Theo đó, tất cả 36 thành viên của lớp đều trúng tuyển vào các khoa, trường đại học đào tạo Y, Dược. Trong đó, 28 học sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM, 5 học sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 1 học sinh trúng tuyển Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM và 2 học sinh trúng tuyển Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.
Điểm trung bình từng môn khối B của học sinh lớp 12B2 là 9,17 điểm với môn Toán, 9,07 điểm với môn Hóa và 9,24 với môn Sinh. Tổng điểm trung bình cả 3 môn là 27,48 điểm.
Nhưng Trường TH - THCS - THPT Lê Thánh Tông không chỉ có 36 học sinh lớp 12B2 trúng tuyển vào các trường đào tạo y dược.
Theo thông tin từ nhà trường, tại kỳ tuyển sinh đại học năm 2023, trong số 891 học sinh của trường tham gia xét tuyển đã có tới 212 em trúng tuyển vào các trường y dược. Cụ thể: có 97 học sinh trúng tuyển Trường ĐH Y dược TP.HCM, 45 học sinh vào Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, 25 học sinh vào Trường ĐH Y dược Cần Thơ và 45 học sinh vào trường đại học y các vùng miền khác.
Đồng thời, có 190 em trúng tuyển vào các ngành khoa học kỹ thuật, trong đó 102 học sinh trúng tuyển Trường ĐH Bách khoa TP.HCM...; có 217 học sinh trúng tuyển vào các ngành kinh tế, tài chính, trong đó 124 em trúng tuyển Trường ĐH Kinh tế TP.HCM...
Trước đó, trong kỳ thi tốt nghiệp THPTnăm nay, trong số học sinh của trường dự thi có 1 thủ khoa khối A toàn quốc, 1 thủ khoa khối B của TP.HCM. Trường cũng có học sinh duy nhất của TP.HCM đạt điểm 10 môn Toán (trong tổng số 12 điểm 10 môn Toán trên toàn quốc), 1 điểm 10 môn Vật lý, 2 điểm 10 môn Hóa, 2 điểm 10 môn tiếng Anh và 5 điểm 10 môn Sinh học.
Bà Thuỷ cho hay trung bình 1 thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,76 nguyện vọng. Tuy nhiên số thí sinh trúng tuyển sớm chọn đăng ký nguyện vọng 1 chỉ chiếm 32.2%.
Điều này chứng tỏ số lượng ảo rất nhiều, còn khoảng 70%. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo. Do vậy các trường cần cân nhắc đến phương án xét tuyển này.
Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học cũng lưu ý hiện nay thí sinh đang trong giai đoạn xác nhận nhập học trực tuyến do vậy các trường cần được nhắc nhở, đôn đốc, thực hiện đúng thời gian theo quy định.
Một điểm đáng lưu ý là năm 2023 vẫn còn trường có quá nhiều phương thức, phương án xét tuyển phức tạp, nhiều nơi chưa đảm bảo công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo.
Ban hành 94 quyết định xử phạt, chủ yếu về công tác tuyển sinh
Ông Nguyễn Đức Cường, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho hay trong năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã ban hành 94 quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Các hành vi vi phạm chủ yếu liên quan đến công tác tuyển sinh, mở ngành đào tạo, duy trì điều kiện đã được mở ngành. Theo ông Cường vấn đề còn tồn tại hiện nay là nhiều cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để thực hiện tự chủ nhưng vẫn thực hiện tự chủ mở ngành đào tạo.
Theo thống kê trong 6 năm qua, có hơn 1.000 ngành đào tạo mở, trong đó, có trường 3 năm mở 27 ngành đào tạo.
Nhiều cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh các trình độ chưa đúng quy định chưa đảm bảo các điều kiện mở ngành, duy trì ngành đào tạo; chưa đảm bảo chuẩn chương trình đào tạo; tổ chức quản lý đào tạo các trình độ, các phương thức đào tạo thiếu chặt chẽ, không đảm bảo khối lượng giảng dạy; hồ sơ quản lý văn bằng, chứng chỉ…
" alt=""/>Phương thức xét tuyển đại học sớm có rất nhiều thí sinh ảo