当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo MOIK Baku vs Difai Agsu, 18h30 ngày 27/3: Gia cố thứ hạng 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo nữ ALG Spor vs nữ Unye Kadin, 18h00 ngày 27/3: Out trình
![]() |
Giải quần vợt lâu đời nhất thế giới, chính thức bị hủy vì Covid-19 |
Quyết định trên đồng nghĩa, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1945, giải Wimbledon không thể diễn ra.
Theo lịch, giải bắt đầu khởi tranh vào 29/6 và các nhà tổ chức thấy khó mà có thể dời lịch, do tính chất bề mặt sân cỏ cần có thời gian để chuẩn bị.
Giải pháp tổ chức Wimbledon 2020 sau những cánh cửa đóng kín cũng nhanh chóng bị loại trừ, khi biện pháp cách ly xã hội đang diễn ra trên toàn thế giới.
Trước đó, những nhà tổ chức giải Pháp mở rộng đã đưa ra quyết định gây tranh cãi, dời thời gian tổ chức từ tháng 5 sang tháng 9 vì dịch Covid-19. Nhưng điều này là không dành cho giải đấu Wimbledon.
Không giống như nhiều bề mặt khác, việc chuẩn bị và bảo trì sân cỏ của Wimbledon là một quá trình lâu dài, liền mạch.
Việc phải hủy giải chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ về tài với các nhà tổ chức, khi giải đấu thu về hàng triệu USD từ các hợp đồng tài trợ, bán vé và quyền phát sóng.
L.H
" alt="Wimbledon 2020 chính thức bị hủy do dịch Covid"/>Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Nguyễn Văn Phan (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Để xây dựng "trường học hạnh phúc" thì cần nhiều yếu tố, nhưng theo tôi có hai yếu tố quan trọng sau đây:
Thứ nhất, người giáo viên phải có chuyên môn giỏi.
Người giáo viên (GV) có nhiều nhiệm vụ, công việc nhưng quan trọng nhất vẫn là công việc chuyên môn giảng dạy. Để công việc giảng dạy của mình được tốt thì chuyên môn của người GV tốt là yếu tố tiên quyết. Nếu người GV có chuyên môn không tốt thì sẽ rất khó có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, khi đó dẫn đến những chuyện như học trò không tôn trọng, không nể phục, công việc không hoàn thành dẫn đến stress. Mà công việc không tốt thì sao mà vui vẻ hạnh phúc được. Khi người GV không vui vẻ, hạnh phúc thì sao có thể làm cho học sinh (HS) vui vẻ, hạnh phúc được.
Khi người GV có chuyên môn tốt sẽ hoàn thành tốt công việc chuyên môn của mình thể hiện ở việc dạy tốt. Từ xưa đến nay trong mắt HS thì người GV luôn là những người hiểu biết, như là những cuốn bách khoa toàn thư vậy. Nếu thầy cô giáo làm tốt công việc chuyên môn của mình, đồng thời lại có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực để từ đó có cư xử hợp lý các tình huống sư phạm gặp phải hoặc giải thích những khúc mắc khi HS cần, lúc đó HS sẽ rất tôn trọng rồi từ đó sẽ kính trọng người thầy/ cô của mình. Khi được HS kính trọng, đồng nghiệp tôn trọng tức là được ghi nhận. Lúc đó người GV sẽ ở tầng cao của Tháp nhu cầu Maslow, điều này có thể làm cho người GV cảm thấy hạnh phúc, góp phần làm cho trường học hạnh phúc.
Có nhiều người nói rằng để tuyển được người giỏi vào ngành Sư phạm thì cần trả lương cao. Tuy vậy, nếu so sánh về nhiều mức độ như độc hại, vất vả vì cường độ làm việc hay phải làm việc đêm hôm… thì lương nghề giáo không hề thấp. Nhìn sang đất nước Phần Lan - nơi luôn dẫn đầu thế giới về các chỉ số giáo dục - thì thấy họ luôn tuyển chọn những người ưu tú nhất vào làm giáo viên. Chính những người giáo viên thực tài này giúp cho giáo dục Phần Lan phát triển, đất nước phát triển. Để tuyển được những người giỏi vào làm GV thì ngoài lương thì môi trường làm việc là cực kỳ quan trọng. Khi đã được tuyển dụng thì người GV ở Phần Lan sẽ được tuyệt đối tôn trọng trong công việc chuyên môn của mình, thể hiện ở việc người GV sẽ được tùy chọn dạy gì, và dạy như thế nào. Chính sự tôn trọng đó là một chất xúc tác cực lớn để nền giáo dục Phần Lan luôn tuyển được người giỏi.
Từ những nhận thức như vậy và từ những kinh nghiệm của bản thân mình, khi thấy điểm thi vào các trường Sư phạm thấp thì bản thân tôi rất buồn nhưng đồng thời cũng lo lắng cho những người GV có trình độ thấp. Khi điểm thi vào sư phạm cao vào phạm cao như năm nay, thực sự tôi rất mừng.
Bởi vậy, với tôi, vào bất cứ mùa tuyển sinh nào, nếu được thì tôi luôn tư vấn rằng những người giỏi mới nên vào ngành Sư phạm và ngược lại.
Thứ hai, đó là sự tôn trọng.
Một trong những điều quan trọng nhất mà tôi học được khi là người GV đó chính là sự tôn trọng.
Bí quyết để có được những giờ lên lớp hiệu quả, để có được những mối quan hệ vui vẻ đôi khi lại rất đơn giản, đó chính là sự tôn trọng: Hãy để mọi người được là chính mình! Để có được sự tôn trọng người khác thì bản thân cần phải có tấm lòng rộng lượng, nhân hậu, tuy vậy điều quan trọng nhất là phải cần có hiểu biết. Khi có hiểu biết sẽ hiểu rằng sự hiểu biết của mình chỉ là hạn hẹp, sẽ hiểu rằng mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu, cần phải tôn trọng mỗi người.
Ngoài việc khơi gợi niềm yêu thích, đam mê trong mỗi em HS thì tôi luôn luôn tuyệt đối tôn trọng mỗi HS. Với tôi mỗi một HS từ HS mẫu giáo đến HS lớp 12 luôn là một chủ thể: có suy nghĩ, có chính kiến… Trong những giờ dạy của tôi, các em HS được quyền phản biện mọi vấn đề, cho dù sự phản biện có là phi logic cũng tuyệt đối không phải nhận những lời trách mắng từ phía tôi. Tôi được biết nhiều nền giáo dục tiên tiến coi trọng việc đặt câu hỏi hơn việc trả lời câu hỏi. Bởi vậy, với tôi, các em được quyền đặt mọi câu hỏi, không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn.
Ngoài ra, phương châm chủ đạo của tôi là luôn để các em là chính mình, HS là trung tâm. Ít khi tôi dùng từ “dạy”với các em mà tôi hay dùng từ “thảo luận, tranh luận”– thảo luận về một vấn đề, tranh luận về một bài toán. Trong giờ học hay đời thường, tôi không bao giờ áp đặt chính kiến của mình, ít khi tôi dùng từ “phải làm thế này”mà hay dùng từ “nên làm như thế này”. Nếu ý kiến của các em đúng, tôi sẵn sàng nghe theo.
Giáo dục lẽ ra phải làm sao để mỗi con người bình thường chúng ta đều có thể trở thành người mà “người ta có thể, muốn là”chứ không phải là bị ép buộc để con người ta trở thành “người mà cha mẹ, mọi người muốn là”.Bởi vậy khi người GV tôn trọng HS thì các em sẽ tự tin hơn, lúc đó mọi tiềm năng của HS có thể sẽ được đánh thức, lúc đó giờ học có thể có hiệu quả cao giúp thày trò cùng vui vẻ, góp phần làm cho trường học trở thành Trường học hạnh phúc.
Ngoài công việc chuyên môn, do những công việc không không tên nhiều vô kể với những tập hồ sơ sổ sách ngút ngàn thì có mấy người GV nào không mệt mỏi, không stress? Đã thế, nghề GV còn cần những phẩm chất như yêu thương, nhẫn nại… Tuy vậy, nếu không có đủ yêu thương nhưng người GV có kiến thức chuyên môn tốt, cộng với việc tôn trọng HS và mọi người thì người GV vẫn có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Từ đó mỗi ngày đến trường sẽ không nặng nề mà có thể sẽ là một ngày hạnh phúc, trường học sẽ hạnh phúc.
Ở đây không phải là chuyện khoe khoang vì tôi chỉ là một GV bình thường, không ai biết nên không thể nói nào khoe khoang, ở đây là việc trau dồi kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy. Từ kinh nghiệm của bản thân mình, tôi đã nhận ra những điều đó và tôi chia sẻ ở đây.
Bản thân tôi trước khi trở thành một GV Toán của một trường THPT đã may mắn được đào tạo ở Khoa Toán của trường đại học có chất lượng đào tạo cực kỳ nghiêm túc, nên tôi có kiến thức chyên môn khá tốt. Cộng thêm nữa là do chịu khó đọc sách nên bản thân có một chút hiểu biết. Bởi vậy, công việc chuyên môn tôi luôn hoàn thành khá tốt, giải được những bài toán khó nhất mà HS hỏi, giải đáp được nhiều câu hỏi dù không phải lĩnh vực chuyên môn của mình.
Ngoài ra có thể do tôi luôn yêu thương, tôn trọng HS và mọi người, có nhiều mối quan hệ tốt đẹp… nên luôn được học trò tôn trọng, thậm chí là kính trọng, đồng nghiệp quý mến. Mỗi ngày đến trường của tôi rất nhẹ nhàng, đơn giản, không nặng nề, ít khi xảy ra stress. Tôi thực sự hạnh phúc với nghề nghiệp của mình, trường học với tôi luôn là Trường học hạnh phúc.
Phạm Xuân Anh(giáo viên Toán ở Bắc Ninh)
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin chân thành cảm ơn. |
Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Stuttgart, 0h30 ngày 30/3: Lấy lại vị thế
2. Chờ đợi 2 ngôi sao sáng vừa trở về hay gia nhập V-League, nhưng người hâm mộ Việt Nam lúc này lại đổ dồn sự quan tâm tới… HAGL nhiều hơn, thay vì dồn cả về Hoà Xuân trong cuộc đối đầu CAHN và chủ nhà SHB.Đà Nẵng.
Sở dĩ là thế bởi trận đấu cuối cùng lượt đi, đội bóng nhà bầu Đức phải quyết đấu cùng T.Bình Định cho tấm vé vào top 8 hay ngược lại rơi vào nhóm phải chạy trốn suất xuống hạng.
Nói quyết đấu không sai bởi ai chiến thắng thì thảnh thơi trụ hạng và ngược lại. Thế nên tâm điểm của vòng 13 có lẽ nằm ở cuộc đối đầu tại Quy Nhơn giữa HAGL và đội bóng quê… bầu Đức, T.Bình Định.
Sự chờ đợi hay hướng mắt về Quy Nhơn không đơn thuần với tính chất của trận đấu mà còn để xem mùa bóng này HAGL sớm được đá cho vui hay lại long đong phấp phỏng đua trụ hạng.
3. Tính từ mùa giải đầu tiên đưa lứa Công Phượng, Xuân Trường lên đá V-League tới giờ, đâu đó chỉ đôi lần HAGL sớm trụ hạng, phần còn lại cứ phải chờ tới khi giải hạ màn mới thở phào.
Kịch bản mùa 2023 dường như cũng không khác, bởi tới lúc này đội bóng của bầu Đức đang đứng trước nguy cơ rơi xuống nhóm 6 đội đua trụ hạng. HAGL phải làm khách trước một Bình Định cũng ở tình thế tương tự là phải thắng, nhằm đảm bảo có suất trong top 8 đội sớm trụ hạng.
Dù quen việc đội nhà thường tham dự cuộc đua trụ hạng hơn là vô địch, nhưng người hâm mộ phố Núi khó tránh khỏi cảm giác ngao ngán và… buồn với tình thế mà thầy trò Kiatisuk đang đối mặt.
Khó mà vui nổi nếu nhìn vào lực lượng, hay tài chính… đội bóng của bầu Đức không đáng vật vờ tại V-League. Nhưng cứ như định mệnh HAGL vẫn tiếp tục hồi hộp chờ tiếng còi mãn cuộc các trận vòng 13 mới biết mình... thở phào hay thon thót đua trụ hạng.
" alt="Khi Quang Hải, Filip Nguyễn lu mờ vì HAGL... đua trụ hạng"/>Cụ thể, Hội phụ huynh dự trù kinh phí “chăm cô” trong năm học hết 54 triệu đồng, trong đó hàng tháng sẽ chuyển khoản cho giáo viên chủ nhiệm và bảo mẫu mỗi người 3 triệu đồng. Tổng mỗi người 27 triệu đồng/năm học.
Chi phí cho Ngày 20/11 và Tết Nguyên đán mỗi khoản là 19,6 triệu đồng. Các ngày này sẽ gửi phong bì cho giáo viên chủ nhiệm và bảo mẫu mỗi người 3 triệu đồng, phong bì cho hiệu trưởng 2 triệu đồng, hiệu phó 1 triệu đồng, 5 giáo viên bộ môn 5 triệu đồng, 4 bảo vệ mỗi người 500 nghìn đồng.
Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 và Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội phụ huynh lớp này cũng dự chi mỗi ngày 4,6 triệu đồng, trong đó bao thư cho giáo viên chủ nhiệm 2 triệu đồng, bảo mẫu 2 triệu đồng, lãng hoa 600 nghìn đồng.
Trong khi đó, chi phí cho các hoạt động của học sinh trong lớp rất ít. Trong dự chi chỉ có 11,7 triệu đồng cho sinh nhật học sinh. Các hoạt động cho học sinh như Halloween, Giáng sinh, Tết nguyên đán chi tổng cộng 9 triệu đồng. Ngoài ra, phụ huynh lớp cũng dự chi 7,1 triệu để mua sắm cơ sở vật chất.
Như vậy, trong 130,2 triệu đồng tiền quỹ lớp, kinh phí để chăm sóc giáo viên và bảo mẫu cùng lãnh đạo trường hết hơn 100 triệu đồng, khoảng 30 triệu để chăm lo các hoạt động cho học sinh.
Báo VietNamNetđã liên hệ với ông Phan Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu để tìm hiểu sự việc.
Ông Phong nhấn mạnh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm vào ngày 25/9, ông đã thông tin đến tất cả các giáo viên, phụ huynh của trường là năm nay trường không thu bất kỳ khoản quỹ nào của phụ huynh. Trong biên bản cuộc họp phụ huynh của lớp 1/3, cũng thể hiện điều này.
Ngay khi nhận được phản ánh từ VietNamNet, ông Phong đã gọi giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 để tìm hiểu.
“Giáo viên chủ nhiệm nói trong cuộc họp phụ huynh đầu năm cũng không đề cập đến nội dung thu, nhưng sau đó trưởng ban phụ huynh có dự kiến thu mỗi em 1 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị cho con. Đối với bảng thu chi này, ban phụ huynh tự trao đổi rồi đưa lên nhóm phụ huynh của lớp mà không thông qua giáo viên chủ nhiệm và nhà trường” - ông Phong cho biết.
Theo ông Phong, chính bản thân ông thấy "ngợp" khi đọc bảng dự kiến thu chi này. "Nhà trường đã nói rõ lớp 1 năm nay đã được cha mẹ học sinh năm trước để lại tất cả trang bị học tập. Học sinh lớp 5 ra trường tặng lại đồ và nhà trường dùng để trang bị cho các lớp sau nên không thu bất kỳ khoản nào" - ông Phong khẳng định.
Ông Phong cho hay ngay ngày mai (7/10), ông sẽ họp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh và yêu cầu dừng thu các khoản này.
Hội Phụ huynh lớp 1 dự đóng quỹ 130 triệu, chi hơn 100 triệu chỉ để 'chăm cô'