Ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo (áo trắng). Ảnh: FBNV
Theo đó, CEO Asanzo sẽ nói về quá trình phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, xây dựng và phát triển các sản phẩm của Asanzo. CEO Asanzo cũng sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của những người tham dự liên quan đến quy trình sản xuất các sản phẩm của Asanzo.
Mới đây, Bộ Công Thương đang đưa ra lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Dự thảo Thông tư này được xây dựng chủ yếu dựa trên các bộ quy tắc xuất xứ đang áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Tại dự thảo này, Bộ Công Thương đưa ra 2 tiêu chí để xác định hàng hóa made in Vietnam. Đó là tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng và tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa”.
Tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng chiếm 30%
Đối với tiêu chí hàm lượng giá trị gia tăng, Bộ Công Thương đưa ra 2 công thức tính để doanh nghiệp lựa chọn áp dụng.
Một là, một hàng hóa được xác định là có xuất xứ Việt Nam khi có trị giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ tại Việt Nam chiếm 30% giá trị xuất xưởng của hàng hóa đó. Ví dụ, một chiếc áo có giá xuất xưởng là 100 nghìn đồng thì nếu trị giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ tại Việt Nam đạt khoảng 30% thì được công nhận là hàng made in Vietnam.
Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam bao gồm trị giá của nguyên liệu mua của nhà sản xuất trong nước hoặc do tổ chức, cá nhân tự sản xuất; chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy; nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo các chi phí khác và lợi nhuận…
Một công thức tính khác được Bộ Công Thương đưa ra để doanh nghiệp chọn lựa, đó là trị giá xuất xưởng trừ đi trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam chiếm khoảng 30% giá trị xuất xưởng của hàng hóa thì hàng hóa đó cũng được coi là made in Vietnam.
"Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam” là trị giá CIF (bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của Việt Nam) của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.
" alt=""/>Sáng mai, CEO Asanzo đăng đàn nói về Made in VietnamFiin đã chính thức ra mắt dịch vụ trả góp Fiin Credit với nhiều tiện ích, mở ra xu hướng tiêu dùng mới trong giới trẻ.
Ngày 7/8/2019 tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Đổi mới Công nghệ Tài chính Fiin đã chính thức ra mắt dịch vụ trả góp Fiin Credit với nhiều tiện ích, mở ra xu hướng tiêu dùng mới trong giới trẻ.
Theo thống kê những năm gần đây, mua hàng trả góp đã trở thành xu hướng phổ biến đối với người dùng cả nước, từ thành thị tới nông thôn. Các dịch vụ trả góp hiện đang được cung cấp khá đa dạng, sôi động bởi các tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước và quốc tế với các phương thức phổ biến là hỗ trợ thẩm định tại cửa hàng hoặc online qua thẻ ngân hàng.
Tuy nhiên, các hình thức trả góp trên đang dần bộc lộ một số bất cập, hạn chế và khách hàng cần có thêm hình thức trả góp mới linh hoạt hơn trong bối cảnh công nghệ phát triển và smartphone ngày càng được phổ thông hóa.
CEO của Fiin, ông Trần Việt Vĩnh cho biết: "Bên cạnh các hình thức trả góp truyền thống sẵn có, người dùng sẽ có thêm lựa chọn trả góp thông qua ứng dụng di động vô cùng tiện lợi. Với dịch vụ trả góp của Fiin Credit, nỗi lo thủ tục rườm rà, xét duyệt phức tạp, tốc độ giải ngân chậm sẽ được giải quyết".
![]() |
CEO của Fiin, ông Trần Việt Vĩnh cho biết, với dịch vụ trả góp của Fiin Credit, nỗi lo thủ tục rườm rà, xét duyệt phức tạp, tốc độ giải ngân chậm sẽ được giải quyết". |
Thông qua việc áp dụng các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data), dịch vụ trả góp của Fiin Credit được thực hiện hoàn toàn trên ứng dụng di động. Thủ tục, hồ sơ được thẩm định online hoàn toàn, duyệt 1 lần duy nhất trong 10 phút. Nhờ vào hệ thống thông minh, hạn mức trả góp của người dùng sẽ rất linh hoạt, riêng biệt theo từng cửa hàng, mặt hàng, có thể trả góp cùng lúc nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau và hạn mức lên tới 50 triệu đồng.
" alt=""/>CEO Fiin: 'Fiin Credit “ứng” tiền thanh toán cho khách hàng tiêu dùng chỉ trong 1 nốt nhạc'