại giam nên căn hộ chung cư tại phường 14, quận Gò Vấp, do bà Trần Hoàng Hoa Mi (mẹ của Nguyễn Trần Hoàng Phong) và 2 người con quản lý, sử dụng.
“Tại thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Phú Nhuận ra lệnh kê biên thì chỉ ghi kê biên căn hộ chung cư A14-09 Chung cư Dream Home, 148/21 đường số 59, phường 14, quận Gò Vấp. Vì vậy, để thực hiện việc xử lý thẩm định giá, bán đấu giá tài sản trên, Cơ quan Thi hành án còn cần phải xác minh các thông tin về chủ sở hữu, các nghĩa vụ tài chính còn phải thực hiện của chủ tài sản trước khi đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật”, trích diễn giải trong biên bản.
Cũng theo biên bản này, qua xác minh, căn hộ trên chưa được cấp giấy chứng nhận (chỉ có hợp đồng mua bán căn hộ) và cũng chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính đối với chủ đầu tư. Vì vậy Chấp hành viên đang yêu cầu đương sự cũng như chủ đầu tư cung cấp thông tin về hiện trạng tài sản hiện tại nhưng chưa nhận được trả lời.
"Sau khi có kết quả trả lời của chủ đầu tư căn hộ, Cơ quan Thi hành án sẽ tiến hành thẩm định giá, bán đấu giá tài sản để thi hành quyết định của pháp luật”, trích biên bản thông báo cho chị Hường.
Không hài lòng trước biên bản trên, chị Hường cho rằng, đơn vị thi hành án đã không tuân thủ quy định về thi hành án gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính, sức khỏe, công sức và thời gian của chị.
Trước đó, khoảng 5h sáng ngày 30/1/2020 (mùng 6 Tết Canh Tý), Nguyễn Trần Hoàng Phong lái xe Mercedes từ tầng hầm tòa nhà số 108 Hồng Hà, quận Phú Nhuận, về ngã tư Hoàng Minh Giám.
Khi đến số 123 Hồng Hà, do không làm chủ tốc độ, Phong đã lao xe sang làn đường ngược chiều, tông trực diện vào xe máy của ông Lê Mạnh Thường. Lúc này, ông Thường đang chở chị Nguyễn Thị Bích Hường lưu thông theo chiều ngược lại.
Vụ tai nạn làm ông Thường tử vong tại bệnh viện. Chị Hường may mắn thoát chết nhưng bị thương tật lên tới 79%.
Tại phiên sơ thẩm lần 2 hồi cuối tháng 7/2022, TAND quận Phú Nhuận đã tuyên phạt bị cáo Phong 7 năm tù về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Đồng thời, buộc bị cáo bồi thường cho gia đình ông Thường 417 triệu đồng, chị Hường 1,5 tỷ đồng.
" alt=""/>Mổ 7 lần từ vụ tai nạn giao thông, nữ tiếp viên hàng không vẫn chờ bồi thường