Thế nhưng, khi mà các thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên dần dần “nghiện” game onlinethì có nguyên nhân của nó.
Sân chơi dành cho các bạn trẻ đang thiếu, lúc đó nhu cầu ngoài xã hội của bản thân không được đáp ứng đầy đủ; học hành căng thẳng chịu nhiều sức ép; xả hết stress bực bội trong học tập, tình yêu, cuộc sống nên họ sẽ tìm đến game để tìm kiếm niềm vui cho bản thân.
Cuộc sống ảo – thực từ game online
Ai cũng muốn kiếm ra thật nhiều tiền, và sinh viên cũng vậy. Họ cần tiền tiêu, để không thua kém bạn bè nên khi có cơ hội thì họ sẽ chớp lấy. Đặc biệt hơn nữa là các đối tượng mê game, họ có thể làm cày game thuê xuyên ngày đêm, vừa thỏa mãn nhu cầu chơi của bản thân, vừa có tiền nên chả việc gì mà không lao đầu vào làm cả.
>>> Mọi thông tin về game được cập nhật đầy đủ tại các chuyên mục GAME ONLINE ,GAME MOBILE và CỘNG ĐỒNG 360!
Nhiều sinh viên còn bỏ cả học để đến với sự nghiệp game thủ, nhưng đó là sân chơi không lành mạnh, họ sẽ phải đánh đổi cả tương lai, sự nghiêp của bản thân vì những trò chơi vô bổ. Có thể họ sẽ kiếm được nhiều tiền thật, nhưng cuộc sống của họ đó là cuộc sống ảo. Dành toàn bộ thời gian nhập vai vào các nhân vật game, cuộc sống của những cô cậu sinh viên này sẽ bị đảo lộn hoàn toàn trước cuộc sống thật.
Về vấn đề sức khỏe, cày game thuê còn ảnh hưởng nghiêm trọng, phá hủy sức khỏe ngày từng ngày. Việc chơi game liên tục trên máy tính nhiều giờ liên tục gây ảnh hưởng đến mắt, hệ thần kinh,...
Không chỉ có như vậy, khả năng tiếp thu kiến thức cuộc sống, xã hội xung quanh của những con người này cũng kém dần đi. Vì họ dành quá nhiều thời gian cho thế giới ảo.
Vấn nạn lớn hơn nữa đó là thường xuyên xảy ra nhiều vụ thảm sát, chém giết nhau do ảnh hưởng từ game bạo lực. Họ vì sống trong thế giới ảo, suốt ngày bắn, chém giết nhau, vô tình bị ảnh hưởng trong cách ứng xử từ trong game để xử lý cuộc sống thực tại. Nói một cách dễ hiểu hơn thì những game bạo lực đó khơi gợi nên bản chất hung tính của con người, đối xử với nhau bằng bạo lực.
Dành thời gian cả ngày để chém giết nhau trong cuộc sống ảo, từ đó tư duy của họ cũng khác hoàn toàn, suy nghĩ cũng sẽ giống với nhân vật trong game, thế nhưng nhân vật đó không hề tồn tại trong xã hội thực tại.
Biện pháp cần đưa ra là gì?
Có khi nào các phụ huynh nhận thấy chính bản thân mình đã vô tình tiếp tay cho tình trạng “nghiện” game này của con cái hay chưa? Một vấn đề thường thấy hiện nay đó là, nhiêu bậc cha mẹ thường dỗ con khóc, dỗ con ăn cơm bằng việc cho con chơi các trò chơi điện tử trên điện thoại, ipad,...
Vậy nên giải pháp đầu tiên xuất phát từ việc giáo dục con trẻ của cha mẹ, giáo dục cho con thói quen được chơi gì, không nên chơi gì. Bên cạnh đó, hãy thường quyên quan tâm, chia sẻ nhiều câu chuyện với con cái trong cuộc sống, chuyện bạn bè, tình yêu, học tập,...
Phải tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh, sinh viên để họ không phải tìm đến game. Khi thiếu sân chơi họ chỉ biết tìm đến game giải tỏa tâm lý.
Đối với những bạn trẻ, sinh viên nghiện game cần có sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội. Như có sự quản lý chặt chẽ về hoạt động của các quán internet, quy định về độ tuổi để chơi các trò chơi bạo lực, khung giờ hoạt động cho phép...
" alt=""/>Sinh viên “nghiện” game online và cuộc sống ảo – thực