Ngoài "Dũng trọc", 4 bị can khác cũng bị cơ quan điều tra khởi tố về hành vi này, gồm: Lê Xuân Hùng (SN 1982, trú tại phường Đồng Tiến, TP Hoà Bình); Trần Thị Ngọc Quỳnh; Nguyễn Văn Thanh và Khà Văn Linh (cùng trú tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình).
![]() |
Nhóm nghi phạm bị cơ quan công an bắt giữ |
Quyết định khởi tố đã được VKS TP Hòa Bình phê chuẩn.
Công an Hòa Bình cho biết, Dũng "trọc" là một trùm giang hồ chuyên bảo kê nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê. 4 bị can còn lại là đồng phạm của Dũng "trọc".
5 bị can được VKS TP Hòa Bình phê chuẩn khởi tố gồm Nguyễn Văn Dũng, (SN 1968, trú tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) chuyên bảo kê nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê; Lê Xuân Hùng (SN 1982, trú tại phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình); Trần Thị Ngọc Quỳnh; Nguyễn Văn Thanh và Khà Văn Linh cùng trú tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Trước đó, khoảng 1h ngày 11/9, tại quán Karaoke Minh Minh, thuộc xóm 7, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) do Vũ Thị Kim Minh (SN 1973, trú tại phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình) làm chủ, Công an TP Hòa Bình phát hiện bắt quả tang 20 đối tượng có dấu hiệu tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Trong số những người bị bắt quả tang có Dũng "trọc" Hà Đông.
Dũng "trọc" được biết đến là một đại ca giang hồ mạng, thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội với hình xăm đầy mình, tụ tập ăn chơi với nhiều đàn em.
Cơ quan CSĐT, Công an Hà Tĩnh vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam bà Mai Thị Hoa, liên quan vụ nâng khống máy giặt, máy sấy 10 tỷ đồng.
" alt=""/>Khởi tố giang hồ Dũng 'trọc' và đồng bọnCác thành viên của Bosozoku rất thích độ xe môtô. Những chiếc xe của họ thường có yếm xe kích thước lớn, tay lái được nâng cao, tháo ống xả để gây tiếng ồn. Đuôi xe gắn cờ mặt trời mọc của Nhật hoặc logo riêng của các băng nhóm. Sự lai tạp của nhiều phong cách, màu sắc khiến chúng trở nên sặc sỡ và kỳ quặc.
![]() |
Một chiếc xe hơi độ theo phong cách Bosozoku – Shakotan. Ảnh: Youtube |
Sau này, phong cách độ xe môtô Bosozoku còn ảnh hưởng lên cả văn hóa xe hơi. Những chiếc xe hơi mang phong cách Bosozoku thường có ống xả kéo dài và chĩa ngược lên rất ngông ngênh. Gầm xe được hạ thấp, bánh xe được thay bằng loại lốp béo. Tuy nhiên luật pháp tại Nhật không cho phép bánh xe nhô ra khỏi thân xe nên những chiếc xe này thường được ốp thêm một lớp vỏ để nới rộng bề ngang của xe.
Ngoài cái tên quen thuộc Bosozoku, người Nhật còn gọi đây là phong cách độ xe "Shakotan".
Ở thành phố Ebina, tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo khoảng một giờ lái xe, là địa điểm tọa lạc của New Jack, một cửa hàng chuyên độ xe do ông Sato-san làm chủ. Người đàn ông này đã có hơn 20 năm trong nghề, cửa hàng do ông quản lý hiện cũng là gara nổi tiếng trong vùng về lĩnh vực này.
![]() |
Xưởng New Jack trong quá trình độ xe. Ảnh: Jalopnik |
Vào năm 18 tuổi, Sato-san từng sở hữu một chiếc môtô phong cách Bosozoku. Mỗi tối ông đều tụ tập với bạn bè để "gây náo nhiệt". Dù có giai đoạn chơi xe Shakotan nhưng chỉ từ khi làm việc tại một xưởng độ hạ gầm xe hơi theo phong cách Mỹ (lowrider), ông mới biết cách kiếm tiền từ niềm đam mê độ xe.
Sato-san thích được nổi bật giữa đám đông nên những chiếc xe qua tay ông xử lý đều được mang một phong cách riêng. Dần dần, ông trở nên nổi tiếng, cửa hàng New Jack do ông mở ra cũng là điểm đến yêu thích của giới chơi xe.
Ban đầu, để ăn theo trào lưu hiphop những năm 90 tại Nhật Bản, xưởng độ xe của Sato-san chỉ nhận độ xe Mỹ hạ gầm lowrider. Tuy nhiên, ông biết rằng khách hàng luôn chờ đợi một thứ gì đó thú vị hơn.
![]() |
Những chiếc xe sau khi xuất xưởng. Ảnh: Jalopnik |
Từ 15 năm về trước, Sato-san bắt đầu quay về độ xe theo phong cách Shakotan. Mối liên hệ giữa phong cách độ xe lowrider và Shakotan là không rõ ràng và ngay cả Sato-san cũng thừa nhận rằng không có nhiều điểm tương đồng về kiểu dáng giữa 2 phong cách này. Tuy nhiên, Sato-san hiểu rằng những khách hàng yêu thích cả 2 phong cách đều là những người đam mê độ xe.
"Những người thích độ xe thì sẽ luôn độ xe dù họ có đi ô tô hay xe máy" Sato-san phát biểu.
![]() |
Xe độ Shakotan và lowrider. Ảnh: Jalopnik |
Bởi vì không có một trường lớp nào đào tạo về độ xe nên Sato-san đã tự xây dựng phong cách riêng cho mình bằng cách quan sát, chắt lọc kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.
Bản độ Shakotan đầu tiên do Saton-san thực hiện được lấy cảm hứng từ chiếc xe đua Autobacs livery Super Silhouette.
Do không có xe mẫu nên ông đành phải bắt chước theo một chiếc xe mô hình theo tỉ lệ 1/24.
Có thể nói, so với thời kỳ huy hoàng ở thập niên 70, 80, hiện tại phong trào độ xe Shakotan đã giảm nhiều sức hút. Tuy nhiên, những người như Sato-san và đồng nghiệp của ông vẫn muốn duy trì niềm đam mê này như một nét văn hóa độc đáo riêng của Nhật Bản. Truyền thông và mạng xã hội vẫn ủng hộ Sato-san nhưng như vậy vẫn là chưa đủ.
Theo Sato-san, các phong trào chơi xe cũng như thời trang vậy, thị hiếu của khách hàng thay đổi thời gian. Điều đó là không thể ngăn cản được, cũng giống như phong trào chơi xe lowrider cũng đã bị rơi vào thoái trào.
Ngoài ra, chính trị cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của văn hóa độ xe Shakotan. Từ năm 2004, cảnh sát Nhật đã mạnh tay trấn áp việc tụ tập của các băng nhóm ô tô, xe máy do các phàn nàn liên quan đến vấn đề mất an ninh, trật tự xã hội. Cùng với đó, việc đăng kiểm xe ngày càng bị siết chặt.
![]() |
Những người chơi giờ đây chỉ tụ tập để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: Jalopnik |
Hiện tại, thay vì đua xe náo loạn đường phố như trước kia, những người chơi xe Shakotan chỉ tụ tập định kỳ hàng năm tại một bãi đỗ xe riêng để trò chuyện, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Tuy nhiên, theo Sato-san những buổi gặp mặt như vậy cũng không tránh khỏi việc xuất hiện những cá nhân chơi trội, gây mất trật tự khiến những người có tâm huyết chán nản và rời bỏ nhóm.
Đối với tương lai của văn hóa độ xe Shakotan, ông tin rằng hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của những người chơi xe.
"Nếu người chơi không thể giữ trật tự tại những cuộc giao lưu, gặp mặt thì tương lai của Shakotan sẽ rất mờ mịt" Sato-san tâm sự.
Ngân Vũ(Jalopnik)
Trân trọng mời độc giả gửi tin bài cộng tác và video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những đoạn đường dốc ngắn, gấp khúc tại các tầng hầm để xe đã thực sự khiến tôi bị ám ảnh trong một thời gian dài.
" alt=""/>Khám phá văn hoá độ xe Nhật Bản theo phong cách BosozokuLà một trong năm tuyến cáp quang biển chính kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, APG được đưa vào vận hành chính thức, phục vụ khách hàng từ giữa tháng 12/2016, sau 4 năm đầu tư. Có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps, APG có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương. Cáp có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
APG có sự tham gia của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Tuyến cáp APG gặp sự cố trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore vào ngày 30/4/2020. Tiếp đó, vào sáng ngày 23/5/2020, APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7, gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến.
Để khôi phục toàn bộ kênh truyền trên tuyến APG, các đối tác quốc tế sẽ phải khắc phục sự cố trên cả 2 nhánh cáp S9 và S1.7 của tuyến cáp. Theo kế hoạch dự kiến mới được thông báo tới các ISP tại Việt Nam, công tác sửa chữa, khắc phục các sự cố này sẽ được bắt đầu từ ngày 6/6/2020 và hoàn thành vào ngày 11/6/2020.
Đối với AAG, như ICTnews đã đưa tin, chỉ sau hơn 20 ngày kể từ thời điểm khắc phục xong sự cố xảy ra ngày 2/4/2020, tuyến cáp biển này tiếp tục gặp sự cố vào ngày 13/5/2020 trên nhánh S1H, đoạn kết nối từ Việt Nam đi Hong Kong, với vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Vũng Tàu 107,7 km.
Sự cố lần thứ hai trong năm 2020 của tuyến cáp AAG đã bắt đầu được sửa từ ngày 28/5 và dự kiến hoàn thành vào ngày 2/6 vừa qua. Tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa, do phát hiện điểm đứt mới, đối tác quốc tế đã phải lùi thời hạn sửa xong tuyến cáp biển sang ngày 6/6/2020.
Như vậy, nếu việc sửa chữa, khắc phục các sự cố trên 2 tuyến cáp biển APG và AAG hoàn thành đúng kế hoạch, đến ngày 11/6/2020, kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ trở lại bình thường. Khi đó, cả 5 tuyến cáp biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế gồm SMW3, APG (cập bờ tại Đà Nẵng), IA, AAG và AAE-1 (cập bờ tại Vũng Tàu) đều hoạt động ổn định.
M.T
Nguồn tin của ICTnews cho hay trong tuần này, thêm một mạng di động ảo sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Mạng di động này cung cấp trên hạ tầng mạng di động của VNPT, tương tự mạng di động ảo của Đông Dương Telecom.
" alt=""/>Đã có lịch sửa cáp APG, kết nối Internet quốc tế sẽ trở lại bình thường từ 11/6