- Hai diễn viên Mỹ Duyên và Mỹ Uyên khiến các đầu bếp kinh ngạc còn MC Phí Linh và Minh Xù bái phục khi hóa thân mẹ chồng nàng dâu quá quắt.
- Hai diễn viên Mỹ Duyên và Mỹ Uyên khiến các đầu bếp kinh ngạc còn MC Phí Linh và Minh Xù bái phục khi hóa thân mẹ chồng nàng dâu quá quắt.
Trong khi một số chuyên gia và nhà lập pháp đề xuất cách tiếp cận theo từng cấp độ để điều chỉnh các mô hình nền tảng, chẳng hạn lấy tiêu chí lượng người dùng nền tảng từ 45 triệu trở lên, thì những người khác cho rằng các mô hình nhỏ hơn có thể có rủi ro tương đương.
Nhưng thách thức lớn nhất để đạt được thỏa thuận đến từ Pháp, Đức và Ý - những nước ủng hộ cho phép các nhà sản xuất mô hình AI tự điều chỉnh thay vì có các quy tắc cứng nhắc.
Các nghị sĩ châu Âu, Ủy viên EU Thierry Breton và nhiều nhà nghiên cứu AI đã phản đối việc giao cho các công ty AI “tự quản lý”, do điều này “có khả năng không đạt được các tiêu chuẩn cần thiết cho sự an toàn của mô hình nền tảng”.
Ngược lại, phía doanh nghiệp không muốn bị áp đặt theo các tiêu chuẩn cứng đối với công nghệ họ sử dụng để tạo ra sản phẩm. Công ty AI Mistral có trụ sở tại Pháp và Aleph Alpha của Đức đã chỉ trích cách tiếp cận quản lý theo cấp độ.
Nguồn tin Reuters nói rằng Mistral ủng hộ quy tắc cứng với sản phẩm chứ không phải công nghệ sử dụng bên trong.
Chia rẽ và mơ hồ
“Mặc dù các bên liên quan đang nỗ lực hết sức để duy trì các cuộc đàm phán đi đúng hướng, nhưng sự không chắc chắn về mặt pháp lý ngày càng tăng không có lợi cho các ngành công nghiệp châu Âu”, Kirsten Rulf, Đối tác và Phó Giám đốc tại Boston Consulting Group, cho biết. “Các doanh nghiệp châu Âu muốn lập kế hoạch cho năm tới và nhiều người muốn thấy sự chắc chắn nào đó xung quanh Đạo luật AI của EU có hiệu lực vào năm 2024”.
Các vấn đề đang chờ giải quyết khác trong các cuộc đàm phán bao gồm định nghĩa về AI, đánh giá tác động của các quyền cơ bản, các ngoại lệ thực thi pháp luật và các ngoại lệ về an ninh quốc gia.
Ngoài ra, các nhà lập pháp cũng bị chia rẽ về việc cơ quan thực thi pháp luật sử dụng hệ thống AI để nhận dạng sinh trắc học các cá nhân trong không gian công cộng.
Tây Ban Nha, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên EU cho đến cuối năm nay, đã cố gắng đẩy nhanh quá trình đạt thoả thuận.
Nếu một thỏa thuận không xảy ra vào tháng 12, nước chủ tịch kế nhiệm là Bỉ sẽ chỉ có vài tháng để hoàn thành trước khi mọi việc có khả năng bị gác lại đến sau cuộc bầu cử châu Âu.
Meituan, một gã khổng lồ về dịch vụ giao hàng nổi tiếng của Trung Quốc, cũng đã tham gia vào thị trường kinh doanh AI tạo sinh với chatbot riêng có tên Wow.
Được mô tả là “cộng đồng những người bạn AI dành cho giới trẻ”, Wow sử dụng một số mô hình AI nền tảng để cung cấp cho người dùng trải nghiệm trò chuyện tùy chỉnh.
Mặc dù vẫn đang phát triển và trong giai đoạn thử nghiệm, Wow được giới thiệu có chức năng thiết lập kết nối cá nhân với người dùng thông qua các cuộc trò chuyện thân thiện và có tính tương tác cao.
Những sản phẩm chatbot AI độc đáo này phản ánh sự nỗ lực của các BigTech Trung Quốc trong việc tạo ra các dịch vụ AI đa dạng cho cả người dùng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, bất chấp chi phí ngày càng tăng liên quan đến việc xây dựng, cải tiến các mô hình và sản phẩm AI.
Các công ty như Baidu và Alibaba ngày càng tăng cường tiếp thị các dịch vụ AI cho nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm công nghệ thông tin, tài chính, pháp lý, giải trí, vận tải và nhiều lĩnh vực khác.
Mặc dù thị phần của AI tạo sinh đến tổng doanh thu vẫn còn tương đối nhỏ so với các hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhưng các BigTech Trung Quốc đang tích cực tìm cách mở rộng đóng góp của lĩnh vực này trong hoạt động kinh doanh tổng thể.
Qianfan của Baidu, một mô hình chatbot AI dịch vụ, cho phép khách hàng truy cập vào một loạt các mô hình chatbot AI chuyên môn hóa với mức giá cạnh tranh.
Cấu trúc định giá dựa trên nhu cầu sử dụng mã thông báo (token) - đơn vị văn bản mà chatbot AI đọc và tạo. Bên cạnh đó, Baidu đã cho ra đời chatbot nâng cấp Ernie Bot 4.0 mạnh mẽ hơn, với mức giá cao hơn hẳn trên mỗi đơn vị 1.000 token (khoảng 750 từ văn bản), phản ánh rõ rệt sự phức tạp ngày càng tăng và nhu cầu về sử dụng các công nghệ AI tiên tiến.
Ngược lại với cách tính chi phí mang tính ‘thực dụng’ của Baidu, OpenAI hiện vẫn duy trì cách tính phí theo tháng, ở mức 20 USD cho tư cách thành viên ChatGPT Plus, cho phép khách hàng nhận được phản hồi nhanh hơn và quyền truy cập vào mô hình ngôn ngữ lớn GPT-4.
OpenAI hiện vẫn rất tự tin về sự phổ biến rộng rãi của ChatGPT, với hơn 100 triệu người dùng hoạt động hằng tuần trên toàn cầu.
Thông qua các chatbot AI được cá nhân hóa và các dịch vụ AI được nhắm mục tiêu, các BigTech của Trung Quốc đang đưa công nghệ AI vào đời sống nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Các quy định nghiêm ngặt của Chính phủ Trung Quốc và việc hạn chế phê duyệt đối với các dịch vụ AI trong nước có thể đặt ra thách thức đối với sự phát triển của chatbot AI ở nước này.
Tuy nhiên, nhu cầu thực tế và tham vọng chinh phục công nghệ của các BigTech Trung Quốc sẽ vượt qua được các rào cản này, được kỳ vọng sẽ cách mạng hóa trải nghiệm của người dùng, xóa mờ hơn nữa ranh giới tương tác giữa con người và AI.
(theo SCMP)